Friday, October 19, 2007

 

Thỉnh nguyện thư kính gởi Hội đồng Giám mục Việt Nam nhân Đại hội thường niên 8-10-2007



Kính thưa Đức Giám Mục Chủ Tịch HĐGMVN,
Kính thưa Đức Hồng y, hai Đức Tổng Giám mục và các Đức Giám mục

Chúng con là một số linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam trong lẫn ngoài nước ưu tư về tình hình Quê hương và Giáo hội Việt Nam cũng như bức xúc về bao vấn đề nhức nhối đang xảy ra trên đất nước và cho dân tộc. Chúng con kính gởi đến Hội đồng Giám mục một vài ý kiến đóng góp nhân Đại hội Thường niên của Quý Đức Cha sẽ được tổ chức ở Hà Nội từ ngày 08 đến 12-10-2007.
Được biết Thư Chung 2008 sẽ mang chủ đề “Giáo dục Kitô giáo”, chúng con rất lấy làm vui mừng, vì đây là một vấn đề quan trọng và càng quan trọng hơn trong xã hội Việt Nam hiện thời vốn đang chịu sự cai trị của đảng cộng sản vô thần và sự thống lĩnh của ý thức hệ duy vật Mác xít.

1- Nói đến Giáo dục Kitô giáo, chúng con thiết tưởng trước hết cần nói đến Giáo dục dân sự, Giáo dục học đường, vốn là nền tảng nhân bản để xây dựng con người trước khi hình thành con Chúa. Nền Giáo dục dân sự trong chế độ cộng sản VN hiện nay, như Quý Đức Cha đều biết, dựa trên nguyên tắc đã được nêu lên trong Luật Giáo dục năm 2005 (còn hiệu lực) ở Điều 3 (Tính chất, nguyên lý giáo dục): “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa… lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”. Nói thẳng ra, đây là nền giáo dục bị chính trị hóa ngay từ bản chất và từ khởi điểm; nó thay vì đào tạo những công dân tự do cho Đất nước thì lại nặn ra những thần dân mù quáng vâng phục đảng Cộng sản, thấm nhuần cái chủ nghĩa phi nhân sai lạc đã bị nhân loại vứt bỏ và học đòi bắt chước tấm gương ông Hồ Chí Minh, một con người mà theo sử liệu khách quan là một kẻ gian hùng hơn là một vị anh hùng dân tộc, nói thẳng ra là một kẻ đã gây ra bao tội ác trên đất nước và bao tang thương cho giống nòi.

Chúng con rất đau lòng khi đọc lá thư mới đây mà Đức Hồng y Tổng giám mục Giáo phận Sài gòn gởi cho Câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình ngày 22-07-2007: “Sau 30 năm, tôi thấy báo chí thông tin kết quả của một cuộc điều tra xã hội: 30-40% học sinh Tiểu học nhiễm thói gian lận, lừa dối, 40-50% học sinh Trung học nhiễm thói đó, lên Đại học thì tỷ lệ là 50-60%. Trong một lần sinh hoạt với giáo chức công giáo, tôi hỏi tỷ lệ mà báo chí đưa ra có đúng không? Một giáo viên trả lời rằng thực tế thì còn hơn thế. Vậy trong trường đời ngày nay, tỷ lệ ăn gian nói dối, hàng giả, thuốc giả, học giả, là bao nhiêu? ”. Điều này không có gì lạ, vì chủ nghĩa và chế độ CS tự bản chất là gian dối lừa gạt, như lịch sử chứng minh rành rành. Ngoài thói dối gian, trường học Nhà nước CS còn giáo dục cho giới trẻ lòng căm thù. Xưa kia là căm thù giai cấp, rồi đến căm thù đế quốc, nay là căm thù “bọn phản động”, nghĩa là tất cả những cá nhân hay tổ chức nào trong lẫn ngoài nước đe dọa quyền thống trị của đảng Cộng sản. Điều này được dạy ngay trong nhà trường (tiểu, trung lẫn đại học), đặc biệt mỗi khi nhà cầm quyền chuẩn bị tấn công một tổ chức hay cá nhân tranh đấu cho dân chủ nhân quyền nào đó. Ấy là chưa kể việc đoàn viên thanh niên thường có mặt bên cạnh công an và dân quân trong các cuộc đàn áp dân oan khiếu kiện, công nhân đình công hay các nhà dân chủ đối kháng bất bạo động. Điều tai hại hơn cả là Cộng sản làm cho quần chúng nhân dân, đặc biệt giới trẻ, học sinh sinh viên mất tất cả ý chí khí lực, luôn sống trong sợ hãi, không còn dám trình bày quan điểm cá nhân, phản biện những gì đã thu nhận học hỏi, không còn dám nói lên sự thật, tố cáo bất công, vạch trần sai lầm hay tội ác của nhà cầm quyền, dấn thân bênh vực kẻ bị cường hào ác bá, đảng viên cán bộ áp bức bóc lột.

Vậy chúng con xin Quý Đức Cha tiên vàn hãy đòi hỏi nhà cầm quyền hủy bỏ điều 3 Luật giáo dục nói trên, đòi hỏi phi chính trị hóa nền giáo dục học đường và đòi lại trọn vẹn quyền giáo dục giới trẻ cho Giáo hội Công giáo nói riêng và mọi Giáo hội nói chung. Đây là những nhân quyền cơ bản làm nền tảng cho việc xây dựng con người. Bằng không thì việc giáo dục tinh thần Kitô giáo sẽ ra vô ích và uổng công như thực tế đã và đang minh chứng.

2- Giáo dục Kitô giáo, như chúng con hiểu, là làm sao cho mọi Kitô hữu biết hành xử và phản ứng theo tinh thần Tin Mừng khi sống giữa đời, đối diện với các thực tại và vấn đề xã hội. Nghĩa là cần nhấn mạnh việc thực hành bí tích, tham gia phụng vụ, học hỏi giáo lý, đóng góp xây dựng nhà thờ… phải sinh hoa quả là việc dấn thân thực thi công bằng và bác ái trong cuộc sống cá nhân và xã hội, cốt tủy của Tin Mừng và của luân lý Kitô giáo (x. Mt 23,23b). Một việc thờ phượng Thiên Chúa không dẫn tới việc xả thân cho con người, nhất là người bị áp bức, sẽ chỉ là một lối sống đạo hình thức bề ngoài, trống rỗng bề trong. Qua biên bản của Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục ngày 20-6-2007, chúng con được biết Đại hội của Quý Đức Cha sẽ “lập thêm Uỷ ban Giáo dục chuyên lo về Giáo dục Kitô giáo cho Hội đồng Giám mục”, sẽ “xin Uỷ ban Bác ái Xã hội theo dõi các hoạt động thời sự, tình hình xã hội để giúp cho Hội đồng Giám mục có thể lên tiếng trước những vấn đề xã hội” và sẽ đặt ra chức “phát ngôn viên chính thức của Hội đồng Giám mục”. Chúng con hân hoan trước diễn biến mới và cơ cấu mới này, vì quả là cần có một Ủy ban chuyên trách giáo dục Kitô hữu sống Tin Mừng trong xã hội mác-xít, dưới chế độ cộng sản đặc biệt nguy hại này, một Ủy ban thường xuyên nghiên cứu những vấn đề xã hội, nhất là vấn đề công lý hòa bình, như pháp chế đàn áp, chính sách kỳ thị, tham nhũng bóc lột, cường hào ác bá, dân oan khiếu kiện, công nhân đình công, lao nô xuất khẩu… vốn đang nổi cộm và gây bức xúc lòng người cũng như xáo trộn xã hội từ cả mấy thập niên nay. Ngoài ra, việc có một phát ngôn viên chính thức để cấp thời lên tiếng nhân danh Công giáo và đại diện Hội đồng Giám mục trước mọi vấn đề đất nước là điều khẩn thiết, vì ngày càng nổi lên trong xã hội Việt Nam hôm nay nhiều chuyện bất công phi lý không biết giải thích và giải quyết thế nào cho ổn.

Tuy nhiên, như Tòa thánh Vatican có hai tổ chức phân biệt rõ ràng là Cơ quan Đồng Tâm lo vấn đề bác ái cứu trợ và Hội đồng Giáo hoàng Công lý Hòa bình lo vấn đề chính trị nhân quyền trên thế giới, chúng con thiết nghĩ Hội đồng Giám mục cần có riêng Ủy ban Công lý Hòa bình (mà đáng lẽ phải có từ lâu như mọi Hội đồng GM trên thế giới) để đặc trách các vấn đề phát sinh do nạn độc tài, cường quyền, tham nhũng, bóc lột… vốn là căn bệnh trầm kha của chế độ cộng sản. Có được một phát ngôn nhân khôn ngoan và can đảm, thông minh và nhanh nhạy cũng như một Ủy ban Công lý Hòa bình sâu sắc và thấu đáo, dũng cảm và năng động để khai sáng lương tri và hướng dẫn lương tâm dân Chúa cùng dân tộc trước hiện tình xã hội VN thì quả là một lối giáo dục Kitô giáo hết sức hữu hiệu, ngoài ra còn giúp cho việc truyền giáo đạt nhiều thành quả, vì làm cho Giáo Hội nổi bật lên như ngôn sứ của chân lý và chiến sĩ của công bằng.

3- Cụ thể trước mắt, có một vấn đề thời sự khả dĩ nổi cộm trong Xã hội và Giáo hội Việt Nam mà Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục có nhắc tới ngày 20-6-2007 và sẽ đưa vào chương trình nghị sự của Đại hội. Đó là vụ việc linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, một chiến sĩ Phúc Âm đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền từ năm 1983 đến giờ và đã bốn lần bị bắt vào tù Cộng sản. Vụ việc cha Lý đã gây tranh cãi và ly tán lòng người từ nhiều năm nay trong cộng đồng Giáo hội, đặc biệt từ sau phiên tòa “bịt miệng” ngày 30-3-2007 tại Huế và sau chuyến công du của chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ. Thành thử chúng con hy vọng vụ đó sẽ được Quý Đức Cha đem bàn rốt ráo cặn kẽ để đưa ra cho dân Chúa cũng như công luận một phán quyết dứt khoát, đúng đắn, xua tan mọi dư luận bất lợi cho Giáo hội Công giáo cũng như cho chính Hội đồng Giám mục từ bấy lâu nay.

Liên quan đến vụ việc cha Lý mà một vài người trong Giáo hội cho là “làm chính trị, vi phạm Giáo luật, không vâng lời bề trên”, có vụ việc nhiều linh mục từ bấy lâu nay tham gia Mặt trận Tổ quốc là cơ quan ngoại vi của đảng Cộng sản, tham gia các Hội đồng nhân dân huyện, thành, tỉnh, nước (Quốc hội) là những cơ quan của chính quyền Cộng sản. Đây là một điều mà ai cũng thấy đi ngược với Giáo luật khoản 278§3 và 285§3 đồng thời trái với tinh thần bức thư mà Đức Hồng y Quốc vụ khanh Angelo Sodano đã gởi riêng cho Giáo hội VN qua Đức Cha Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 20-05-1992. Thế nhưng, việc tham gia các tổ chức và cơ quan nhà nước thể ấy đã kéo dài rất nhiều năm, thậm chí mới đây còn có hai linh mục được “đảng cử” vào Quốc hội. Vậy mà chúng con chưa hề nghe đấng bậc nào trong Giáo Hội VN lên tiếng phê phán những vị đó là “làm chính trị, vi phạm Giáo luật, không vâng lời bề trên” mà chỉ thấy phê phán một mình cha Lý! Đã thế, chúng con còn thấy nhiều đấng bậc xem ra đồng tình đồng thuận với những sự kiện đó (linh mục tu sĩ tham gia tổ chức và cơ quan chính quyền) qua việc tiếp tục xử dụng và cất nhắc “các chức sắc cả đạo lẫn đời” này vào những trách vụ mục tử quan trọng trong Giáo Phận và Giáo Hội! Chúng con cảm thấy như vậy là quá bất công nên mong ước Quý Đức Cha cần có thái độ công minh, dứt khoát, rõ rệt về vấn đề này.

Dân Chúa đang mong chờ các Thầy dạy của đức tin, luân lý và sự thật -thông qua những vụ việc nêu trên- biện phân thấu đáo thế nào là làm chính trị và không làm chính trị; thế nào là có lập trường chính trị và có hoạt động chính trị, thế nào là chính trị công dân và chính trị đảng phái; biện phân thấu đáo giữa việc thực thi luật yêu thương của Chúa trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước và việc tuân thủ những quy luật của Giáo Hội liên quan đến vấn đề làm chính trị (đôi khi bị hiểu cách phiến diện hoặc sai lạc), cái nào quan trọng hơn. Đây là điểm giáo dục Kitô giáo mà Kitô hữu tại Việt Nam đang cần quán triệt, bởi lẽ nó liên can mật thiết đến nhân quyền, đến cuộc sống hiện tại.

4- Nói đến nhân quyền cho nạn nhân còn sống, không thể không nghĩ tới nhân quyền cho nạn nhân đã chết. Năm 2008 tới đây là thời điểm kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968), một đại tang đau đớn cho toàn thể dân tộc và là một tội ác tầy trời trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, gần 5000 đồng bào tại Huế, đa phần là viên chức, giáo sư, linh mục, tu sĩ, sinh viên, học sinh, dân thường vô tội đã phải chịu một cái chết hết sức oan ức, khủng khiếp, rùng rợn không ai tưởng tượng nổi (như chôn sống, đâm bằng lưỡi lê, dùng cuốc xẻng đập bể sọ, thảy lựu đạn hay xả súng liên thanh vào giữa đám người bị trói…), do bàn tay những đảng viên, cán bộ, bộ đội Cộng sản. Việc tưởng nhớ, cầu nguyện, minh oan cho họ để linh hồn họ được giải thoát, gia đình họ được an ủi là căn cốt trong truyền thống của mọi tôn giáo và nhất là của Kitô giáo. Đây cũng là cơ hội để các đao phủ thảm sát đồng bào bày tỏ thành tâm thiện chí, thống hối lỗi lầm, dọn đường cho việc hòa giải dân tộc cách đích thực. Nhớ lại năm 2002, nhân kỷ niệm 30 năm biến cố Đại lộ kinh hoàng Quảng Trị (1972), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân. Chúng con thiết tưởng Công giáo chúng ta cũng nên nhân cơ hội tưởng niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân để làm nghĩa cử đối với các oan hồn uổng tử đồng bào đồng đạo.

Vậy chúng con kính xin Quý Đức Cha và Hội đồng Giám mục can đảm tổ chức lễ cầu nguyện khắp nơi cho các nạn nhân vô tội, đặt ra một ngày tạm gọi là “ngày nhớ Mậu thân”. Đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản dựng một tấm bia mới tại nghĩa trang Ba Tầng (thành phố Huế), nơi chôn cất hài cốt của hơn 300 nạn nhân, vì tấm bia cũ đã bị phá hủy ngay sau năm 1975. Đề xuất và thực hiện việc tưởng nhớ các nạn nhân Mậu Thân như vậy là một bài học tuyệt vời trong việc giáo dục tinh thần Kitô giáo, kính thưa Quý Đức Cha!
5- Sau cùng, chúng con nhớ lại lời Đức đương kim Chủ tịch Hội đồng GMVN nói trong cuộc phỏng vấn của mạng lưới thông tin VietCatholic ngày 22-04-2007: “Đối với nhà nước thì hằng năm chúng tôi vẫn có cuộc gặp gỡ hoặc có những đề nghị với nhà nước về các vấn đề tự do tôn giáo, văn hóa, đạo đức, luân lý, giáo dục giới trẻ, vấn đề công bằng sự thật. Có khi chúng tôi là đơn vị duy nhất dám nói lên điều đó với nhà nước và chúng tôi vẫn còn tiếp tục nói những điều như vậy”. Việc này là đúng đắn, cần thiết và tốt đẹp. Chúng con cũng biết thêm rằng nhà nước CSVN đã luôn yêu cầu Quý Đức Cha nói riêng với họ, không tiết lộ nội dung ra ngoài. Lý do là họ luôn muốn bưng bít mọi thông tin có thể làm phương hại đến uy danh lẫn quyền lực của đảng và luôn tự cho mình cái quyền đáp trả hay không đáp trả nguyện vọng của dân chúng.

Nhưng chúng con cho rằng Quý Đức Cha nói nhân danh toàn thể Giáo hội Việt Nam, vì ích lợi của cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng dân tộc, chứ không nói với tư cách cá nhân riêng lẻ. Thành thử cách lên tiếng này cần phải công khai, rộng đường dư luận, tín hữu cũng như đồng bào có quyền được biết rõ. Có như thế thì mới quang minh chính đại cho cả đôi bên và mới hy vọng hữu hiệu cho cả Giáo hội và Dân tộc. Còn nếu hàng năm Quý Đức cha cứ viết thư yêu cầu hay đề nghị nhà nước một cách chiếu lệ mà khi viết thì đã biết chắc không có mấy hy vọng hồi đáp, thì đức nhẫn nại suốt mấy thập niên như thế thực là công dã tràng! Chúng con thiết nghĩ cần có phương cách hữu hiệu hơn để Quý Đức cha và quan trọng hơn nữa là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không bị mang tiếng là đã dửng dưng vô tình hay làm thinh đồng lõa trước muôn vạn sai lầm và tội ác có hệ thống đang diễn ra hàng ngày hàng giờ giữa thanh thiên bạch nhật trong chế độ cộng sản vô thần độc tài toàn trị hiện tại.

Kính thưa Quý Đức Cha

Đấy là những ưu tư tâm huyết chúng con mạo muội đệ trình lên Quý Đức Cha, trong niềm thiết tha yêu mến Giáo hội và Tổ quốc, trong sự quyết tâm sống đức tin Công giáo giữa lòng dân tộc, trong niềm mơ ước Giáo hội trở thành men trong bột, muối cho đời, ngôn sứ cho sự thật, chiến sĩ cho lẽ phải và chứng nhân của tình thương giữa lòng xã hội VN hôm nay.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần ở cùng Quý Đức Cha suốt Đại hội thường niên và suốt cuộc đời làm mục tử chăn dắt đoàn chiên của Chúa.
Chúng con xin được phép phổ biến rộng rãi Thỉnh nguyện thư này sau Đại hội Thường niên của Quý Đức Cha.
Làm tại quốc nội và hải ngoại ngày 29-09-2007

Lễ các Tổng lãnh Thiên thần Mi-ca-en, Gáp-ri-en, Ra-pha-en

Chúng con đồng ký tên

1- Têphanô Chân Tín, Linh mục, Sài gòn, Việt Nam
2- Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Linh mục, Huế, Việt Nam
3- Phêrô Phan Văn Lợi, Linh mục, Bắc Ninh, Việt Nam
4- Gioan Đinh Xuân Minh, Linh mục, Mainz, Đức Quốc
5- Phêrô Nguyên Thanh, Linh mục, California, Hoa Kỳ
6- Phaolô Trần Xuân Tâm, Linh mục, Washington DC, Hoa Kỳ
7- Simon Nguyễn An Quý, Nhà văn, Seattle, Hoa Kỳ
8- Gioan Nguyễn Chính Kết, Giáo sư, Sài gòn, Việt Nam
9- Gioan Nguyễn Tri Hồng Ân, Úc châu.
10- Tôma Thiện Cao Trí Dũng, Nhà thơ, Indianapolis, Hoa Kỳ
11- Sebastianô Vũ Linh Huy, Bác sĩ, Boston, Hoa Kỳ
12- Anna Nguyễn Thị Thanh Hà, Sydney, Úc châu.
13- Giuse Trần Văn Cảo, Bác sĩ, Orange, Hoa Kỳ
14- Giuse Nguyễn Xuân Tùng, Nhà văn, Orange, Hoa Kỳ
15- Tooma Trần Việt Yên, Chuyên viên, San Jose, Hoa Kỳ
16- Micae Lê Văn Ý, Lương Tâm Công Giáo, San Jose, Hoa Kỳ
17- Maria Cao Thị Tình, Lương Tâm Công Giáo, San Jose, Hoa Kỳ
18- Phêrô Nguyễn Chính, Nhà văn, Hoa Kỳ
19- Đa Minh Hoàng Văn Thọ, Chuyên viên, Úc châu
20- Maria Ngô Thị Hiền, UB Tự do Tôn giáo cho VN, California, Hoa Kỳ
21- Vinhsơn Việt Sĩ, Chuyên viên điện toán, California, Hoa Kỳ
22- Anphong Bùi Xuân Quang, ký giả, Paris, Pháp Quốc
23- Nguyễn Minh Tuấn, Kiến trúc sư, Oslo, Na Uy
24- Đaminh Hà Tiến Nhất, Nhà văn, San Jose, Hoa Kỳ
25- Micae Lê Văn Ấn, Nhà văn, San Jose, Hoa Kỳ
26- Alex Huỳnh Viết Diệu, Lương Tâm Công giáo, San Jose, Hoa Kỳ
27- Phaolô Nguyễn Long, Chuyên viên, San Jose, Hoa Kỳ
28- Phêrô Nguyễn Quế, Lương Tâm Công Giáo, San Jose, Hoa Kỳ
29- Lôrensô Đặng Đình Hiền, Chủ Tịch Luơng Tâm Công Giáo, San Jose, Hoa Kỳ
30- Giuse Phạm Hinh, Chuyên viên, San Jose, Hoa Kỳ
31- Phêrô Nguyễn Hữu Phương, Seattle, Hoa Kỳ
32- Maria Phùng Ngọc Hiếu, Seattle, Hoa Kỳ
33- Gioan Nguyễn Hữu Hoa, Seattle, Hoa Kỳ
34- Phêrô Nguyễn Hữu Vương, Seattle, Hoa Kỳ
35- Phêrô Nguyễn Hữu Hùng, Seattle, Hoa Kỳ
36- Phêrô Nguyễn Hữu Quốc, Seattle, Hoa Kỳ
37- Phêrô Nguyễn Đức Quảng, Seattle, Hoa Kỳ
38- Maria Nguyễn Xuân Đoài, Seattle, Hoa Kỳ
39- Nguyễn Thị Tuyết Hoa, Bác sĩ, Seattle, Hoa Kỳ
40- Matta Nguyễn Ánh Loan, Seattle, Hoa Kỳ
41- Matta Nguyễn Diệp Anh, Seattle, Hoa Kỳ
42- Anna Nguyễn Thị Quyên, Seattle, Hoa Kỳ
43- Maria Nguyễn Thị Anh Đào, Seattle, Hoa Kỳ
44- Matta Nguyễn Thị Thu Vân, Seattle, Hoa Kỳ
45- Phêrô Nguyễn Đức, Bác sĩ, Seattle, Hoa Kỳ
46- Maria Nguyễn Thị Nghi, Seattle, Hoa Kỳ
47- Phêrô Nguyễn Dư, Seattle, Hoa Kỳ
48- Phêrô Nguyễn Hồng Duy, Seattle, Hoa Kỳ
49- Phêrô Nguyễn Hồng Diệp, Seattle, Hoa Kỳ
50- Phêrô Nguyễn Mẹo, Seattle, Hoa Kỳ
51- Phêrô Nguyễn Hữu Nghiêm, Seattle, Hoa Kỳ
52- Phêrô Nguyễn Hữu Ngô, Seattle, Hoa Kỳ
53- Phêrô Nguyễn Hữu Thanh, Seattle, Hoa Kỳ
54- Giuse Nguyễn Minh, Seattle, Hoa Kỳ
55- Matta Nguyễn T.Tuyết Nhung, Seattle, Hoa Kỳ
56- Đaminh Bùi Hoàng Thư, Seattle, Hoa Kỳ
57- Maria Goretti Trần Thị Vân, Santa Ana, Hoa Kỳ
58- Micae Viễn Việt, Garden Grove, Hoa Kỳ
59- Gioan Giáp Phúc Đạt, Bác sĩ, Seattle, Hoa Kỳ
60- Gioan Baotixita Vương Kỳ Sơn, Nhà văn, New Orleans, Louisiana
61- Antôn, Đỗ Như Điện, Kỹ sư, San Diego, Hoa Kỳ
62- Gioan Baotixita Phạm Hồng Lam, Cố vấn xã hội, Augsburg, Đức
63- Gioakim Lê Tinh Thông, Giáo sư, Westminster, Hoa Kỳ
64- Anê Phạm Liễu Chi, Chuyên viên, California, Hoa Kỳ
65- Phanxicô Xavie Nguyễn Tiến Ích, Kỹ sư, California, Hoa Kỳ
66- Giuse Mặc Giao, Nhà văn, Calgary, Canada
67- Phaolô Nguyễn Ngọc Liên, Cựu Đốc sự, Irvine, Hoa Kỳ
68- Augustinô Ngô Đức Diễm, Giáo sư, San Jose, Hoa Kỳ
69- Maria Trương Thị Mỹ Nam, Cựu giáo chức, Berala, Úc châu
70- Anrê Đỗ Anh Tài, Cựu giáo chức, California, Hoa Kỳ
71- Maria Têrêxa Lê Phạm Mai, Westminster, Hoa Kỳ
72- Gioan Nguyễn Đức Tuynh, San Jose, Hoa Kỳ
73- Phaolô Nguyễn Văn Tánh, Cán bộ nghiệp đoàn, Bruxelles, Bỉ
74- Tađêô Cao Viết Lợi, Cựu Đốc sự, Orange, Hoa Kỳ
75- Elizabeth Phạm Ngọc Mỹ Lan, Aix-en-Provence, Pháp
76- Phaolô Hoàng Đức Hậu, California, Hoa Kỳ
77- Giuse Viễn Việt, California, Hoa Kỳ
78- Catarina Ngô Túy Phương, Folsom, California, Hoa Kỳ
79- Placidous Đặng Công Thành, Folsom, California, Hoa Kỳ
80- Phêrô Nguyễn Tuân, Sacramento, California, Hoa Kỳ
81- Anna Hứa Thị Bạch Ngọc, Sacramento, California, Hoa Kỳ
82- Phêrô Huỳnh Hoa, Sacramento, Hoa Kỳ
83- Maria Võ Thanh Phong, Sacto, Hoa Kỳ
84- Mátta Vivian Huynh, Elk Grove, Hoa Kỳ
85- Huỳnh Quyên, Sacto, Hoa Kỳ
86- Maria Trần Thị Mai, Chicago, Hoa Kỳ
87- Giuse Vũ Văn Thao, Sacramento, Hoa Kỳ
88- Maria Nguyễn Thị Tú, Sacto, Hoa Kỳ
89- Giuse Vũ Văn Điền, Sacto, Hoa Kỳ
90- Maria Nguyễn Thị Phú, Sacto, Hoa Kỳ
91- Giuse Vũ Văn Long, Sacto, Hoa Kỳ
92- Giuse Vũ Văn Linh, Sacto, Hoa Kỳ
93- Giuse Vũ Văn Dũng, Sacto, Hoa Kỳ
94- Giuse Vũ Văn Thăng, Sacto, Hoa Kỳ
95- Maria Vũ Thị Hương, Sacto, Hoa Kỳ
96- Maria Vũ Thị Liễu, Sacto, Hoa Kỳ
97- Maria Vũ Thị Thúy, Sacto, Hoa Kỳ
98- Antôn Đoàn Sĩ Hảo, Folsom, Hoa Kỳ
99- Maria Nguyễn Thị Hạnh, Folsom, Hoa Kỳ
100- Đoàn Thị Hồng Hoa, Folsom, Hoa Kỳ
101- Đoàn Thị Anh Hồng, Folsom, Hoa Kỳ
102- Đoàn Thị Tuyết Hương, Folsom, Hoa Kỳ
103- Trần Văn Nhân, Folsom, Hoa Kỳ
104- Tạ Lộc, Folsom, Hoa Kỳ
105- Đoàn Thị Ánh Tuyết, Folsom, Hoa Kỳ
106- Nguyễn Quý, Folsom, Hoa Kỳ
107- Đoàn Trọng Khanh, Folsom, Hoa Kỳ
108- Têrêxa Nguyễn Trang, Folsom, Hoa Kỳ
109- Nguyễn Lương, Folsom, Hoa Kỳ
110- Đoàn Thị Liên, Folsom, Hoa Kỳ
111- Đoàn Sĩ Thanh, Folsom, Hoa Kỳ
112- Nguyễn Thanh Hùng, Milpitas, Hoa Kỳ
113- Rosa Nguyễn Thị Xuân Hương, Milpitas, Hoa Kỳ
114- Đoàn Sĩ Tâm, San Jose, Hoa Kỳ
115- Đoàn Anh Dũng, San Jose, Hoa Kỳ
116- Đoàn Hoàng Nga, San Jose, Hoa Kỳ
117- Đaminh Bùi Hoàng Thư, Seattle, Hoa Kỳ
118- Đaminh Trần Phong Vũ, Nhà văn, San Jose, Hoa Kỳ
119- Đỗ Thế Kỷ, luật sư, Na Uy
120- Hoàng Duy Hùng, luật sư, California, Hoa Kỳ
121- Mátthêu Trần, Chủ nhiệm Homebound Newsletter Network, Houston, Hoa Kỳ
122- Lorensô Nguyễn Học Tập, Luật sư, Italia.
123- Gioan Nguyễn Phúc Liên, Giáo sư, Geneva, Thụy Sĩ
124- Gioan Baotixita Đoàn Thanh Liêm, Luật sư, California, Hoa Kỳ
125- Phanxicô Xavie Nguyễn Tiến Cảnh, Bác sĩ, Florida, Hoa Kỳ
126- Augustinô Phạm Văn Niên, hưu trí, Seattle, Hoa Kỳ


Tuesday, October 16, 2007

 

Tin mới nhất về tù nhân lương tâm linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý 12-10-2007

Ngày thứ tư 10-10-2007, lúc 6g sáng, bà Nguyễn Thị Hiểu cùng cô Minh, em họ của linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý –lặn lội từ Đồng Nai và Thừa Thiên Huế- đã đến trại K1, Ba Sao, Nam Hà, Hà Nam nộp giấy xin thăm gặp vị tù nhân lương tâm. Khoảng 9g, cán bộ trại giam dẫn cha Lý ra phòng khách.

Không như lần thăm cách đây một tháng của hai linh mục (có hai camera trên tường quay mọi cảnh từ đầu đến cuối và 4 công an canh phòng dò xét cả trong lẫn ngoài - xin xem lại bản tin ngày 10-09-2007), lần này chỉ có hai công an, một ngồi cạnh linh mục Lý và một trong góc ghi ghi chép chép. Kẻ ghi chép này là thiếu tá Nam, người đã luôn được giao nhiệm vụ “chăm sóc” cha Lý kể từ lần tù 2001-2005. Mở đầu, linh mục Lý phân trần:

- Chị và em đừng thấy tôi lần này mặc đồ tù sọc dưa mà tưởng tôi công nhận mình là một tội nhân. Tôi không bao giờ nhận tội cả, và khi ở trong phòng, tôi không bao giờ mặc bộ đồ này! Nay đành phải mặc nó kẻo trại không cho ra gặp hai chị em. Cha Trần Văn Quý và cha Hồ Văn Uyển mới rồi đến trại thăm, tôi đã tính không ra gặp khi nghe trại bắt phải mặc đồ tù, nhưng nghĩ tình anh em từ xa lặn lội đến nên đành phải mặc nó.

Chuyến thăm của hai cha ấy là trò dàn dựng và trình diễn của nhà nước. Họ đã quay camera để khi cần thì trình chiếu với các phái đoàn ngoại quốc. Dù sao, xin chị Hiểu vào gặp hai cha ấy, cảm ơn hai vị đã ra thăm em, rồi nói thêm với cha Trần Văn Quý là nên từ chức thành viên Hội đồng Nhân dân đi. Không làm được tích sự gì đâu!!! Phải thẳng thắn và mạnh dạn đấu tranh với nhà nước may ra mới làm được việc gì cho Quê hương và Giáo hội!

- Chú có biết, bà Hiểu buột miệng, là hình Chú bị bịt miệng đã bay khắp thế giới không?

- Em có biết, biết rất rõ! Em đã dự đoán tình huống ấy nên trong báo Tự do Ngôn luận do em và mấy cha bạn làm, ngay từ số hai đã có hình một người bị bịt miệng và bịt mắt (xin xem dưới). Đó là bản chất của chế độ này. Và em là bằng chứng. Nhưng họ làm thế chỉ hữu hiệu với ai sợ họ, còn đối với ai không sợ thì việc đó vô ích. Đúng là vẫn còn nhiều người sợ họ, cụ thể là không dám nhận tờ Tự do Ngôn luận do chúng em phát hành. Tuy nhiên, tờ báo đó vẫn phổ biến khắp cả Việt Nam, từ Lạng Sơn Hà Nội vào tới Sóc Trăng Cần Thơ!

Ông Triết ông Dũng mới rồi ra ngoại quốc, nói với thế giới là tại VN không có tù nhân chính trị!?! Sao mà không có? Bằng chứng là Nguyễn Văn Lý này đây, là nhiều chiến sĩ dân chủ khác đang bị giam khắp cả Việt Nam đây. Em sẽ ở mãi trong tù cho đến khi nhà nước công nhận là họ có giam giữ tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm!

- Các Đức Giám mục đang họp tại Hà Nội, chú có biết không?

- Thôi đừng nhắc tới các ngài nữa. Các ngài cứ làm việc của các ngài, cứ theo lương tâm và trách nhiệm mục tử mà làm! Nhân đây xin nhắc lại chuyện là hai cha hôm nọ đến thăm em mà khơi khơi mang một chai rượu lễ và một bao bánh lễ rồi khơi khơi thông báo với trại. Trong tù ai mà cho uống rượu! Nên trại đã giữ lại mà không cho em nhận. Em có nói với ông Nam đây là hôm nay hãy trả lại chai rượu nho ấy để chị mang về mà sao chẳng thấy ông mang ra (cán bộ Nam ngồi im lặng).

- Chắc cha Quý nghĩ mình là thành viên Hội đồng nhân dân nên có thế giá, sẽ được nể nang!

- Hừ! Nhà nước này có nể nang ai đâu! Lại càng không nể nang những ai theo họ, làm việc cho họ, thỏa hiệp với họ! Có nể trọng chăng là nể trọng những người đám đương đầu với họ thôi.

- Chú vẫn nhận được quà gia đình gởi qua Bưu điện chứ? Gia đình hỏi thế là vì không thấy Chú hồi âm. Từ ngày chú đi ở tù lần này, gia đình chỉ nhận được một lá thư.

- Em vẫn đều đều nhận được quà gia đình gởi qua bưu điện, và lần nào cũng xin trại cho giấy và mượn bút để hồi âm, nhưng không hiểu sao thư chẳng tới. Có thêm chuyện nữa, sao gia đình chỉ đề trên quà là “gởi ông/anh Nguyễn Văn Lý” mà không đề là “gởi linh mục Nguyễn Văn Lý”?

- Đề như thế, bưu điện nó đâu có cho gởi, nó đâu có chuyển! “Nhà nước ta đâu có giam giữ các nhà tu hành!” À! Trại đã cho Chú nhận sách nguyện để đọc kinh chưa?

- Chưa? Giấy bút còn chưa cho giữ, huống chi là sách nguyện. Họ chỉ cho đọc báo Pháp luật mà gia đình đã gởi thôi. Vì em vẫn trong tình trạng biệt giam hoàn toàn. Phòng thì có lót gạch men lại, để khoe với phái đoàn nào đó sẽ đến thăm. Nhưng tới giờ vẫn chưa thấy ai cả!

Câu chuyện loanh quanh tới gần một tiếng rưỡi đồng hồ. Lúc ghi tên vào phiếu ký nhận đồ thăm nuôi, cha Lý đã viết rõ ràng: “Linh mục Nguyễn Văn Lý, tù nhân lương tâm”. Trước khi giã từ, linh mục còn nói với bà chị và cô em:

- Lần sau đến thăm mà không thấy tôi ra gặp thì hai chị em đừng có ngạc nhiên! Cứ gởi đồ rồi bình tĩnh và an tâm đi về.

Phóng viên FNA tường trình từ Huế, ngày 12-10-2007



Bản tin gởi kèm

Gần một chục công an, mật vụ CSVN mật phục, quây bắt cô Vũ Thanh Phương trong một tiệm Internet trên đường Huỳnh Văn Bánh tại quận Phú Nhuận Sài Gòn

Trưa nay hồi 13 giờ 15 phút ngày 12/10/2007, sau khi làm công việc tại tiệm Thẩm Mỹ Viện Phụ Nữ chuyên sửa sang sắc đẹp và uốn tóc cho khách hàng xong, cô Vũ Thanh Phương đã rời tiệm mà mấy chị em cô làm chủ cửa hàng này và cũng là người trực tiếp làm việc, điều hành. Tiệm Mỹ Viện Phụ Nữ được đặt trên đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, TP Sài Gòn, cô nghỉ trưa đi tới tiệm Cafe Internet tại số 278 đường Huỳnh Văn Bánh gần tiệm Mỹ Viện của nhà để tranh thủ xem thư từ bạn bè gửi cho. Trong lúc cô đang xem thư thì bất ngờ có mấy tên mật vụ an ninh CSVN từ đằng sau ập vào khoá giữ chặt 2 tay cô, đồng thời chúng hô lớn : "Cô Vũ Thanh Phương ngồi yên tại đây, chúng tôi là cán bộ an ninh bảo vệ chính trị đã bắt quả tang cô đang gửi tài liệu và nhận chỉ thị của bọn phản động lưu vong hải ngoại và bọn phản cách mạng trong nước !!! ".

Ngay ít phút sau tốp mật vụ này chúng gọi điện về công an thành phố xin chỉ đạo và tiếp viện thêm lực lượng, tiếp sau đó lập tức có thêm rất nhiều mật vụ, an ninh và công an CSVN thuộc các đơn vị như PA - 38 của sở công an thành phố Hồ Chí Minh, đội an ninh nhân dân quận Phú Nhuận và công an phường 11 quận Phú Nhuận, Sài Gòn kéo đến rất đông... Người ta đếm được tổng cộng có từ 9 -10 tên các loại công an, mật vụ chính trị của các đơn vị trên. Cụ thể có 2 tên công an phường 11 mặc sắc phục ngành tên là Hoàng Ngô Hoài Phương, Ngô Văn Huông và một tên sĩ quan an ninh thuộc bộ công an CSVN - trung ương bộ phận phía Nam tên là Hoà, số còn lại đều là sĩ quan an ninh chánh trị của thành phố và bộ công an mặc thường phục.

Tiếp đó chúng bắt cô ngồi im một chỗ trước máy tính cô đã dùng trong tiệm để chứng kiến chúng mang máy in từ sở công an thành phố xuống và bắt đầu in tất cả các thư từ trong hộp thư cá nhân ra mà chúng sẽ dùng để vu cáo và ghán ghép gọi là những hồ sơ tài liệu phạm pháp vi phạm đến cái gọi là an ninh quốc gia !!! Trong lúc khám xét hộp thư cá nhân của cô Thanh Phương trong máy tại tiệm, chúng đã dùng máy quay camera ghi hình toàn bộ cảnh để là tư liệu và bằng chứng gọi là phạm pháp quả tang ?!

Đến hơn 16 giờ chiều tốp mật vụ và công an trên, chúng dẫn giải cô về trụ sở là đồn công an phường 11 quận Phú Nhuận đặt tại số 238 đường Nguyễn Đình Chính cùng quận để tiếp tục thẩm vấn. Nội dung thẩm vấn xung quanh mối quan hệ của cô với các cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia tranh đấu đòi dân chủ tự do cho đất nước. Đặc biệt chúng đặt vấn đề nghi ngờ cô là một trong những thành viên chủ chốt của Nhóm Phóng Viên Đấu Tranh Vì Công Lý, một Nhóm công dân quốc nội mà đồng thời họ là những dân oan đi khiếu kiện đang gia tăng các hoạt động giúp đỡ đồng bào dân oan Việt Nam tại Sài gòn khá tích cực và hiệu quả. Tốp an ninh chánh trị CSVN rất căm tức những hoạt động của Nhóm này vì họ đã đưa những bản tin, hình ảnh biểu tình khiếu kiện và cả cảnh tuần hành trên các đường phố Sài Gòn trong mấy đợt xuống đường của đông đảo bà con các tỉnh Nam Bộ vừa qua. Vì thế các cơ quan an ninh mật vụ CSVN tìm mọi cách để đàn áp và bắt bớ Nhóm tranh đấu này nhằm dập tắt mọi hoạt động của Nhóm Phóng Viên nghiệp dư. Chúng cho rằng những tin tức và hình ảnh của cuộc đấu tranh sôi động mà hàng trăm dân oan các tỉnh được phổ biến trên mạng internet là vô cùng nguy hiểm cho chế độ độc tài đảng trị CSVN. Vì qua đó dư luận thế giới bên ngoài và trong nước biết được khá chính xác mọi diễn biến và sự thật về các cuộc biểu tình ôn hoà nhưng khá quyết liệt của đồng bào dân oan trong nước hiện nay. Điều đó không phải ai cũng có thể thực hiện được trong bối cảnh chế độ độc tài toàn trị vẫn xiết chặt các quyền tự do thông tin, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do biểu tình...

Các nhà báo quốc tế hay kể cả các nhà báo trong nước lại càng khó khăn tiếp cận với loại thực tế và tác nghiệp với những loại nội dung thuộc đề tài nhạy cảm rất nguy hiểm này, mặc dù không có điều luật nào của luật pháp, hiến pháp cấm đoán hoạt động mang tính chất thuần tuý báo chí của họ....

Đến hơn 19 giờ tối nay các cô Vũ Thiên Nga, Lư Thị Thu Trang và Lư thị Thu Duyên bất chấp chốt canh gác bao vây trước nhà đã đến đồn công an phường 11 đòi vào thăm gặp trực tiếp và tiếp tế đồ ăn, nước uống cho cô Thanh Phương, nhưng công an không cho họ gặp mặt. Sức khỏe cô Thanh phương lúc này rất kém vì cô đã lên cơn đau bao tử, ngất xỉu do đói mệt và bệnh huyết áp thấp do máu thiếu can xi. Bất chấp sức khoẻ của cô yếu kém như vậy, nhưng nhiều công an, mật vụ CS vẫn bắt cô ngồi để thẩm vấn rất căng thẳng như một tội phạm nghiêm trọng và nguy hiểm ...

Khi nhóm chúng tôi thực hiện tường trình bản tin này thì được biết đến 22 giờ 30 cô Vũ Thanh Phương đã gọi điện từ buồng tạm giam giữ của công an phường 11 cho em ruột là Vũ Thiên Nga và cô Lư Thị thu Duyên cho biết : Thiếu tá - phó công an phường 11 tên là Phan Trọng Cường theo chỉ đạo của cấp trên đã ký lệnh tạm giữ hành chánh trong 24 giờ đồng hồ đối với cô với lý do họ vu cáo là cô đã vi phạm luật về an ninh quốc gia, đã có hành vi phát tán các tài liệu chống phá đảng và nhà nước Việt Nam XHCN !!!

Trước các hành vi xâm phạm quyền Con người, quyền tự do dân chủ, quyền bí mật thư tín và điện thoại ...của công dân của tốp an ninh mật vụ CS nói trên, cô Thanh Phương đã cương quyết không ký vào các biên bản, hồ sơ mà chúng đã tự lập ra và tuyên bố sẽ tuyệt thực dài ngày để phản đối công an CSVN đã trắng trợn vi phạm Nhân quyền của công dân.

Dư luận cũng từng biết cách đây gần 06 tháng chị Hồ Thị Bích Khương một công dân Việt Nam quê tỉnh Nghệ An, thành viên của Phong trào đấu tranh đòi dân chủ tự do Việt Nam và cũng là thành viên Khối tranh đấu 8406 đã bị an ninh CS tỉnh Nghệ An phục kích bắt giữ cũng tại tiệm internet tại thị trấn Nam Đàn tỉnh Nghệ An và sau đó chúng đã ra lệnh giam chị suốt từ đó đến nay chưa cho gia đình tiếp tế và thăm gặp...

Mới đây công an CSVN lại bắt giữ công dân Lê Thanh Tùng quê ở thị trấn Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn thuộc ngoại vi Hà Nội chỉ vì anh ủng hộ công cuộc vận động cho tự do dân chủ và nhân quyền ở Việt nam và đến nay không biết công an Hà Nội đã giam cầm anh Thanh Tùng ở đâu....

Thêm sự kiện mới nhất nữa là cựu giám đốc trường đảng CSVN, kiêm trưởng ban tuyên giáo huyện, ông Vi Đức Hồi người dân tộc Tày, quê ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đang bị bao vây, cô lập và khủng bố rất nặng nề có thể sẽ bị công an bắt giam hoặc đấu tố sắp tới...

Qua các sự kiện tiêu biểu và mới nhất trên đây, chứng tỏ ĐCSVN không ngừng gia tăng đàn áp nhân dân trong nước và ra sức ngăn chặn mọi ước vọng Tự do, Dân chủ của mọi người dân cho đất nước chúng ta. Rõ ràng, là đảng và nhà nước CSVN, thực chất họ chỉ là một băng đảng độc tài mafia nhà nước chuyên nghiệp khủng bố và đè nén cả dân tộc ta bằng bạo quyền phi pháp và hết sức thô bạo.

Vậy nên đừng ai hão huyền mơ tưởng rằng trong nội bộ đảng CSVN hiện nay sẽ tự chuyển hoá tiến bộ và văn minh lên, rằng tự họ sẽ nhận thức ra và thức tỉnh rồi sẽ cải cách sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa để hội nhập sâu vào cộng đồng quốc tế, rằng thể chế lạc hậu và lỗi thời này của họ vốn đầy bệnh hoạn sẽ tự vỡ, tự tan rã mà không cần tranh đấu tích cực v.v. và v.v...

Trên thực tế đòi hỏi là tất cả những tấm lòng yêu nước cần đẩy mạnh tranh đấu kiên trì, bền bỉ hơn nữa và chỉ có cách đó mới tạo áp lực mạnh buộc đòi tầng lớp thống trị của đảng CSVN phải lui bước và cởi mở hơn nữa mà thôi...

Chúng tôi sẽ thông tin tiếp tục đến dư luận trong, ngoài nước và quốc tế xung quanh vụ bắt giữ cô Vũ Thanh Phương khi có thêm những tư liệu và thông tin mới.

Nhóm Phóng Viên Đấu Tranh Vì Công Lý tường trình và phổ biến từ đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, Tp Sài Gòn hồi 23 giờ 35 phút ngày 12/10/2007



This page is powered by Blogger. Isn't yours?

Tin Việt Nam

(freevietnews.com)