Saturday, January 26, 2008

 

Tang gia Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Huế, VN, xin chân thành tri ân

Tang gia Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Huế, VN,
xin chân thành tri ân

Quý vị đã đến viếng thăm, phúng điếu tại tang gia :
Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giáo phận Huế
Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Thượng Tọa Thích Chí Thắng, GH Phật giáo VNTN
Các Linh mục linh tông, các Linh mục Huynh đoàn Thánh Tâm, một số Linh mục thân hữu
Tổng Giáo phận Huế
Linh mục Bề Trên và Linh mục Phụ tá dòng Thánh Tâm, Huế
Nữ tu Tổng Phụ trách dòng Mến Thánh Giá, Huế
Đại diện các dòng Thiên An, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Bà Đi Viếng, Phaolô thành Chartres tại Thừa Thiên - Huế.
Đại diện Dân Oan miền Bắc và vô số Thân nhân Bằng hữu xa gần trong nước

Tang gia cũng xin chân thành tri ân
Quý thân hữu của Linh mục PVL từ khắp thế giới
đã gởi điện thư, điện hoa, phúng điếu, chia buồn :
( xin xếp theo thứ tự thời gian nhận điện thư từ 05 đến 12-01-2007 )
Ông Nguy ễ n Tiến Ích, Ông Trần Việt Yên, Ls Đoàn Thanh Liêm, Ông Matthew Trần , Ông Nguyễn văn Lợi ( TM N hóm Hỗ Trợ ), Anh Nguy ễ n Kh ắ c To à n , Gia đình Anh Chị Đức Nguyên , Gia đình cô Trần Xuân , Gia đình cô Hương Trần , Gia đình cô Trần Thị Ngọc , Gia đình cô Thanh Bằng và các gia đình thân hữu , Nhà văn Trần Phong Vũ (TM thân hữu trong nhóm Gioan Tiền Hô và nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân ), Anh Việt Sĩ và gia đình, Chị Quản Mỹ Lan và gia đình, cô Trần Thị Hội và gia đình, Chị Ngô Thị Hiền (Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam), Thi sĩ Cao Trí Dũng, Ông Nguyễn Công Bằng (TM Đảng Vì Dân), Nhà văn Nam Dao, Ông Bà Đỗ Thành Công, Anh Chị Nguyễn Dương+Ngọc Yến và các cháu, ký giả Lê Văn Ấn và gia đình Ông Nguyễn Ngọc Tiên, ÔB. Phan Đình Minh, ÔB. Trần Việt Hải, ÔB. Tạ Xuân Thạc và Đài Saigon-Dallas, gia đình Ông Nguyễn Minh Tuấn, Ban Đại diện Cộng đồng Việt Nam Bắc California, các Hội đoàn, Đoàn thể Quốc gia và Tuần Báo Tiếng Dân, Ông Nguyễn Ngọc (TM Ban biên tập Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền VN), Ông Nguyễn Lê Nhân Quyền (Liên Hội Nhân Quyền VN), Ông Nguyên Hoàng Bảo Việt (Trung Tâm Nhà Văn VN Lưu Vong), Anh Hồ Minh Điệp, Ông Mặc Giao và gia đình, ông Trần Đan Tâm, Thành viên các tổ chức Tu Thư Dũng Lạc, Văn Đàn Đồng Tâm Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Xuân Vinh Foundation, Lê Văn Duyệt Foundation, Nhóm Liên Kết và nhiều thân hữu, Anh Nguyễn Vũ (TM nhóm thực hiện đài Chân Trời Mới), Họa sĩ Lê Cường, Nhà văn Hà Tiến Nhất và gia đình, Giáo sư Lê Minh Nguyên, cựu Trưởng ban Phối hợp Mạng Lưới Nhân Quyền, Bà Lê Phương Thy, Anh Rambo Phạm và gia đình, Thi sĩ Chinh Nguyên (TM Cơ sở Văn Thơ Lạc Việt), Ông Bùi Xuân Quang, Ông Nguyễn Đức Ban và gia đình, Giáo sư Nguyễn Thanh Trang (TM toàn thể thành viên Mạng Lưới Nhân Quyền VN), Ban Điều hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN (Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích), Lm Nguyễn Văn Bính, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Cụ Vũ Cao Quận, Cô Phạm Thanh Nghiên, Anh Lê Ái Quốc, Anh Nguyễn Văn Túc, Tổ chức Lương Tâm Công Giáo, Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Cụ Võ Đại Tôn, gia đình và Chiến hữu Liên minh Quang phục VN, Gia đình Ông Nguyễn An Quý, Giáo sư Phạm Hồng Lam, Bác sĩ Trần Đình Thắng, Nhà thơ Bút Trẻ, Ông Nguyễn Trung Châu (TM Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN), Ông Nguyễn Xuân Tùng (TM Ban Trị Sự Nguyệt San Chính Việt), Gđ Giáo sư Nguyễn học Tập, Gđ Ông Nguyễn hữu Dõng, Gđ Ông Đào văn Bất, Gđ Ông Vũ duy Minh, Gđ Ông Nguyễn quang Minh, Gđ Ông Trần quang Dũng, Gđ Ông Lý thanh Trực, Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên, Gđ Ông bà Đỗ Anh Tài-Liễu Chi, Bác sĩ Vũ Linh Huy và gia đình, Ông Tiếu Vi Lâm (TM Nhóm Phát Hành Bns TDNL tai Vancouver), Luật sư Lê Trọng Quát (CT Việt Hưng Hợp Đoàn), Linh mục Nguyên Thanh, Gđ ÔB Lý Thái Hùng+Trần Diệu Chân, Anh Nguyễn Úy (TM Gđ Cựu chủng sinh Huế và Quảng Trị), Khối 8406 (Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, Văn sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa), Hiền Tài Nguyễn Thanh Liêm (TM Ban Bảo vệ Tự do Tín ngưỡng đạo Cao Đài), Gđ Ông Hoàng Ngọc và Nhóm Thông Tin VN NET, Ông Phạm Hoài Việt, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Linh mục Phan Xuân Thanh, Ông Đỗ Như Điện (Điều hợp viên Phong trào Giáo dân VNHN), Ông Phạm Văn Thanh (TM Hội đồng Điều hành Phong Trào Việt Nam Tự Do), Ông Trần Hùng, gia đình cùng Uỷ Ban Sacramento Yểm Trợ Đấu Tranh Dân Chủ Quốc Nội, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và gia đình, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn và gia đình, Gia đình Ông Bùi Trung Trực, Bs. Nguyễn Tiến Cảnh và gia đình, ÔB Võ Văn Đức+Phan Thiên Ân và các con, Nhà báo Huỳnh Lương Thiện, Ông Võ Minh Cương và gia đình, Nhà văn Du Lam, Gđ Vũ Hữu San, Ông Đoàn Kim (TM Ban Biên tập Vietnam Sydney Radio cùng thành viên Khối 1706), Bà Thùy Mị, Diễn đàn Tiếng nói Tự do Dân chủ cho VN, Cụ Nguyễn Minh Cần, Ông Bảo Giang Bùi Xuân Vũ, Ồng Hồng Quân (TM Khối 1906), Hoàng thân Kiến Hòa Nguyễn Phúc Bửu Chánh và Công nương Phan Liên (TM Đại hội đồng Hoàng tộc VN), Ông Huỳnh Ngọc Tuấn và gia đình, Ông Võ Đình Chương, Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân (TM Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và toàn thể các thành viên Cao Trào Nhân Bản & Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản), Giáo sư Ngô Văn Tuấn (TM Diễn đàn Elite-Freedom, Democracy, Human Rights), Gđ Ông Antoine, Hòa thượng Thích Không Tánh, Thầy Nguyễn Vũ Việt (TM các cháu Lm Nguyễn Văn Lý), Cô Nguyễn Thanh Hà và gia đình, Anh hùng Lý Tống và Ông Lê Ngoạn, Lm Trần Đình Nha, Lm Đinh Xuân Minh, Linh mục Lê Đình Du, Lm Trần Khôi, ÔB Luật sư Nguyễn Hữu Thống, Ông Nguyễn Văn Tân (Chủ tịch Hội Cựu quân nhân QLVNCH Ontario và UB YTPTDC Qu ốc nội Toronto ), Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm và Nhạc sĩ Lê Thanh Tùng, Bác sĩ Trần Văn Cảo (TM NS. Diễn Đàn Giáo Dân), Nhà văn Hoàng Tiến, Ông Phan Thanh (GĐ Thông Tấn VNN), Ông Trần Kim Ẻm (TM Ủy Ban Yểm Trợ Brisbane), Cô Quỳnh Trâm, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia v ùng Montreal , Ông Nguyễn Trường Hưng và Ô/B Trucie Dương (Thành viên Diễn đàn Tiếng nói Tự do của Người Dân Việt Nam), Cô Vũ Thanh Phương, Cô Vũ Thiên Nga, Cô Lư Thị Thu Duyên, Cô Lư Thị Thu Trang và Anh Lương Văn Sinh, Ký giả Ngô Kỷ, Linh mục Trần Đức Phương, M ục sư Nguyễn Công Chính và M ục sư Đinh Thanh Trường (Hiệp hội Thông công Tin Lành các Dân tộc VN), Ông Tôn Thất Sơn và Ông Trần Nam Bình ( BĐH Diễn Đàn Nước Việt ), Phong trào Vận động Dân chủ cho VN (Gs Nguyễn Xuân Vinh, Gs Nguyễn Văn Canh, Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, Các Ông Huỳnh Lương Thiện, Hà Thượng Nhân, Trường Giang, Nguyễn Ngọc Tiên, Phạm Hữu Sơn, Đỗ Doãn Quế, Việt Sĩ, Trần Việt Yên, Nguyễn Nam, Bích Ngọc, Lê Phương, Nguyễn Huy, Trường Kỳ, Hồng Nguyên, Cao Tùng, Nguyễn Trước, Quốc Việt, Đức Nguyên, Xuân Michael, Mai Thảo, Thanh Bang, Đình Trân, Ngọc Trân, Mai Bùi Nguyễn Vicky), Cô Trần Thị Hương (TM Nhóm Yểm trợ Các Nhà đấu tranh Dân chủ), cô Dương Thị Xuân và gia đình, Nhóm Nam Úc, Lm Đào Xuân Thành, Linh mục Trần Xuân Tâm, Văn sĩ Bạch Y, Ký giả Vương Kỳ Sơn, UB Canada Tự do Tôn giáo cho VN (Quý Ông Mặc Giao, Nguyễn Ngọc Bích, Phan Khánh Phương, Nguyễn Xuân Thạch). Cô Lê Thị Kim Thu, Ông Trường Giang UK (TM Khối 101206).




Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất, xin Quý vị niệm tình tha thứ





Đôi lời tâm sự sau lễ An táng Thân mẫu





Kính thưa Quý Thân hữu và Chiến hữu trong lẫn ngoài nước.
Xin cho phép tôi được có đôi lời tâm sự gởi đến toàn thể Quý vị nhân cuộc đại tang của gia đình.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Quý vị đã mau mắn ngỏ lời phân ưu, hiệp thông và cầu nguyện cho Thân mẫu tôi cũng như đã nhiệt thành chia sẻ gánh nặng tang chế của gia đình tôi. Gần 140 điện thư nhận từ khắp thế giới kể từ ngày 05-01 đến hôm nay (12-01) cũng như vô số cuộc viếng thăm phúng điếu tại nhà đã khiến gia đình tôi chìm ngập trong một rừng hoa muôn sắc và nhất là chìm ngập trong một tình yêu mến, quý trọng và cảm thông mà chúng tôi chưa bao giờ dám mơ tưởng. Điều đó chắc hẳn đem lại hân hoan rất nhiều cho Thân mẫu tôi mà giờ phút này, từ chốn vĩnh hằng, đang thấy hết, đang nghe hết và đang cảm ơn tất cả Quý vị. Điều đó cũng đem lại an ủi và hãnh diện rất lớn cho gia đình tôi mà từ phút này trở đi, thấy mình có thêm vô số thân hữu luôn cận kề dù chẳng nghe tiếng hay thấy mặt.
Như người ta thường nói, đang lúc cha là nguồn mạch phát sinh và là lý tưởng vươn tới (cha trời, cha đẻ, cha nào con nấy) thì mẹ là môi trường dưỡng nuôi, hun đúc tinh thần và là bầu khí che chở, bảo bọc cuộc sống (mẹ đất, mẹ trùng dương, mẹ tổ quốc, mẹ giáo hội…). Mẹ tôi đã ra đi, tôi mất một nguồn trợ lực quý giá, một vũ trụ yêu thương, một thiên thần bản mệnh cần thiết cho thân phận và cuộc sống linh mục khá bất bình thường của mình: không nhiệm vụ và nhiệm sở mục tử mà lại dấn mình vào cuộc tranh đấu của toàn dân tộc. Nhưng kể từ nay, hay đúng hơn kể từ nhiều năm nay, tôi có một bà mẹ lớn lao hơn -ngoài Mẹ Giáo hội trên phương diện đức tin- đó là toàn thể những con người mong tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc và đất nước, cụ thể là toàn thể Quý Thân hữu, những vị đang hun đúc tinh thần cho tôi, trợ lực nâng đỡ tôi cũng như đang bảo bọc chở che tôi, nói cách khác đang là hiện thân cho vòng tay và bầu khí của Mẹ Tổ quốc. Thành ra vũ trụ yêu thương của tôi không tiêu tán đi mà lại rộng mở.
Bà Chiara Lubich, một đồng đạo kiệt xuất của tôi từng nói: “Bạn đi với thế gian, mọi người sẽ bỏ bạn! Bạn đi với Thiên Chúa, mọi người sẽ theo bạn”. Tôi xin được cải biên câu đó thế này: “Bạn đi với Cộng sản, đồng bào sẽ bỏ bạn! Bạn đi với dân tộc, đồng bào sẽ theo bạn”. Nhóm chiến sĩ dân chủ tại Sài gòn có lần tâm sự với tôi: “Đấu tranh cho quê hương, phải gánh chịu nhiều gian khổ, nhưng cảm thấy rất hạnh phúc, vì có tình nghĩa của đồng bào trong lẫn ngoài nước”. Và đó là điều tôi đang cảm nghiệm hôm nay, ngay giữa đại tang mất đi hiền mẫu.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Quý thân hữu vì những ân tình thắm thiết, không bao giờ quên được mà Quý vị đã bày tỏ cho tôi và gia đình tôi trong dịp này. Tôi cũng xin cảm ơn các ân nhân sẽ còn tiếp tục cầu nguyện và chia buồn với gia đình chúng tôi trong những ngày tới. Xin vui lòng thông cảm cho chúng tôi về Lời cảm ơn đọc trong Thánh lễ An táng tại nhà thờ Phủ Cam, Huế, ngày 10-01. Vì thời gian phụng vụ không cho phép, chúng tôi chỉ có thể nêu danh một số tổ chức hay tập thể trong nước và hải ngoại đã gởi điện thư chia buồn.
Nguyện xin Thiên Chúa ban phúc lành cho tất cả Quý Thân hữu và Chiến hữu.





Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, 12-01-2008






Một vài tin tức quanh lễ tang của Thân mẫu linh mục Phan Văn Lợi
tại Huế, từ 05 đến 10 tháng 01 năm 2008





Ngay từ tối thứ bảy 05-01-2008, khi tin tức về sự ra đi của Thân mẫu Linh mục Lợi loan đi và nhiều người bắt đầu đến thăm viếng, thì công an thành phố -mặc thường phục- cũng tái xuất hiện gần nhà Linh mục. (Từ mấy năm nay, khi nào có phái đoàn quốc tế tới Huế, hoặc khi có những cuộc tập hợp đông đảo giáo dân Công giáo tại Thừa Thiên hay Quảng Trị, hoặc trong các ngày Chúa nhật 09-12, 16-12-2007 –lúc có biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn- thì công an lảng vảng gần nhà). Họ khoảng 4-5 nhân viên trẻ, quen có lạ có, đóng tại hai chốt (một nhà cán bộ Cộng sản và một nhà giáo dân Công giáo thân cộng), cách tư gia Lm Lợi trên 10m, để theo dõi và thu hình mọi động tĩnh. Thỉnh thoảng có cậu tạt ngang trước cổng nhà, nhìn vào các vòng hoa hay bức liễn đang để trong sân mà gần một nửa ghi tên tuổi những tổ chức hay tập thể dân chủ trong lẫn ngoài nước.
Ban tối các ngày 07, 08, 09-01-2007, có các linh mục bạn đến dâng Thánh lễ cầu nguyện tại nhà và giảng cho giáo dân tham dự, nên công an cũng đến gần, đứng ngoài hàng rào, để nghe trong các bài giảng “có vấn đề” gì không hầu ghi âm nếu cần. Nói chung, các linh mục đều giảng chuyện đạo đức, suy niệm về ý nghĩa sự chết. Riêng linh mục Lợi, trong bài giảng thánh lễ tối hôm 09-01, đã kết luận như sau: “Hôm nay gia đình tôi có tang, vì mất đi một người thân yêu. Nhưng xin Anh Chị Em nhớ rằng: xã hội cũng có tang, khi mất đi một số đồng bào vì tai nạn hay dịch bệnh, như vụ sập cầu Cần Thơ chẳng hạn. Và rồi đất nước cũng có tang, khi mất đi một phần lãnh thổ yêu quý, máu thịt của mình. Đất nước, tổ quốc chúng ta đang gặp đại tang, vì đã mất đi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tay Trung Quốc. Ai trong Anh Chị Em đã biết vụ này rồi thì xin tìm hiểu thêm, ai chưa biết thì cố gắng mà tìm hiểu kỹ lưỡng, bằng nghe đài hay lên mạng. Hôm nay, Anh Chị Em cầu nguyện cho cái tang của gia đình tôi thì xin cũng cầu nguyện cho cái tang của Đất nước là vụ mất hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Amen”.
Chiều ngày 09-01, lúc 4g, Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Đại Diện , cùng Thượng Tọa Thích Chí Thắng, Phó Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo VNT N Thừa Thiên Huế , đã thân hành đến tư gia Lm Lợi để phúng điếu. Đang khi niệm hương, Hòa Thượng đã phát biểu đại ý: cụ bà Nguyễn Thị Duyên (thân mẫu Lm Lợi) ra đi là một sự mất mát, nhưng bà đã để lại một món quà quý giá cho gia đình, cho xã hội và đặc biệt cho Tổ quốc, là linh mục Phan Văn Lợi... Đang khi đàm đạo, Lm Lợi cho biết đã đọc Lời phát biểu ngày 02-01-2008 của Hòa Thượng Thiện Hạnh ủng hộ Bản T uyên cáo c ủa Hội đồng Lưỡng viện GHPGVNTN về Hoàng Sa Trường Sa ngày 27 - 12 - 2007 , linh mục rất lấy làm khâm phục và h ứa sẽ in Lời phát biểu ấy vào bán nguyệt san Tự do Ngôn luận. Tiếp đó ba vị bàn luận về vụ Hoàng Sa Trường Sa, quanh phản ứng biểu tình của nhân dân và hành động trấn áp của nhà cầm quyền. Cả ba cùng chung nhận định: đang lúc Trung Quốc bên ngoài xâm lăng Tổ quốc mà trong nước thay vì đoàn kết chống ngoại xâm, thì đảng CSVN vẫn tiếp tục đàn áp nhân dân mọi giới. Thật không hiểu lương tri và lương tâm, tình dân tộc và nghĩa đồng bào có còn nơi họ hay chăng? T hiệt là tham sân si hết chỗ nói!!!
Khi ông cha đạo tiễn hai ông thầy chùa từ trong kiệt (hẻm) ra đường cái (đường Trần Phú) thì công an tự động quay video liên tục. Đi ngang qua họ, ba vị chỉ mỉm cười vẫy tay chào !
Sáng sớm ngày 10-01, lúc gia đình và thân nhân bằng hữu của Lm Lợi di quan ra đường cái để đưa lên nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam hầu cử hành thánh lễ an táng, toán công an đã tăng quân số lên 14 người (12 nam và 2 nữ, mặc thường phục). Họ không ngớt quay video bằng nhiều máy. Số còn lại trà trộn vào hay đi song song với đoàn rước. Một số đến sân nhà thờ sớm để quay các vòng hoa tươi hay hoa vải của các nơi phúng điếu đang treo quanh các xe tang. Có cậu vào trong nhà thờ trước lễ, thấy những vòng hoa của các “tổ chức phản động” để sẵn quanh cung thánh liền ngang ngược yêu cầu các nhân viên nhà thờ cất đi. Các nhân viên này trả lời: “Đây là của tang gia, chúng tôi không có quyền. Mấy anh cứ nói với tang chủ. Hay nếu ngon lành thì các anh cứ tự động lấy cất đi!” Dĩ nhiên chẳng cậu nào dám!
Thánh lễ cử hành với sự hiện diện của Đức Tổng giám mục, sự chủ tế của linh mục quản xứ chánh tòa Phủ Cam và sự đồng tế của khoảng 70 linh mục. Vì lễ khá trưa (lúc 7g, do trước đó có một lễ cưới), nên giáo dân có phần hơi ít. Tuy nhiên cộng đoàn có “vinh dự” được sự hiện diện của các “bạn dân” cùng ngồi theo dõi hoặc ghi hình dân từ đầu đến cuối, đặc biệt quay video bài giảng rất sống động và rất… phản động của linh mục Nguyễn Hữu Giải và lời cảm ơn chẳng giống ai của linh mục Phan Văn Lợi, đại diện tang gia (hai bài này đã đưa lên mạng), một lời cảm ơn đã làm cho không ít tham dự viên thánh lễ giật thót !!
Khi quan tài và các tham dự viên đám táng leo lên mấy chiếc xe để đi đến làng Ngọc Hồ, quê hương của Linh mục Lợi, nằm về phía Nam thành phố Huế, cách Phủ Cam chừng 10 cây số, tốp công an cũng đi theo, 8 cậu ngồi xe hơi riêng của sở, còn 4 cô cậu đèo nhau trên xe máy. Rồi trên đoạn đường rước bộ từ cuối làng lên đầu làng, nơi có nghĩa trang giáo xứ, các “bạn dân” này cũng bám sát đoàn người, máy quay camera liên tục hoạt động. Nó chỉ dừng sau lời giã biệt tối hậu đối với kẻ chết và lời cảm ơn sau cùng đối với người sống của linh mục Phan Văn Lợi. Lời này kết thúc với câu: “Xin cảm ơn các anh công an hôm nay đã quay phim miễn phí” !?!
Khi rời nghĩa địa lúc gần 11g trưa, mỗi tham dự viên đám táng –tất cả khoảng 300- đều được mời nhận một hộp khẩu phần do tang gia chuẩn bị sẵn. Tốp công an cũng được gia đình vui vẻ mời, và các “bạn dân” cũng hoan hỉ nhận !!!
Hai hôm nay, có người hỏi linh mục Lợi: “Cha có sợ công an mời đi làm việc về vụ mấy vòng hoa và lời cảm ơn không?”. Linh mục Lợi ôn tồn đáp: “Tôi chẳng có gì phải sợ hãi cả, vì mình có quyền công bố tình cảm của bạn hữu gần xa. Mà chắc chẳng có vụ mời mọc ấy đâu! Vì công an Thừa Thiên Huế từ lâu đều biết: mời ông Lợi đi “làm việc” thì ông không đi, đến nhà hạch sách thì ông Lợi không tiếp, hỏi kiểu chất vấn thì ông Lợi không trả lời! Thế thôi!”

Nhóm Phóng viên FNA tường trình từ Huế, 22g ngày 12-01-2008





Đức TGM Nguyễn Như Thể đến phúng điếu
tại tang gia
ngày 08-01 và tham dự lễ an táng
tại nhà thờ Phủ Cam ngày 10-01-2008


Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh và Thượng Tọa
Thích Chí Thắng đến nhà phúng điếu rồi tâm sự
chiều ngày 09-01-2008


Linh mục Nguyễn Hữu Giải giảng trong Thánh lễ
(trước mặt là vòng hoa của Hội Ái hữu Tù nhân
Chính trị và Tôn giáo hải ngoại), và Linh mục
Phan Văn Lợi đọc lời cảm ơn cuối Thánh lễ




 

Thư hiệp thông với Tổng Giáo phận Hà Nội

Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
Thư hiệp thông với Tổng Giáo phận Hà Nội

Kính gởi:

- Đức Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội,

Đồng kính gởi:

- Đức Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, các Đức Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, Lạng Sơn, Thái Bình và toàn thể các Đức Giám mục.

- Quý Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân Tổng Giáo phận Hà Nội.

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ cùng Quý Anh Chị Em giáo dân.

Chúng con ký tên dưới đây là đại diện cho một nhóm linh mục nguyện sống theo tinh thần Đức Cố Tổng Giám mục tử đạo Philipphê Nguyễn Kim Điền, gọi tắt là nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, vốn đã dấn thân cùng với dân tộc tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền từ đầu năm 2001 đến nay, xin có đôi lời gởi đến toàn thể Quý vị:

1- Trước hết, chúng con chân thành hiệp thông với Đức Tổng Giám mục cùng toàn thể Dân Chúa tại Tổng Giáo phận Hà Nội, đặc biệt tại Giáo xứ Chánh tòa, Giáo xứ Thái Hà và Giáo xứ Hà Đông. Chúng con hoan nghênh việc Đức Tổng Giám mục đã gởi văn thư ngày 15-12-2007 cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam để dứt khoát đòi lại đất đai cơ sở của Tòa Khâm sứ vốn là tài sản lâu đời và chính đáng của Tổng Giáo phận Hà Nội. Chúng con hoàn toàn nhất trí với việc cộng đoàn Tổng Giáo phận bày tỏ thái độ đồng lòng với vị Chủ chăn qua việc đặt lại tượng Đức Mẹ trong sân tòa Khâm sứ, lấy chữ ký giáo dân 5 tỉnh thành thuộc Giáo phận và kiên trì cầu nguyện trước tòa Khâm sứ cho đến khi đạt được mục đích. Chúng con cũng hoàn toàn nhất trí với Cha Quản xứ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà lẫn Giáo xứ Hà Đông trong việc bày tỏ sự phản kháng hành vi xâm chiếm tài sản Giáo xứ bằng cách liên tục cầu nguyện, đặt tượng và dựng lều quanh khu vực bị cưỡng đoạt. Đây là thái độ phản ứng, cung cách đấu tranh đầy tinh thần Kitô giáo.

Cùng với Tổng Giáo phận, cụ thể với Tòa Tổng Giám mục và Cha Chánh xứ Thái Hà, chúng con hoàn toàn phản đối văn thư ngày 11-01-2008 của Ủy Ban Nhân Nhân Dân thành phố Hà Nội. Không ai được quyền ngăn cấm, hăm dọa, vu khống “vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng” đối với các Kitô hữu tụ tập cầu nguyện cách trật tự, ôn hòa tại nơi đang bị chiếm đoạt bất công để nói lên quyết tâm đòi lại công lý cho mình. Không ai được quyền biện hộ, bao che cho những cá nhân, tập thể, tổ chức cướp giật đất đai của người khác.

Chúng con xin hiệp lòng với Đức Giám mục Giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN, các Đức Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, Lạng Sơn, Thái Bình cùng mọi tín hữu trong Giáo phận của các ngài; chúng con xin hiệp lòng với toàn bộ Dòng Chúa Cứu Thế và nhiều cộng đồng lẫn cơ quan Công giáo VN khắp năm châu đã mau mắn hiệp thông với Tổng Giáo phận Hà Nội, với 3 Giáo xứ Chánh tòa, Thái Hà và Hà Đông bằng cầu nguyện, gởi thư, mở chiến dịch vận động chính khách quốc tế… Đây là tấm gương đáng được toàn thể hàng Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân Việt Nam trong và ngoài nước noi theo, trong tinh thần Hiệp thông Hội thánh.

2- Tuy nhiên, chúng con cũng buồn lòng phân ưu khi biết tin các Chủ chăn Tổng Giáo phận Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà đã khiếu kiện nhà cầm quyền về chuyện đất đai từ hơn 10 năm qua nhưng vẫn không thấy một hồi âm đáp trả hay thiện chí giải quyết. Chúng con cũng buồn lòng khi thấy hành động đi không mà xem ra lại về không của Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN đã lặn lội từ Đà Lạt ra Hà Nội để gặp giới lãnh đạo chính trị cao cấp; khi đọc những lời tâm sự đầy ão não của Đức Giám mục Giáo phận Thái Bình qua hai bài viết “Niềm vui chưa qua, nỗi buồn đã tới!” và “Bước đầu Hòa giải... đã sớm thất bại”, trong đó Đức Cha không thấy lóe lên hy vọng về việc giải quyết chẳng những các cơ sở đất đai to lớn mà còn vô số các đất đai cơ sở nhỏ của Giáo hội VN. Chúng con cũng buồn lòng khi biết Cha Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế và một số linh mục trong Dòng tại Giáo xứ Thái Hà vẫn bi quan, chán nản vì chỉ sợ mình có thiện chí tuân giữ các điều kiện nhưng về phía bên kia thì sẽ lợi dụng để làm tới, như họ đã từng làm. Chúng con hết sức cảm phục Quý Đức Cha và Quý Cha đã luôn nhẹ nhàng kiến nghị, thành tâm đối thoại và kiên nhẫn đợi chờ, dù vấn đề luôn cấp bách và dù thái độ của nhà cầm quyền và những kẻ chiếm đoạt luôn thiếu thiện chí.

Cùng với tất cả mọi người, chúng con công phẫn trước việc nhà cầm quyền CSVN đã có những hành vi vô luật như dùng lực lượng công an đông đảo bao vây, hăm dọa, đàn áp những người cầu nguyện, như ghi hình, quay phim, phỏng vấn giả, dựng hiện trường giả để lèo lái dư luận theo một hướng khác, như bao che cho những người xâm chiếm tiếp tục xây dựng hay biến dạng hiện trường trên những mảnh đất và cơ sở đang tranh chấp. Chúng con công phẫn trước việc Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra văn thư số 273 ngày 11-01-2007 với giọng điệu kẻ cả, ban ơn, với lời lẽ hăm dọa, trù dập, với lập luận thóa mạ, vu khống hết sức vô lý, phi pháp và thiếu văn hóa nữa. Chúng con công phẫn trước lời tuyên bố ngang ngược của ông Trưởng ban Tôn giáo chính phủ cho rằng chẳng có chuyện “trả lại hay không trả lại”, bởi vì theo ...Luật thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, nên nhà nước sẽ từ từ “xem xét” Giáo Hội “có nhu cầu” bao nhiêu, thế nào thì sẽ “giải quyết” và “ban cho” mà thôi !?!

Những sự kiện, hành động và thái độ đôi bên như vừa nói nằm trong một vấn đề lớn của xã hội Việt Nam hiện thời là vấn đề đất đai. Từ hơn nửa thế kỷ nay, biết bao cơ sở, cửa nhà, đất đai, tài sản của tư nhân lẫn các tập thể, trong đó có tập thể tôn giáo, đã bị nhà cầm quyền Cộng sản VN cưỡng chiếm tịch thu theo một nguyên tắc cai trị hết sức vô lý và tàn bạo: thu tóm vào tay đảng CS mọi quyền lợi và giá trị vật chất lẫn tinh thần của toàn xã hội để bảo đảm sự phục tòng của nhân dân, sự trường trị của đảng CS và sự vĩnh tồn của chế độ. Từ khi đất nước tiến vào kinh tế thị trường, hội nhập thương mãi thế giới, thì việc cướp đất của hàng triệu nông dân, thị dân và của mọi tôn giáo lớn nhỏ dưới chiêu bài “quy hoạch xã hội” “phát triển đất nước” càng gia tăng. Thực chất là để làm giàu cho giới tư bản trắng nước ngoài và giới tư bản đỏ nội địa, tức các đảng viên, cán bộ CS cao cấp cùng thân nhân bằng hữu của họ. Thành ra đây không phải là vấn đề bất ổn dân sinh, bất công địa phương, nhưng là một vấn đề chính trị lớn lao và cơ bản, phát xuất từ chính bản chất độc tài và toàn trị của chế độ CS. Chuyện đất đai nhà cửa của Giáo hội và của người dân (mà hàng triệu đang bị đẩy ra đường) chỉ có thể giải quyết rốt ráo và trọn vẹn khi chế độ độc tài, độc đảng và toàn trị này bị xóa sổ trên đất nước mà thôi.

3- Việc các Giáo hội và các Giáo phận đòi đất cho đạo, việc các thị dân và nông dân đòi đất cho nhà không thể không gợi nhớ việc toàn dân và xã hội đòi đất cho nước đang bị mất vào tay Trung Quốc do sự đồng lõa của nhà cầm quyền Cộng sản VN. Như Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ và Anh Chị Em đều biết, kể từ tháng 12 năm rồi và tháng 01 năm nay, đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã rúng động vì việc Trung Quốc đã chính thức biến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (cùng với quần đảo Trung Sa) thành huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam của họ. Biến cố này đã khơi lại và vạch trần cả một quá trình dâng đất dâng biển cho Bắc triều Đại Hán của chính đảng Cộng sản VN qua công hàm bán nước ngày 14-09-1958, qua hai hiệp định Việt Trung về biên giới năm 1999 và về lãnh hải năm 2000, khiến cho đất nước mất đi gần 1000 km trên đất (trong đó có ải Nam quan và thác Bản Giốc), hơn 10.000 km trên vịnh Bắc bộ và nay là hai quần đảo Hoàng Trường Sa vốn rất quan trọng về an ninh lãnh thổ, an ninh kinh tế và an ninh lương thực. Nguy cơ đất Việt mất đi, dân Nam bị đồng hóa và Tổ quốc biến thành một Tây Tạng thứ hai là chuyện gần kề!

Suốt mấy tuần lễ vừa qua, đã có nhiều cuộc biểu tình trong nước của nhiều giới đồng bào nhưng đều bị nhà cầm quyền ngăn cản, cấm đoán hay đàn áp thô bạo; đã có nhiều tuyên cáo lên án Cộng sản Trung quốc cướp nước và Cộng sản Việt Nam bán nước của không ít cá nhân và tập thể đạo đời nhưng đều bị các cơ quan truyền thông quốc nội im lặng không đăng tải (đang lúc tại hải ngoại thì đồng bào biểu tình, hội thảo… phản kháng cách sôi sục). Đây cũng là nằm trong bản chất và đường lối của một chính đảng chỉ biết giữ quyền lực và quyền lợi cho mình, bất chấp sự tồn vong của đất nước, sự an vui hạnh phúc của toàn dân và sự phát triển chân chính của mọi tập thể dân sự và tôn giáo trong xã hội. Chúng con nghĩ rằng lấy lại việc đất cho nhà, đất cho đạo và đất cho nước là ba bổn phận đi liền với nhau và ba giới đòi đất cần hỗ trợ và phối hợp với nhau. Nước mất thì nhà tan và đạo diệt !!!

Trong tâm tình mến yêu Mẹ Giáo hội và kính trọng Quý Đức Cha và Quý Cha là lãnh đạo dân Chúa, cũng như trong tâm tình mến yêu Mẹ Tổ quốc và kính trọng Nhân dân là chủ nhân đích thực của Đất nước mà chúng con viết lên Thư hiệp thông này.

Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của các thánh nhân tử đạo và các anh hùng tử sĩ, xuống cho Quý Đức Cha và Quý Cha nhiều ơn khôn ngoan và can đảm.

Làm tại Việt Nam ngày 19-01-2008, kỷ niệm 34 năm Tổ quốc mất quần đảo Hoàng Sa và tưởng nhớ 58 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa vị quốc vong thân trong lòng biển cả.

Đại diện nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

- Linh mục Têphanô Chân Tín, dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn

- Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế (đang bị theo dõi tại xứ)

- Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế (đang bị giam giữ tại tù)

- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh (đang bị quản chế tại gia)

V/v vi phạm của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà

Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2008

Giáo hội công giáo Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng hoặc qua các bản văn chính thứ đòi lại các tài sản bị cưỡng chiếm. Đòi lại có nghĩa là được trả lại những gì đã bị cưỡng chiếm. Đòi lại có chính danh của một hành vi thuận đạo lý và hợp pháp chứ không phải là một hình thức quỵ lụy xin xỏ.

Sau cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền năm 1945, một nhà nước ra đời với quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhà nước được lãnh đạo bởi “Đảng Lao Động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin-Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho mọi hành động” (Điều lệ ĐLĐVN năm 1951), thì có nhiều thay đổi trong việc quản lý sử dụng đất đai cho đến nay. Nhiều sự thay đổi trong đó làm người ta thấy nó lạ lùng. Lạ bởi điều đơn giản là không giống những phương pháp, những cách thông thường của sự dịch chuyển sở hữu, mua bán, trao đổi phải dựa trên sự công bằng có thể để xã hội chấp nhận được.

Với đất đô thị, từ chỗ là đất đai, tài sản của tư nhân, tổ chức qua quá trình cải tạo tư bản, cải tạo công thương… phần lớn các tài sản đó đã biến thành của nhà nước, tài sản quốc gia với cụm từ “sở hữu toàn dân”.

Sau khi biến thành tài sản “sở hữu toàn dân” lại dần dần vào tay những quan chức, cán bộ đảng viên bằng nhiều hình thức. Từ chỗ cấp theo căn hộ tập thể, đến việc cấp theo chế độ quan chức. Từ chỗ một căn hộ khi đến Hà Nội và các thành phố để tạm dung những ngày đầu, sau một thời làm quan chức với đồng lương có hạn và luôn thiếu, bằng cách nào đó ai cũng hiểu, các quan chức mua thêm những căn hộ mới, thậm chí có nhiều căn hộ bỏ không hoặc để đầu cơ kinh doanh.

Sự cố tình không đáp ứng này không thể quy trách cho những lỗi lầm hay trì trệ của hệ thống hành chánh nhưng là một họach định và có thể coi đó là đường lối và sách lược của Nhà Nước. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng sự kiện lấy chữ ký của giáo dân bao gồm 5 tỉnh thành thuộc Giáo Phận Hà Nội đã có tiếng vang lớn và chắc chắn đã tác động lên tiến trình giải quyết vu việc Toà Khâm Sứ.

Chiến dịch cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm Sứ bên cạnh Nhà Chung Hà Nội do Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt khởi xướng đã bắt đầu từ ngày 18 tháng 12 vừa qua và được dư luận đặc biệt chú ý, vì mỗi buổi xuống đường cầu nguyện đã có nhiều ngàn giáo dân tham sự. Nay với sự lên tiếng ủng hộ của Giám Mục Nguyễn Văn Hòa từ Ban Mê Thuật, phong trào cầu nguyện có thể không còn giới hạn ở Hà Nội, mà sẽ lan tới vùng cao nguyên.

Việc cầu nguyện xưa nay vẫn cứ diễn ra. Từ khi đất nước vào tay Cộng sản, đất đai tài sản Giáo hội bị chiếm đoạt thì “Đơn xin lại” vẫn cứ đều đều đến hẹn lại lên ở các cơ quan công quyền. Còn hồi âm hay không, phụ thuộc vào ý thích của cơ quan đó, trả lời hay không, cứ… chờ nhé. (Điển hình là mới đây, Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn mới nhận được công văn trả lời văn thư gửi cách đây mới có… 3 năm, thế đã là may mắn chán). Dù luật định về khiếu nại, tố cáo… vẫn đầy đủ và tốn nhiều giấy mực qui định thời gian nhận đơn, trả lời và trách nhiệm các cơ quan thế nào.

Ở Việt Nam, văn bản luật không thiếu, nhưng nếu thực thi đầy đủ, may ra chỉ có luật rừng. Mọi việc, giải quyết hay không, cách nào, phụ thuộc vào ý muốn của đảng Cộng sản. Ngay cả trước khi mở Tòa án, còn phải xin ý kiến bên đảng, và mấy ngành nội chính ngồi họp với nhau xem xét xử thế nào? Và khi đã thống nhất, có nghĩa là vụ án đã xong phần kết luận, án đã bỏ túi, ra tòa trình diễn là xong.

Trước hết, Tòa Khâm sứ Hà Nội, cũng như hàng loạt công trình, đất đai của Giáo hội không phải mới bị chiếm gần đây, mà đã hơn nửa thế kỷ nay. Việc sử dụng những nơi đó làm chốn ăn chơi vẫn cứ diễn ra đều đều bất chấp sự phản ứng của giáo dân và Giáo quyền.

Hàng năm, việc đơn từ xin lại không có nơi nào giải quyết vẫn cứ là bài ca muôn thuở. Nhưng với bản tính nhẫn nhục, khiêm hạ của mình, Giáo hội Công giáo vẫn kiên nhẫn chờ đợi một sự thiện chí, một đường lối hướng thiện khi Việt Nam bước vào sân chơi thế giới, sẽ nhìn ra lẽ phải, biết tôn trọng phẩm giá con người, để tiếng kêu của giáo dân sẽ được chấp nhận.

Việc đó đã thật sự là một cú đánh thẳng vào mặt Giáo hội và giáo dân. Văn thư phản đối quyết liệt, vẫn chỉ nhận được sự im lặng đáng sợ. Hình như qua đó, họ muốn thể hiện thái độ của mình: “Không chấp” với những người mà họ cho là luôn luôn sợ hãi, bạc nhược.

Những phản ứng của Hàng Giáo phẩm và giáo dân Hà Nội thật ôn hòa, thật hòa bình, bằng phương châm: “…đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm, …” thật là một sự khôn ngoan sáng suốt. Họ là những người dân hiền lành, chất phác, nhưng khi họ hiệp thông cầu nguyện, sức mạnh của họ đã làm cho lắm kẻ kinh sợ, và không một thế lực nào có thể đè bẹp, kể cả cái chết.

Điều đó phản ánh một nội bộ không thống nhất, sự chỉ đạo không có tính kiên định hướng thiện của hệ thống công quyền Hà Nội, thể hiện não trạng quá lạc hậu với thời cuộc, lạc hậu ngay với chính những nhận thức của giáo dân Hà Nội nói riêng, cũng như nhân dân Việt Nam nói chung.

Với giáo dân và Giáo hội, đến nay, đã vượt qua giới hạn chịu đựng cuối cùng từ lâu, nên chắc chắn họ sẽ không dừng lại ở chỗ chỉ để giữ nguyên hiện trạng bị cướp đoạt như trước. Người dân, nhất là giáo dân, họ đã ý thức được những giá trị của chính con người: Tất cả mọi con người, được Thiên Chúa dựng nên, đều bình đẳng và cần được yêu thương.

- Theo lời ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng ban Tôn giáo Việt Nam thì không có chuyện “trả lại hay không trả lại”, bởi vì theo Luật đất đai thì... đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân do nhà nước quản lý, nên để từ từ nhà nước xem Giáo Hội “có nhu cầu” dùng hay không thì nhà nước sẽ “xem xét” và “giải quyết cho”, chứ không có chuyện trả hay không trả!

Vào ngày 11 Tháng Giêng, VietCatholic News cho biết: “Chúa Nhật vừa qua (6 Tháng Giêng), đông đảo anh chị em giáo dân đã tổ chức một buổi cầu nguyện đông đảo trước Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Ðông để yêu cầu nhà nước sớm hoàn trả nhà xứ của giáo xứ Hà Ðông mà nhà nước đã chiếm dụng làm trụ sở. Giáo xứ Hà Ðông, nơi đang diễn ra cuộc tranh chấp, thuộc Hạt Hà Tây, Tổng Giáo Phận Hà Nội. Từ 20 năm nay, giáo xứ Hà Ðông đã liên tục làm đơn đòi lại nhà xứ bị chính quyền chiếm dụng làm trụ sở ủy ban nhân dân từ năm 1977”.

Cơ sở của Dòng Chúa Cứu Thế ở giáo xứ Thái Hà đã bị nhiều cơ quan nhà nước chiếm dụng. Trong đó có công ty may Chiến Thắng của thành phố Hà Nội và công ty này đã cắt phần đất không phải của mình thành nhiều lô nhỏ để bán cho những người khác xây nhà.

Theo VietCatholic News, gần đây, nhà nước đã cử một số viên chức đến điều đình nhằm giải quyết yêu cầu trả lại tài sản của Tổng Giáo Phận Hà Nội, trong đó có Tòa Khâm Sứ và phần nhà đất của Dòng Chúa Cứu Thế đang bị chiếm dụng.

Tuy nhiên từ diện tích ban đầu 60,000 mét vuông, nhà dòng chỉ còn giữ được 2,700 mét vuông là nhà thờ hiện nay. Hầu hết các cơ sở và đất của dòng đã bị nhiều cơ quan khác nhau từ trung ương tới địa phương chiếm dụng.

TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

Số: 08-VP/TGM 003

V/v. Phản bác Văn thư UBND/HN

Ngày 14 tháng 01 năm 2008

Kính gửi: Bà Ngô thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà nội

Thực ra việc giáo dân cầu nguyện rất trang nghiêm không hề làm mất trật tự. Không có hô hoán cũng không có một lời phản đối chính quyền hay một biểu ngữ. Chỉ là cầu nguyện thuần túy. Cầu nguyện vì bị đối xử thiên lệch.

Muốn giải quyết vấn đề phải giải quyết từ gốc chứ không phải từ ngọn. Gốc đó phải là sự công bằng. Chúng tôi không mong gì hơn là chính quyền công minh để người dân yên tâm sống an vui hạnh phúc.

Chiến dịch Vận động với Nghị sĩ và Dân biểu Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ Giáo Hội tại Việt Nam

VietCatholic News (Thứ Bảy 12/01/2008)

Bản đề nghị Call to Action cho qúi vị sử dụng tiếng Anh

Kính Thưa Quý Vị:

Trong tinh thần hiệp thông một cách tích cực và liên đới với những người Công Giáo, Hà Nội và với Giáo Hội Mẹ tại Việt Nam, chúng ta – những người Công Giáo Việt Nam, (và các các tín hữu các tôn giáo bạn nữa) – hiện đang sống tại Hoa Kỳ, Đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau ra tay và hành động để yểm trợ thêm khí thế cho các tín hữu Công Giáo tại Tổng Giáo Phận Hà Nội, qua những công việc tích cực cụ thể, thiết thực, và can trường hơn nữa.

Ngoài việc hiệp thông qua lời cầu nguyện mỗi ngày, còn cần trực tiếp liên lạc với các Ông/Bà Thượng Nghị Sĩ, hay các vị Dân Biểu Hoa Kỳ của chúng ta, để nhờ họ gây áp lực với chính phủ Cộng Sản đương thời ở Việt Nam để chính quyền nước này phải tôn trọng luật pháp mà họ đã đề và áp đặt ra cho công chúng.

Tuy nhiên cũng có người lo sợ và phản ánh nỗi búc xúc rằng giả như trường hợp Đức Cha Nhơn không đạt được một giải pháp toàn diện với chính quyền về vụ tài sản và cơ sở của Giáo Hội --không riêng gì Giáo hội Công giáo, mà là tất cả tài sản và cơ sở của các Tôn giáo khác nữa-- có nghĩa là chỉ đồng ý việc trả lại một vài cơ sở trọng yếu của Giáo hội mà quên đi vấn đề của các giáo phận, các giáo xứ khác, thì "vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn và chưa chắc gì vụ việc này sẽ làm tăng hay sẽ làm giảm đi uy thế và vai trò của vị Tân Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đó là lời phát biểu của một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế về tham dự buổi lễ khánh thành hôm nay nhận định như vậy.

Trước khi kết thúc thánh lễ, Cha Cao Đình Trị, Giám Tỉnh DCCT giải trình cho quan khách biết đại khái rằng: "Khu đất đang tranh chấp không phải do nhà thờ hiến cho nhà nước, nhà nước cũng không có quyết định trưng dụng, hay tịch biên tài sản của nhà thờ. Thời chuyên chính vô sản nhà nước lấy nhà và đất ở đây giao cho Xí nghiệp Dệt Thảm len sử dụng. Đấy là vấn đề lịch sử quá khứ, còn nay là thời đổi mới, thời xây dựng một đất nước công bằng, dân chủ và văn minh, cho nên đã đến lúc chính quyền phải trả lại khu đất này".

Trong khi đó, ba anh khác đang đứng trước cửa lều bạt nói chuyện với một linh mục và một nhóm giáo dân. Một anh nói: “Xin cha sớm kết thúc cho chúng con được về với vợ con, năm hết tết đến lại rét mướt thế này!” Vị linh mục nói: “Mau hay chóng là tuỳ thuộc ở chính quyền chứ đâu phải ở giáo xứ chúng tôi, chính quyền có bộ máy quyền lực, có luật pháp, có quân đội, có công an... Còn chúng tôi cũng chỉ là nạn nhân”. Một bà khác nói: “Chúng con sẽ ở đây cho đến khi nào đòi được công bằng thì thôi!”

Liệu việc huy động tới hơn 300 công an cảnh sát đến uy hiếp giáo dân Thái Hà có phải là yêu dân?

Đáng tiếc là ngày 11-1 vừa qua, trong Công văn Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội gửi Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Giám mục Hà Nội, bà Phó Chủ tịch UBND HN Ngô Thị Thanh Hằng đã không chịu lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của người dân Công giáo, mà lại kẻ cả quy kết cho việc cầu nguyện đòi công lí của người dân là lợi dụng tôn giáo. Rồi bà Phó chủ tịch còn đe dọa xử lí theo pháp luật.

Khi người dân Công giáo Việt Nam cầu nguyện đòi lại tài sản của Giáo hội thì không chỉ có nghĩa là họ đấu tranh cho quyền lợi của riêng Giáo hội. Nghĩ như thế sẽ dễ tạo nên cảm giác đối đầu giữa Giáo hội và Nhà nước. Tôi muốn khẳng định, khi giáo dân cầu nguyện đòi lại tài sản của mình hay người dân đấu tranh chống lại những bất công là họ đang hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và chính phủ xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Theo tin “hành lang” tôi được biết: ngày 14-01-2008, Thủ Tướng chính phủ, ngài Nguyễn Tấn Dũng, đã cho mời Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) và Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt - Tổng Thư ký HĐGMVN tới Phủ thủ tướng để bàn về đất đai mà HĐGMVN đã xin sở hữu lại.

cầu HĐGM ra lệnh cho các nơi đang có đất tranh chấp phải ngừng các buổi cầu nguyện. Chính phủ hứa sẽ lập một Ủy ban gồm các bên hữu quan để cứu xét và mau chóng giải quyết các nơi tranh chấp.

Đứng trước những đề nghị trên, các vị Giám mục có mặt chắc đã hoan nghênh và cảm tạ thiện chí của Nhà nước, song không dám cam đoan ra lệnh cho các địa phương ngừng cầu nguyện

• Những khu vực đã được nhà nước hứa trao trả (mà nên nhanh chóng thực hiện) phải giữ nguyên hiện trạng, không được thay đổi, xây cất hoặc lấn chiếm.

• Tạo điều kiện cho những người có liên quan tới các buổi cầu nguyện có được cuộc sống bình thường như trước (như cho họ tạm trú, nghỉ trọ… ). Không nên tiếp tục điều tra, thẩm vấn hay có thái độ kỳ thị đối với những người này.

Đàng khác việc họ không diễu hành qua các đường phố khác mà chỉ cùng nhau hội tụ khỏang 1 giờ trong phạm vi khu bất động sản đang bị chiếm giữ độc đoán trong thời điểm quá khứ lịch sử đau buồn, không thể quy trách làm mất trật tự công cộng. Việc tụ tập cầu nguyện và hát thánh ca để mong mở lòng những người có trách nhiệm có được những quyết định công bằng và hợp lý, đâu phải là điều cấm kị hay vi phạm pháp luật.

Từ Hồng Y tới Các Giám Mục thuộc các giáo phận khác nhau từ nhiều năm nay vẫn kiên nhẫn chờ đợi sự hợp tác và thiện chí của chính quyền giải quyết nguyện vọng chính đáng của các Cộng Đồng Công Giáo do các vị đại diện. Các Ngài đã chứng tỏ mềm mỏng, bao dung đầy tình nghĩa và cảm thông so vơí cung các hành xử có tính cánh đối đầu của Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội ?

Sự việc Đức Cha Chủ tịch rời Hà Nội mà không có lời tuyên bố hay trình bầy về kết quả nào chính thức và diễn biến ra sao, điều này có thể xem như tình hình giải quyết vấn nhà đất Toà Khâm Sứ chưa có gì dứt điểm và rõ ràng. Điều này cũng cho thấy là sứ mạng của Đức Cha Chủ Tịch có thể đã không đạt được kết quả như Giáo hội hay Chính quyền mong muốn, hay cũng có thể là đã đạt được một số những điểm chính nào đó nhưng còn tồn đọng lại một số những điểm khác mà còn cần thời giờ thêm để bàn hỏi. Chúng ta không biết được kết quả như thế nào.

Linh mục Trần Công Nghị: Vâng. Cái thư của bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội, rất là sai trái, bởi vì trong thư đó bà ta có vẻ trách Hội Đồng Giám Mục và đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục cũng như giáo dân Hà Nội đến cầu nguyện ở trước Toà Khâm Sứ là trái luật, không có một cái luật nào trong chính quyền nói rằng không được phép cầu nguyện cả.

Hà Nội là Đức Cha Kiệt đã vào gặp, và cũng đưa ra một số đề nghị để giải quyết vấn đề. Nhưng mà kết quả thì chưa đi tới, bởi vì nó cũng phải tuỳ thuộc các giáo phận khác ở Việt Nam nữa, bởi vì những phần đất chính quyền đã sáp nhập hoặc là mượn tạm của Giáo Hội rất là nhiều, cho nên vấn đề giải quyết về đất đai thì chắc chắn phải sâu rộng hơn.

“Trong vấn đề này chúng tôi ủng hộ các cụ và mong sớm được giải quyết, nhưng còn vướng mắc một vài vị lãnh đạo cấp cao ở bên phía thành phố, mà các vị cán bộ cao cấp đó lại có “chân” trong Bộ Chính trị… Chúng tôi chỉ là cấp dưới, làm sao có thể “qua mặt” họ được ?”

Thì ra câu nói: “Dân làm chủ, nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo” ở đây đã rõ nghĩa. Anh ta cũng chỉ là một cán bộ “nhỏ” trong bộ máy quản lý của Nhà nước, còn Đảng mới là người lãnh đạo mọi đường hướng. “Lực bất tòng tâm”, biết làm sao được?! Nghĩ như vậy, tôi đứng lên từ biệt vị cán bộ ra về mà lòng nặng trĩu nỗi buồn của một người với vai trò trung gian – đã bước đầu thất bại…


Thursday, January 03, 2008

 

TUYÊN CÁO

TUYÊN CÁO
của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền về về vụ việc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Với trách nhiệm của công dân Nước Việt và công dân Nước Trời, với lương tâm của người tu hành đang sống giữa lòng Tổ quốc Dân tộc, chúng tôi, những linh mục Công giáo nguyện theo tinh thần của Cố Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, vị tử đạo dưới chế độ Cộng sản, gọi tắt là Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, long trọng tuyên cáo trước Quốc dân Đồng bào về vụ việc chấn động lòng dân kể từ hôm 2-12-2007, khi nhà cầm quyền Trung Cộng chính thức công bố biến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành huyện Tam Sa, trực thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.
Trước hết, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền chúng tôi nhận định rằng:
1- Do mù quáng chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản quốc tế đại đồng, đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, với tâm thức nô lệ, trước hết đã một lòng suy tôn, thần phục và khiếp sợ đảng Cộng sản đàn anh Trung quốc cũng như lãnh tụ của đảng này là Mao Trạch Đông, xem ông ta như kẻ không thể sai lầm; thứ đến đã coi thường sự toàn vẹn lãnh thổ, xóa nhòa các biên cương tổ quốc, chẳng lưu tâm đến mộng bá quyền ngàn năm của Bắc triều Đại Hán. Đây là tinh thần vong bản dẫn đến thảm trạng vong quốc.
2- Do mưu tính thực hiện ý đồ bành trướng Đế quốc đỏ qua việc cưỡng chiếm cho được Việt Nam Cộng hòa, các lãnh đạo CSVN đã ra công hàm ngày 14-09-1958, công nhận lời tuyên bố của Trung Quốc mười hôm trước đó về chủ quyền của họ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để được đảng CSTQ cung cấp lương thực, vũ khí, quân dụng hầu tiến đánh miền Nam. Đây là việc bán đất biển tổ tiên để tậu phương tiện bành trướng một chế độ phi nhân bản, phản dân tộc.
3- Trượt dài trên con đường bán nước để giữ ghế, thần phục Trung Quốc để mua lấy sự bảo trợ, đảng CSVN đã tự tiện ký Hiệp ước lãnh thổ ngày 30-12-1999 và Hiệp ước lãnh hải ngày 25-12-2000 với Trung Quốc, không cần bàn hỏi với quốc dân đồng bào, khiến cho đất nước mất đi mười mấy ngàn cây số vuông mà bao anh hùng, chiến sĩ Dân tộc qua mấy ngàn năm đã gầy dựng và bảo vệ bằng mồ hôi, xương máu. Đây là thái độ chà đạp sự hy sinh của tiền nhân, vô ơn với công đức của tiên tổ và khinh mạn ý kiến của toàn thể dân tộc.
4- Cũng do tâm địa bảo vệ chủ nghĩa Xã hội và bành trướng chế độ Cộng sản mà không lo bảo vệ an sinh Dân tộc và giữ gìn bờ cõi Quê hương, chỉ lo mất Đảng mất ghế mà không lo mất Nước mất Dân, nhà cầm quyền CSVN từ đó đã chẳng còn bận tâm bảo vệ sinh kế và sinh mạng của cư dân vùng biên giới phía Bắc cũng như ngư dân vùng duyên hải phía Đông, chẳng dám phản đối việc Trung Quốc xâm phạm tài nguyên trên khu vực biển của đất nước, mù quáng chạy theo Trung Quốc trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, luật pháp, xã hội…, nhắm mắt tuân hành mệnh lệnh chủ nhân phương Bắc là cấm cản các cuộc biểu tình trong nước đòi lại lãnh thổ. Đây là cách hành xử nhu nhược, nô lệ, vô trách nhiệm, đánh mất uy lực quốc phòng, làm tan uy tín quốc gia.
Do đó, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền chúng tôi lên tiếng kêu gọi:
1- Đảng CSVN cần ý thức rằng toàn thể đảng và toàn bộ công cụ của đảng (quốc hội, tòa án, chính quyền, công an, quân đội, báo chí, tôn giáo quốc doanh) không đủ uy dũng trên mặt trận quốc phòng và thế lực trên mặt trận chính trị ngoại giao để bảo vệ Tổ quốc giang sơn, mà cần tới sự chung sức chung lòng của toàn thể 85 triệu Dân Việt trong nước và hơn 3 triệu Người Việt hải ngoại không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc.
2- Đảng CSVN do đó cần chấm dứt ngay việc sách nhiễu, quản chế, giam cầm các nhà đấu tranh dân chủ và tu hành đối kháng; trả lại tài sản, quyền lợi và danh dự cho thị dân bị cướp nhà, nông dân bị cướp đất, công nhân bị cướp lương; từ bỏ dự tính lường gạt công sức và ý đồ thao túng cộng đoàn của Người Việt hải ngoại; thôi ngăn cản, hăm dọa, đàn áp các học sinh, sinh viên, trí thức, dân oan, văn nghệ sĩ, các chiến sĩ dân chủ… biểu tình đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa suốt mấy tuần lễ vừa qua, kể từ Chúa nhật 09-12-2007 và trong những tháng ngày sắp tới.
3- Đảng CSVN cần hủy bỏ ngay điều 4 cũng như nhiều điều mâu thuẫn phi lý trong Hiến pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia cứu quốc của toàn dân, gồm mọi thành phần dân tộc, mọi cộng đoàn tôn giáo, mọi đảng phái chính trị, mọi tổ chức công dân trong lẫn ngoài nước. Tiếp đó là triệu tập Hội nghị Diên Hồng mới để đảng tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa ngoại lai, chế độ sai lầm, tạ lỗi và hòa giải cùng dân tộc, trao quyền lãnh đạo cho toàn dân trong một thể chế dân chủ tam quyền phân lập và đa đảng đa nguyên. Tân chính thể và tân chính quyền này sẽ lập tức tuyên bố hủy bỏ mọi văn kiện sai trái về biên giới và lãnh thổ, đệ trình vụ việc ra Liên Hiệp Quốc, Tòa án Quốc tế đồng thời động viên mọi lực lượng giữ gìn bờ cõi.
4- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước nhanh chóng kết hợp thành một khối để bảo vệ Giang sơn và Giống nòi. Mọi giới, mọi thành phần trong nước, từ tu hành trí thức, văn nhân nghệ sĩ, đến công nhân nông dân, sinh viên học sinh, già trẻ lớn bé…. hãy nhất tề đứng lên đòi hỏi Quyền con người, Quyền công dân, Quyền bảo quốc. Trước mắt là liên tục biểu tình mọi nơi. Đồng bào hải ngoại xin một lòng hỗ trợ cuộc đấu tranh tại quốc nội, xin cùng nhau vận động quốc tế để họ làm sáng tỏ và hậu thuẫn chủ quyền đất nước trên Hoàng Sa, Trường Sa, trên phần Biển Đông và các phần lãnh thổ thuộc Việt Nam theo hiệp định Bắc Kinh năm 1885.
Lịch sử mấy ngàn năm của Đất nước đã cho thấy khi toàn dân cùng đứng lên chống nội thù lẫn ngoại xâm, thì lãnh thổ được toàn vẹn, dân tộc được độc lập, văn hóa được bảo tồn, chủ quyền quốc gia được tôn trọng và uy lực của tổ quốc được nâng cao. Đây là một kinh nghiệm xương máu, đã trở thành bài học sáng ngời và một quy luật đúng đắn cho việc bảo toàn sinh mệnh của dân tộc, việc duy trì sự tồn tại của đất nước và việc thăng tiến cuộc sống của nhân dân. Và nay là thời điểm để toàn thể dân tộc tiếp tục thực hành bài học và áp dụng quy luật ấy.
Sơn hà nguy biến! Toàn dân hay chăng? Ngoại thù xâm lăng! Lẽ nào bất động?
Làm tại Việt Nam đầu năm mới
Ngày 01-01-2008
Đại diện nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
- Linh mục Têphanô Chân Tín, Sài Gòn
- Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Huế
- Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Hà Nam
- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Bắc Ninh.



Xin gởi lại những tài liệu có liên quan

Tâm thư thứ hai gởi các Linh mục quốc nội
31-03-2002
Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải & Lm Phêrô Phan Văn Lợi

Kính thưa Quý Cha,
Cách đây khá lâu (28-10-2001), hai anh em chúng con, linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Phêrô Phan Văn Lợi, Tổng giáo phận Huế, đã gởi đến Quý Cha một lá thư, trình bày những tâm tư ước vọng của chúng con trước tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, nhân vụ việc nhà nước Cộng sản xử án cha Nguyễn Văn Lý, một người anh em của chúng ta, 15 năm tù và 5 năm quản chế vì tranh đấu bất bạo động cho tự do con Chúa và tự do con người. Nay chúng con xin được tiếp tục tâm sự với Quý Cha về những vấn đề nổi cộm, gây nhiều bức xúc và mang tính chất vấn đối với hàng ngũ linh mục chúng ta tại Việt Nam trong lúc này. Chúng con muốn nói đến những hình thức chà đạp đáng kinh sợ đã và đang xảy ra trên đất nước thân yêu.

1- Chà đạp con người
Kể từ ngày nắm quyền thống lĩnh trên đất nước Việt Nam, với bản chất độc tài toàn trị, Cộng sản đã thi hành một chính sách rõ ràng là chà đạp con người, chà đạp mọi tự do của con người.
Trước hết, trên phương diện tư tưởng, Cộng sản vẫn tiếp tục nhồi sọ toàn dân Việt Nam, đặc biệt học sinh sinh viên, cái học thuyết sai lầm và độc hại là chủ nghĩa Mác-xít, nhằm xây “nền tảng tinh thần” cho chế độ, đồng thời ngăn cấm mọi học thuyết khác, công trình tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Môn “chủ nghĩa xã hội” vẫn là môn chiếm nhiều tiết học, hệ số điểm cao và đôi khi là tiêu chuẩn chính trong nhà trường. Đây là một sự bức bách trắng trợn đối với tâm trí con người, nhất là giới trẻ. Vì độc tôn thống trị như thế, học thuyết Mác-xít ngăn chận mọi con đường dẫn đến sự thật và phát triển; vì chủ trương đấu tranh giữa con người, nó cổ võ hận thù và tiêu diệt tình thương từ trong nhân tâm.
Trên phương diện xã hội, Cộng sản tiếp tục đè lên toàn thể dân Việt một ách thống trị ngày càng nặng nề, không thể chịu nổi (thể chế hoá qua điều 4 Hiến pháp). Ách thống trị này đã được thực thi bằng vũ lực tàn bạo, qua nhiều biến cố đau thương, qua bao cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Chẳng ai được nghĩ gì, nói gì, làm gì ngoài khuôn khổ của đảng, không có phép của đảng. Đảng tự đặt mình trên hiến pháp, pháp luật và luôn hành xử vì quyền lợi riêng tư. Nhân dân chẳng có một cơ chế độc lập để giám sát, kềm hãm, ngăn chận khi cần bàn tay của đảng. Những ai lên tiếng đòi hỏi sự thật, kêu gào công lý, bênh vực nhân quyền đều bị đàn áp thô bạo (như trung tướng Trần Độ, giáo sư Hoàng Minh Chính, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, luật sư Lê Chí Quang, thi sĩ Bùi Minh Quốc, văn sĩ Dương Thu Hương, đồng bào sắc tộc Tây Nguyên v.v...)
Để duy trì quyền lực độc tài này, đảng trọn vẹn chi phối lập pháp, tư pháp, hành pháp và sử dụng những cơ chế này lẫn quân đội và công an như công cụ. Bao vụ tác oai lạm quyền, quản chế vô luật (nhờ nghị định quái đản 31/CP), giam cầm trái phép, xử án bất công (điển hình qua các vụ Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Xét lại chống đảng, Xử án cha Nguyễn Văn Lý...) đã và đang biến Việt Nam thành một nhà tù vĩ đại, khiến người dân sống trong hoang mang lo sợ vì nạn khủng bố nhà nước. Đúng lý, thắng lý bao giờ cũng là đảng!?! Nền kinh tế thị trường “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thực chất chỉ làm giàu cho cán bộ đảng viên và gia tăng phương tiện vật chất cho đảng, để đảng có thể thống trị lâu dài.
Cộng sản còn bắt toàn dân Việt Nam ngày đêm phải hứng chịu một nền thông tin không nhắm phổ biến sự thật mà chỉ để đề cao củng cố đảng và triệt hạ bất cứ cái gì khác. Gian dối, giấu che, ngụy biện được vận dụng ồ ạt trên các phương tiện truyền thông vốn hoàn toàn nằm trong tay Nhà nước. Nhân dân không thể nói lên tiếng nói đích thực của mình, mà tất cả đều phải ở dưới sự dẫn dắt của đảng về mặt tư tưởng và tình cảm. Sự gian dối còn len lỏi vào mọi lãnh vực cuộc sống, đầu độc mọi tương quan xã hội, làm hư hỏng nhiều lương tâm và nhiều công trình.
Tính chuyện lâu dài, “bách niên chi kế”, đảng đang nắn đúc thế hệ trẻ theo một quan điểm giáo dục vừa phiến diện về nội dung, vừa trống rỗng về tinh thần, vừa tầm thường về mục tiêu, với những mẫu gương thần tượng giả tạo. Đức dục, trí dục ngày càng sa sút. Gian lận bài vở, giả mạo bằng cấp ngày càng nhan nhản. Những “con người máy” thiếu chiều sâu tâm linh đang được sản xuất hàng loạt trên đất nước. Mọi cố gắng uốn nắn tâm hồn người trẻ của các tôn giáo đều gặp thất bại, vô hiệu, do chỗ nhà nước duy vật vô thần độc quyền giáo dục. Thêm nữa, việc học hành càng lúc càng trở thành gánh nặng không thể chịu nổi cho vô số gia đình. Biết bao thế hệ, khối óc, tâm hồn đã bị thui chột hay hư hỏng. Văn hóa dân tộc chẳng biết có còn hay không? Bao giá trị ngàn đời của hồn Việt như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng đang mai một dần.

2- Chà đạp tôn giáo
Để an tâm chà đạp con người, củng cố vị thế độc tôn thống trị, cộng sản đã và đang khống chế mọi tôn giáo, những thế lực tinh thần có sứ vụ bênh vực những giá trị thiêng liêng và nhân bản. Các cộng đồng này chịu cảnh chà đạp trắng trợn vì bị tước đoạt mọi quyền chính đáng (qua các nghị định, pháp chế tôn giáo, cụ thể là Nghị định 26/CP).
Những nới rộng cho các giáo hội trong thời gian gần đây (cho phép xây nơi thờ tự, tổ chức hành hương, tu học nước ngoài, mở trường mẫu giáo...) đều là phụ tùy, ngoại diện, vả lại xuất phát từ tình thế bắt buộc, do đấu tranh của tôn giáo, chứ không phải do thiện chí của chính quyền CS. Mục tiêu công cụ hóa các giáo hội vẫn không hề thay đổi. Cộng sản quyết tâm chia rẽ nội bộ tôn giáo -để dễ thống trị- bằng cách lập các “giáo hội quốc doanh” bên cạnh các giáo hội truyền thống. Không tạo được thành phần quốc doanh thì cộng sản thô bạo xen mình vào việc tuyển mộ, huấn luyện, tấn phong, bổ nhiệm chức sắc lớn nhỏ của các giáo hội, nhắm tạo nên một hàng lãnh đạo tôn giáo ngoan ngoãn tuân lệnh nhà nước, cung cúc thần phục đảng, hay ít nhất chẳng hé răng trước những sai trái của kẻ cầm quyền. Cộng sản nắm đầu vào lẫn đầu ra đồng thời ấn định số lượng lẫn chất lượng như thế, trông mong gì Giáo hội chúng ta có những mục tử như lòng Chúa mong đợi, như dân Chúa mơ ước?
Mọi tôn giáo đã và đang bị chiếm đoạt nhiều cơ sở hành đạo. Có cơ sở bị nhà nước rắp tâm biến thành chỗ du hí ăn chơi (trung tâm Liễu Quán, đan viện Thiên An tại Huế, tòa Khâm sứ ở Hà Nội...). Hơn thế nữa, mọi tôn giáo đều không được quyền sở hữu các phương tiện truyền bá giáo lý, phương tiện phục vụ xã hội (như cơ quan thông tin và xuất bản tài liệu; cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế, từ thiện quy mô). Việc cho phép Hội Đồng Giám Mục ra Bản tin (sau nhiều năm dài xin phép, với định kỳ 2 tháng 1 lần, độ dài 50 trang, nội dung thông báo các hoạt động của Giáo hội “phù hợp với lợi ích đất nước và giáo dân”, số lượng 100 bản cho 25 giáo phận và 8 triệu tín hữu) quả là một sự mạ lỵ và ngạo mạn chưa từng thấy. Các sinh hoạt nội bộ tôn giáo, nhất là khi quy tụ đông người, đều bị công an dòm ngó, kiểm soát, bắt phải xin phép mà cho hay không tùy thích, có khi còn bị đàn áp, cản trở. Và phải sinh hoạt “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân” (Hiến pháp ch. 2, đ. 10), nghĩa là không được phương hại đến uy tín và quyền lực của đảng. Cộng sản chẳng bao giờ muốn các giáo hội -vốn có vai trò giáo dục lương tâm, bảo vệ luân lý- ảnh hưởng lên nhân quần xã hội hơn chính mình.
Đảng còn tìm cách thu phục hay khống chế các chức sắc tôn giáo bằng hứa hẹn hay hăm dọa, bổng lộc hay bẫy sập, nhằm triệt tiêu vai trò chứng nhân sự thật và lãnh đạo tinh thần của tôn giáo. Tất cả những ai trong tôn giáo lên tiếng bênh vực quyền công dân và quyền tín hữu đều bị ghép vào tội chính trị, bị chụp mũ phản động, phạm pháp, phá hoại đoàn kết và bị hăm dọa, quản chế, giam cầm hay thủ tiêu (Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đạo sư Lê Quang Liêm, Linh mục Nguyễn Văn Lý...). Dù các giáo hội đều cố gắng đối thoại với nhà nước, nhưng cộng sản chẳng bao giờ chấp nhận đối thoại. Kinh nghiệm cho thấy họ luôn tìm mưu kế mặc cả với những đe dọa khủng bố mà họ sẵn sàng xử dụng để bắt tôn giáo phải nhượng bộ.
Nói tóm, làm gì có chuyện nhà nước cộng sản đang ban phát cho các tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng nhiều điều tốt đẹp và những điều tốt đẹp này đang được thực thi ?!?
Tất cả những chính sách, hành xử chà đạp con người và chà đạp tôn giáo nói trên đưa đất nước đến chỗ khủng hoảng xã hội, nghèo đói kinh tế, suy thoáùi đạo đức, băng hoại tinh thần... Ngoài các tệ nạn đã đầy dẫy như tham nhũng, cửa quyền, ma túy, sida, mãi dâm, phá thai, ly dị, án tử hình, băng đảng tội phạm..., nay xuất hiện nhiều tệ nạn mới như buôn hài nhi con nuôi, mãi dâm trẻ vị thành niên, bán gả thiếu nữ ra nước ngoài, lường gạt bằng cấp đại học, bóc lột công nhân xuất khẩu, chiếm đoạt bất động sản tôn giáo để xây dựng cơ sở kinh doanh... Rất nhiều vấn đề xã hội qua bao năm tháng vẫn không giải quyết nổi.

3- Chà đạp dân tộc
Chính việc chà đạp con người và chà đạp tôn giáo như thế đã dẫn đến việc chà đạp dân tộc mà toàn bộ sự kiện vừa mới bị phanh phui, gây bàng hoàng ngỡ ngàng cho mọi con dân Việt. “Việc làm này là một bước đi hoàn toàn phù hợp với cái logique vận hành, phát triển, và tồn tại của đảng cộng sản. Đối với đảng mà bản chất là một cơ chế độc tài toàn trị, thì mục đích thực sự và duy nhất của nó không có gì khác hơn là phải trở thành độc tài toàn trị và tiếp tục tồn tại và hoạt động như là độc tài toàn trị. Tổ quốc, dân tộc, văn hóa, tôn giáo, con người v.v... tất cả những thực tại nầy chỉ là những phương tiện khác nhau đảng dùng để thực hiện mục đích của mình. Không còn giá trị lợi dụng nữa thì đảng vứt bỏ đi. Hay có thể trao đổi với một cái khác có giá trị hơn đối với mục đích của đảng, thì đảng sẽ đánh đổi” (linh mục Trần Xuân Tâm, “Bị mất nước vào tay đảng CS độc tài toàn trị, đau khổ thay cho nhân dân VN !” )
Nếu theo dõi các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước thời gian gần đây (tiêu biểu là bài phân tích nhận định của đài phát thanh Vatican được mạng lưới VietCatholic đăng lại ngày 17/2/2002), chúng ta thấy việc chà đạp dân tộc đã bị phơi bày qua vụ dâng đất biển tổ quốc cho ngoại bang bằng hai hiệp định lãnh thổ và lãnh hải ký giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 30-12-1999 rồi ngày 25-12-2000.
Qua tiết lộ & nghiên cứu của nhiều học giả, qua đòi hỏi bạch hóa của nhân dân, qua tuyên cáo lên án của bao tổ chức đoàn thể, qua thái độ lén lút ký kết, giấu giếm văn kiện, trả lời lấp liếm của chính quyền, qua việc quản chế, bắt giữ những người phanh phui hay tìm hiểu sự việc (luật sư Lê Chí Quang, thi sĩ Bùi Minh Quốc, học giả Trần Khuê...), chúng ta nhận thấy Cộng sản (đặc biệt hàng lãnh đạo cao nhất) đã và đang phạm một tội ác tầy trời đối với dân tộc.
Tội bán nước phản quốc này đã bắt đầu từ ngày 14-9-1958, khi đảngï tán thành Tuyên cáo về lãnh hải 12 hải lý (bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa) mà Trung Quốc công bố ngày mùng 4-9-1958 trước đó. Tiếp đến đảng đã làm lơ việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 và đánh chiếm Trường Sa năm 1988. Giờ đây với hai thỏa hiệp nói trên, cộng sản ngang nhiên dâng thêm cho Trung Quốc hàng ngàn cây số vuông lãnh thổ và hàng chục ngàn cây số vuông lãnh hải, để lọt vào tay ngoại bang Ải Nam Quan là biểu tượng ngàn năm và là yếu huyệt sinh tử.
Hành động đó phát xuất từ não trạng khiếp nhược ngoại bang, ve vãn ngoại lực nhằm mưu cầu tư lợi, củng cố tư quyền; phát xuất từ thái độ khinh bỉ công lao dựng nước giữ nước của tổ tiên, coi rẻ xương máu của bao anh hùng liệt sĩ, xem thường nội lực của dân tộc, cướp quyền làm chủ của nhân dân, bất chấp tiếng nói của đồng bào...
Hành động đó làm tủi hổ vong linh tiên tổ, gây mối nhục cho giòng giống, đánh mất quyền tự quyết của dân tộc, khiến an ninh của tổ quốc bị lâm nguy, tạo thiệt hại kinh tế lâu dài cho đất nước, khơi lại hận thù giữa hai tộc Hoa - Việt. Bởi lẽ Việt Nam bị thua thiệt quá lớn qua vụ này và không một con cháu Lạc Hồng nào -theo truyền thống bất khuất hào hùng- mà không muốn đòi lại những tấc đất gang biển thiêng liêng đã mất vào tay ngoại bang.
Rõ ràng đó là một hành vi chà đạp dân tộc vô tiền khoáng hậu, không thể tha thứ, đáng bị nhân dân ngàn đời lên án nguyền rủa.

* * *

Vậy anh em linh mục chúng ta, những người được Thiên Chúa và Giáo hội giao phó nhiệm vụ chăm sóc cộng đoàn, chứng nhân của tình thương, ngôn sứ cho sự thật, những người được nhân quần xã hội coi như lãnh đạo tinh thần, chiến sĩ bảo vệ nhân phẩm, thầy dạy các giá trị nhân bản, mẫu gương về lòng ái quốc, chúng ta nên làm gì?
Ở đây chúng ta nhớ lại lời Chúa: “Đừng cộng tác vào các việc của con cái bóng tối, phải vạch trần những việc ấy ra” (Ep 5,11), nhớ lại lời dạy mới đây của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II: “Giáo Hội mời gọi tất cả các phần tử của mình chân thành dấn thân để cho mọi người được tăng trưởng và xây dựng một xã hội đạo đức, liên đới và công bình hơn... Qua các thành viên của mình, Giáo Hội chỉ muốn góp phần chính đáng vào đời sống quốc gia, nhằm phục vụ toàn thể dân tộc và tình đoàn kết trong xã hội... tham gia tích cực vào việc phát triển nhân bản và tâm linh của con người... phục hồi và thăng hoa phẩm giá con người" (Huấn dụ ngày 22-1-2002 cho Giáo hội VN, số 5), nhớ lại lời của các giám mục Á châu: “Các nghị phụ Thượng Hội Đồng ý thức rất rõ những sự xâm phạm liên tục đối với các quyền con người tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại châu Á... Các ngài đã nói lên nhu cầu đặt ra cho toàn thể Dân Chúa tại châu Á là phải nhận thức rõ về một thách đố không thể tránh được, không thể từ khước được, đó là bênh vực các quyền con người, cũng như đẩy mạnh công lý và hòa bình” (Tông huấn Giáo hội tại Á châu số 33), nhớ lại lời các Giám mục chủ chăn: “Ta không nhìn những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục như những kẻ đứng ngoài cuộc, nhưng nhận đó là những vấn đề của ta và chủ động góp phần giải quyết... Ta không thể thờ ơ với những chương trình phát triển cũng như tình trạng nghèo đói và những tệ nạn xã hội, bởi vì ta là thành viên của cộng đồng dân tộc” (Thư Chung 2001, số 9).
Là linh mục, chúng ta không làm chính trị, không tổ chức quân đội để lật đổ bạo quyền, không thành lập đảng phái để tranh đấu nghị trường, không mơ đến những vị trí quan trọng trong guồng máy quốc gia. Nhưng với tư cách ngôn sứ của sự thật, chứng nhân của tình thương, chúng ta chẳng có nghĩa vụ chỉ mặt các cơ chế tội ác, vạch trần những gian dối lừa gạt, tố cáo những bất công bạo hành chà đạp đối với con người, tôn giáo và dân tộc sao? Với tư cách lãnh đạo tinh thần, chúng ta chẳng có nghĩa vụ soi sáng tâm trí, giúp đàn chiên và đồng bào thấy rõ những mưu đồ đen tối, những thủ đoạn tàn độc, những đường lối tai hại cho quá khứ, hiện tại và tương lai của cộng đồng dân Việt chúng ta sao?
Là những người đã chọn Chúa làm gia nghiệp, chúng ta chẳng có gì để lo mất mát. Là những người sống đời độc thân, chúng ta chẳng có gì để bị ràng buộc. Là những người đã nhận lãnh dư đầy ơn Thần khí, chúng ta chẳng có gì để phải sợ hãi. Vậy tại sao chúng ta không đồng thanh lên tiếng cách bất bạo động để góp phần bẻ gãy tròng áp bức đang đè trên cổ mọi con người, mọi tôn giáo cũng như toàn thể dân tộc? để đòi hỏi công lý và phẩm giá cho đất nước, cho giáo hội, cho mỗi cá nhân? Biết bao người giáo dân, người thế tục, bị ràng buộc bởi vô số liên hệ và trách nhiệm, vẫn đủ dũng khí để coi thường hiểm nguy hăm dọa, vẫn đủ can đảm để lên tiếng đòi lại quyền con người, quyền tôn giáo, quyền dân tộc. Chẳng lẽ chúng ta thua kém họ sao?
"Với Đấng đã chiến thắng sự chết, chúng ta có thể làm những điều bất khả đạt" (Chiara Lubich). Nguyện xin Chúa Kitô Tử Nạn-Phục Sinh ban cho chúng ta sức mạnh chấp nhận những gian khổ trong công cuộc đòi hỏi các quyền của con người, của Giáo hội, của Dân tộc để Dân tộc, Giáo hội và con người được phục hồi xứng với phẩm giá và đúng với bản chất.
Viết tại Huế lễ Phục Sinh năm 2002 (31-03)
Giữa vòng vây của công an

Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải Lm Phêrô Phan Văn Lợi.
TUYÊN BỐ VỀ HIỆP ĐỊNH BIÊN GIỚI VIỆT–TRUNG (nhân một năm ngày cắm cột mốc đầu tiên 27.12.01 – 27.12.02)

Chúng tôi, những công dân Việt Nam trong nước và ngoài nước ký tên dưới đây, sử dụng quyền làm chủ đất nước của mình, tuyên bố phản đối Hiệp định biên giới Việt - Trung đã được ký kết một cách mờ ám với Trung Quốc vào tháng 12-1999. Khi Hiệp định này bị phát hiện, đã có nhiều đơn thư phản đối, nhiều kiến nghị gửi tới lãnh đạo Đảng cộng sản cầm quyền và Nhà nước, đòi phải công khai minh bạch cho toàn dân biết nội dung Hiệp định cùng diện tích đất đai bị mất cho Trung Quốc.
Đã kiến nghị Quốc hội phải bàn bạc về Hiệp định này, nếu cần thì trưng cầu ý kiến toàn dân. Nhưng Quốc hội khoá X bất lực, không một ai dám chất vấn Chính phủ lấy một câu về Hiệp định biên giới.
Đất nước là hương hoả của ông bà tổ tiên để lại, là của cải của toàn dân tộc. Các triều đại trong lịch sử Việt Nam không triều đại nào dám để mất đất đai. Vua Lê Thánh Tông đã nói một câu nổi tiếng còn ghi trong sử xanh: "Để mất dù một tấc đất biến cương là có trọng tội với Tổ quốc".
Việc dựng cột mốc biên giới đầu tiên ở tỉnh Quảng Ninh cứ được tiến hành vào ngày 27-12-2001 đến nay đã được một năm tròn, bất chấp dư luận của nhân dân.
Việc giải trình về Hiệp định biên giới trước Quốc hội khoá XI, đã qua hai kỳ họp, không thấy giải trình.
Việc công bố nội dung Hiệp định biên giới trên báo chí cho toàn dân biết, cũng không thấy tiến hành.
Sự mờ ám, khuất tất, về Hiệp định ký lén lút và thiệt thòi này càng nổi cộm trong lòng dân chúng.
Một lần nữa, chúng tôi yêu cầu lãnh đạo Đảng cộng sản đang cầm quyền và Nhà nước :
1. Phải công bố nội dung Hiệp định trên báo chí cho toàn dân biết.
2. Hiệp định biên giới phải được giải trình với Quốc hội. Nếu để mất đất thì Quốc hội có quyền bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký kết. (Hiến pháp. Mục 13. Điều 84, về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội).
3. Đề nghị Quốc hội khoá XI ra quyết định trưng cầu ý dân về Hiệp định biên giới với Trung Quốc. (Hiến pháp. Mục 13. Điều 84, về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội).
4. Chấm dứt ngay việc đàn áp, bắt bớ, xét xử những người lên tiếng phản đối Hiệp định biên giới Việt-Trung.
Nhân dân Việt Nam trong nước và ngoài nước quyết giữ trọn lòng chung thuỷ sắt son với toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải mà tổ tiên đã hy sinh bao xương máu đắp xây từng tấc đất mới được như ngày nay.
Nếu lãnh đạo Đảng cộng sản đang cầm quyền và Nhà nước tự thừa nhận trên lời nói lâu nay là công bộc của dân, thì hãy biết nể dân, biết trọng dân, biết lắng nghe ý kiến của dân, mà xem xét lại Hiệp định biên giới.
Còn toàn dân tộc Việt Nam không thừa nhận Hiệp định này.
Ngày 27 tháng 12 năm 2002
Những công dân Việt Nam trong nước và ngoài nước.
1. Hoàng Minh Chính - Nguyên Tổng thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam; nguyên Viện trưởng Viện Triết học. ĐC: 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. ĐT: bị cắt vô căn cứ, phi pháp từ tháng 9-2001.
2. Phạm Quế Dương - Nhà báo, Đại tá Quân Đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Lịch Sử Quân Sự. Người phát ngôn Nhóm Dân chủ. ĐC: 37 Lý Nam Đế, Hà Nội.
ĐT: bị cắt vô căn cứ, phi pháp từ tháng 9-2001.
3. Nguyễn Thanh Giang - Tiến sĩ địa vật lý. ĐC: Nhà A 13, phòng 9, Tập thể Phòng Không, Hoà Mục, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: bị cắt vô căn cứ, phi pháp từ tháng 9-2001.
4. Trần Khuê - tức Trần Văn Khuê, Nhà nghiên cứu Khoa học Xã hội - Nhân văn, nhà Hán Nôm học - Người phát ngôn nhóm dân chủ. Đã đăng ký đưa tên vào tất cả các Bản ký tập thể của Nhóm Dân chủ. ĐC: 296 Nguyễn Trãi, Tp Hồ Chí Minh. ĐT: bị cắt vô căn cứ, phi pháp từ tháng 9-2001. Bị quản chế tại gia 2 năm bởi Nghị định 31/CP vi hiến, phi pháp từ ngày 09-10-2001. Nhưng nhất quyết phản đối lệnh phi pháp đó và kiên quyết không trình diện ở bất kỳ đâu.
5. Vũ Khắc Kính - 73 tuổi, Thiếu tá QQĐNDVN, cựu chiến binh, thương binh chống Pháp, vào Đảng CSVN năm 1947. ĐC: 41C Ngõ 120, Đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. ĐT: 847 2968.
6. Phan Long (Hồng Long) - 85 tuổi đời, 56 tuổi Đảng, tham gia CM từ 1936 trong phong trào Đông Dương Đại hội, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh, nay vẫn sinh hoạt Đảng đều đặn. ĐC: Số nhà 2, ngách 43/43 đường Chùa Bộc, Hà Nội.
7. Vũ Cao Quận - Cựu chiến binh, nhà văn. Đã đăng ký đưa tên mình vào tất cả các Bản ký tập thể của Nhóm Dân chủ. ĐC: 1C/246B Đà Nẵng, Hải Phòng. ĐT: 031.564.046.
8. Trần Đại Sơn - 54 tuổi Đảng, CCB, Quyết tử quân Đội tự vệ chiến đấu Thành Hoàng Diệu (1945), nguyên Trưởng ban Trinh sát đặc công Sư đoàn 308 B. ĐC: 51 Hàng Bài, Hà Nội. ĐT: 826 3700
9. Nguyễn Mạnh Sơn - Kỹ sư máy tàu thủy, nguyên Phó giám đốc Xí nghiệp sửa chữa cơ khí thuộc Liên hiệp xí nghiệp xây dựng đường biển, Cán bộ hưu trí. Đã đăng ký đưa tên vào tất cả các Bản ký tập thể của Nhóm Dân chủ. ĐC: 268 Lý Thường Kiệt, Hải Phòng. ĐT: 031.859.170
10. Hoàng Tiến - Nhà văn. ĐC: Phòng 420, Nhà A11, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội. ĐT: bị cắt vô căn cứ, phi pháp từ tháng 9-2001
11. Trần Dũng Tiến - Cựu chiến binh, Quyết tử quân Tiểu đoàn 523 Hà Nội. ĐC: 12/95 Cự Lộc, Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: bị cắt vô căn cứ, phi pháp từ tháng 9-2001
12. Nguyễn Thụ - 75 tuổi, nguyên Cán bộ cơ mật Xứ uỷ Bắc kỳ; nguyên Vụ phó Vụ Trọng tài Kinh tế Trung ương. ĐC: 14 Ngô Thời Nhậm, Hà Nội. ĐT: 943 0718
13. Chu Thành - Nhà thơ, bút danh Tú Sót. ĐC: 16 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội. ĐT: 8 535911
14. Nguyễn Văn Tẫn - nguyên Hiệu trưởng một số trường Phổ thông Cấp II, Huyện An Hải. Cán bộ hưu trí. Đã đăng ký đưa tên vào tất cả các Bản ký tập thể của Nhóm Dân chủ. ĐC: số 7, lô 49, Đồng Bún, Niêm Nghĩa, Lê Chân, Hải Phòng.
15. Nguyễn Hữu Tiến - Giáo viên Văn hoá, Quân khu bộ Tả ngạn; nguyên Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp Vật tư Đường thủy. Cán bộ hưu trí. ĐC: Số 22 Ngõ Xóm 5, Dư Hàng kênh, Hải Phòng.
16. Dương Thu Hương, Nhà văn. ĐC: Phòng 308, nhà A8, khu tập thể Khương Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 852 5818
17. Trần Bá, Cựu chiến binh. ĐC: 53 Cầu Gỗ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 825 8248
18. Phan Văn Lợi – linh mục Công giáo. ĐC : 90/13 Phan Chu Trinh, thành phố Huế.
19. Nguyễn Hữu Giải – linh mục Công giáo. ĐC : Quản Xứ Lương Văn, thành phố Huế.
20. Chân Tín – linh mục Công giáo. ĐC : 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3 TP. HCM.
.....



Be a better friend, newshound, and know-it-all with Yahoo! Mobile. Try it now.

This page is powered by Blogger. Isn't yours?

Tin Việt Nam

(freevietnews.com)