Tuesday, February 10, 2009

 

Việt Nam: người Công Giáo Việt Nam kháng cự lại Đảng CS?

PARIS 13/11/2008 -- Trong khi quyền lực cộng sản bảo vệ những đặc quyền của những kẻ tham nhũng trong chế độ thì Giáo Hội công giáo là nơi nương tựa của những người thấp bé.

Đây chưa phải là tình trạng đoạn tuyệt của Ba Lan trong những năm 1980 hay hài kịch vui của cha Dom Camillo chống lại ông Peppone (xã trưởng cộng sản Ý). Nhưng tại Việt Nam, từ mấy tháng qua Giáo Hội công giáo trở thành sức mạnh duy nhất có khả năng đứng lên kháng cự lại chế độ của Hà Nội và làm họ phải gập mình lại.

Nằm giữa thủ đô cách, nhà thờ chính toà khoảng 200 mét, trong khu du lịch, phần đất của toà khâm sứ vào thời thực dân Pháp bình thường sẽ là nơi được xây một hộp đêm và sau đó là một siêu thị. Đảng cộng sản đã quyết định như thế, dĩ nhiên họ cũng muốn thử khả năng kháng cự của Giáo Hội về hồ sơ này. Họ đã gặt những gì họ reo: hàng ngàn người tín hữu đã đến tại chỗ chiếm đóng một cách bất bạo động và yên lặng trong nhiều ngày.

Từ thời cách mạng tại Việt Nam, đó là điều chưa bao giờ thấy. Ngày 19/09 vừa qua, Đảng đã nhượng bộ: Đảng đã cô lập cả khu đất với các nhân viên công an được trang bị súng và dùi cui, Đảng gửi những xe ủi tới phá vỡ các hàng rào khu đất, nơi là một biểu tượng lớn đối với những người công giáo. Ngày hôm sau, 10 ngàn người công giáo cùng với các đại chủng sinh quy tụ tại chỗ và cùng hát bài « Kinh hoà bình » của thánh Phanxicô thành Assise. Cuối cùng, mỗi bên đều giữ được mặt mình, bởi vì mảnh đất đã được biến thành… công viên.

Nhờ Thiên Chúa, nhà chung xưa không trở thành nơi buôn bán. Nhờ đảng cộng sản, Nhà Nước việt nam cho thấy họ không nhượng bộ trước sức ép của các đại diện Toà Thánh.

Giữa các quyền lực đã hườm nhau từ nửa thế kỷ, người cộng sản và các giám mục việt nam biết nhau rất nhiều. Tại Hà Nội, họ sống chung một cách cưỡng ép và căng thẳng, thường đau đớn cho những người kitô giáo hơn là nhiệt thành.

Sáu triệu người công giáo việt nam (họ chiếm 7% trong số 85 triệu dân) rất hiệp nhất sau ĐHY của thành phố Hồ Chí Minh Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, 26 giám mục và ĐTGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt.

Bên kia, người cộng sản có hai khuynh hướng: những người bảo thủ già đi theo Đảng cộng sản trung quốc và những người trẻ hơn đi theo sự hậu thuẫn lớn hơn của Hoa Kỳ để Việt Nam khỏi rơi vào móng vuốt của con hổ trung quốc, kẻ thù không đội trời chung từ hơn ngàn năm. Như một nhà báo trẻ Hà Nội nhấn mạnh: « Người Mỹ là kẻ thù của chúng tôi cách đây 30 năm, người Pháp cách đây 60 năm, và người Tầu luôn là kẻ thù của chúng tôi từ 4000 năm nay ».

Sự tranh chấp hiện nay giữa người công giáo và người cộng sản là về những đất đai và cơ sở bị Việt Minh tịch thu năm 1954. Trở lại quá khứ một chút là điều cần thiết để hiểu hiện tại. Sau hiệp định Genève năm 1954 và sự chia đôi đất nước, một triệu người miền Bắc, trong đó có 600 000 người kitô giáo, di cư vào Nam như hiệp định cho phép. Nhưng tại Hà Nội, Giáo Hội công giáo trở nên tan tác, những linh mục cuối cùng thường bị bỏ tù hay hành hạ đến nỗi bị mất trí. Giữa những năm 1980, theo sau Trung Quốc với khoảng cách trễ 5 năm, Đảng cộng sản việt nam đã bắt đầu cho phép một sự giải phóng kinh tế để thu hút các nguồn đầu tư ngoại quốc và do đó được giả như có sự tôn trọng một vài tự do cá nhân. Cho tới giữa những năm 1980, các nhà thờ bị cộng sản đóng cửa. Sau đó là sự thả lỏng từ từ.

Hiện nay, 350 000 người công giáo thường xuyên lui tới nhà thờ tại Hà Nội, 550 000 tại Hải Phòng. ĐGM Nguyễn Chí Linh địa phận Thanh Hoá giải thích: « Trong quá khứ, chúng tôi không thể rao giảng tin mừng cho những người ngoại đạo, từ nay, các chủng viện của chúng tôi đầy người. Giáo Hội của chúng tôi là cộng đồng duy nhất trong nhân dân dám lên tiếng. Chỉ có người công giáo dám biểu tình một cách công khai ! ».

Hiển nhiên, sự đảo ngược của tương quan quyền lực giữa các cán bộ ý thức hệ của đảng cộng sản và người tín hữu đi liền với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, mới trở thành « con rồng nhỏ » trong vùng. Đất nước hiện nay tràn ngập những nguồn đầu tư đến từ Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Singapour và mới đây từ Dubai và Arabie Saoudite. Một nhà ngoại giao âu châu giảit thích: « Nhiều dự án bất động sản tới 40 tỷ đang có hiện nay tại Việt Nam, trong đó có dự án xây một Dubai mới ». Một chuyên gia kinh tế tại Hà Nội thêm: « Việt Nam trở thành nơi rửa các nguồn đầu tư đáng nghi ngờ trên thế giới ».

Trong khu Hoàn Kiếm chung quanh nhà thờ chính toà do người Pháp xây, đất được mua bán với giá 20000 usd một thước vuông, gấp ba lần giá tại trung tâm Bangkok.

Hiển nhiên là trong một hệ thống mà nền hành chính theo kiểu liên sô thích ứng rất tốt với một nền tư bản bóc lột theo kiểu Dickens thì Giáo Hội yêu cầu trả lại những tài sản của mình đã bị tịch thu. Có hàng ngàn tài sản kiểu này trên toàn đất nước.

Tại Huế, thủ đô của thời phong kiến xưa, tiểu chủng viện trở thành khách sạn hạng sang của thành phố. Một nhà thờ tại Hà Nội đã biến thành nơi chứa đồ. Tại Đàlạt, nóc nhà nguyện của đại học có một ngôi sao đỏ được treo lên. Nhà dòng kín Hà Nội trở thành nhà thương. Một nhà nữ tu tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một sàn nhảy; một tu viện tại Huế trở thành một siêu thị. Mỗi mảnh đất có giá như vàng. Một nhà ngoại tây phương giải thích: « Những người kitô hữu đứng tuổi ủng hộ Giáo Hội trong cuộc chiến này, bởi vì sự trả lại các tài sản của Giáo Hội sẽ là một tiền lệ, Đảng cộng sản sẽ bắt buộc phải trả lại hàng loạt các tài sản cho những người chủ cũ ».

Do đó Đảng không nhượng bộ gì cả, nhưng Đảng cũng không ở trong vị trí có quyền lực. Bởi vì kinh tế đang âm ỉ, nó đang có mùi cháy, nó đang bị đe doạ sụp xuống. Đúng là trên các đường phố Hà Nội, giới tư bản mới khoe bầy sự giầu có của họ, họ di chuyển bằng xe Porsch Cayenne; những nhãn hiệu hạng sang tranh nhau những gian hàng của những khách sạn 5 sao; và thành phố, dưới những máy xúc đất của các chủ thầu, mất đi dáng hấp dẫn cổ xưa. Nhưng trong bãi lầy của một nước không được điều hành tốt, chi tiêu công cộng mù mờ không rõ ràng, lạm phát bùng nổ lên tới 27% một năm, những túp lều của những người khốn cùng bên bờ sông Hồng mọc lên như cỏ hoang… và cha xứ nhà thờ chính toà ban phép hoà giải cho 9000 trẻ em một năm, vì Giáo Hội lôi cuốn những gia đình trẻ, vì Giáo Hội trở nên đại chúng.

Lương tháng của một kỹ sư là 100 euro, một bộ trưởng là 250 euro và, như cán bộ trẻ giỏi Hoàng dẫn ý: « Điều này làm khó tránh khỏi sự cám dỗ, bởi vì phải có ít nhất 300 euro hàng tháng thì mới có thể nuôi gia đình mình ». Do đó Việt Nam sống trong chứng tâm thần phân lập, giữa thực trạng của các bộ trưởng đi xe hơi và xây nhà sang trọng và thực trạng của một quyền hành không còn một tí gì là đạo đức. Những cảnh tượng trên đường phố cho thấy điều đó: bạn thấy một người đi xe máy bị công an thổi phạt nhưng ông ta vẫn vừa đi tiếp vừa cười, trong khi người công an chạy hụt hơi để bắt người đó dưới sự chế diễu của đám đông.

Trong khung cảnh hậu cộng sản không luật không quyền này, Giáo Hội phân phát cho người nghèo, quở trách những kẻ có quyền năng, là nơi nương tựa cho bất cứ ai. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là sân khấu lớn nhất của sự trở lại đạo này: những thánh đường to lớn mọc lên trong các thành phố nhỏ. Tại Hà Nội, chỉ cần ĐTGM đặt tượng Đức Mẹ sau hàng rào là cả đám đông kéo đến.

Do đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người công giáo gây lủng củng ngay trong Đảng cộng sản. Điều này biểu hiệu trong mùa thu bằng những loạt chỉ trích gay gắt của các cơ quan tuyên truyền của Nhà Nước đối với ĐTGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Ngài nói: « Những đòi hỏi về đất đai đã lan rộng trên Việt Nam, bởi vì luật pháp không công nhận quyền tư hữu và vì điều này mở ra con đường cho nhiều trường hợp tham nhũng. »

Điều trở thành rõ ràng: Giáo Hội bênh vực những người thấp bé; Đảng bênh vực những đặc quyền của những kẻ tham nhũng. Tất cả những giám mục được tiếp xúc đều có một cách nói tự do tuyệt đối đối với thẩm quyền đang điều hành, như thể là thẩm quyền này đã mất khả năng cai trị.

Dù thế nào, Đảng đang đi vào một trong những biến động cuối cùng, bởi vì hiện nay nhóm cộng sản việt nam bảo thủ bắt buộc phải dựa vào các đồng chí trung quốc để dành thắng lợi trên nhóm đổi mới. Thủ tướng, người đã gặp ĐGH Bênêđictô XVI năm vừa qua, bị suy yếu bởi phe bảo thủ này. Một hồi kết đáng buồn của một đảng cộng sản từ lâu đã có đầy thành tích vẻ vang, nhưng để điều hành đất nước, họ lại cần được sự che chở của Trung Quốc, kẻ thù từ 4000 năm nay.

(Nguồn: Nhật báo Le Figaro, ngày 13//11/2008, François Hauter, đặc phái viên tại Hà Nội)
Lang Biang dịch








<< Home

This page is powered by Blogger. Isn't yours?

Tin Việt Nam

(freevietnews.com)