Tuesday, October 19, 2010

 

KỸ SƯ ĐỖ NAM HẢI LẠI BỊ CÔNG AN SÁCH NHIỄU

TIN KHẨN:

8g sáng hôm nay, 19-10-2010, lúc chuẩn bị đi làm (bán bảo hiểm thay vì làm ngân hàng như nghề chuyên môn trước đây), kỹ sư Đỗ Nam Hải nay đã bị 5 công an chặn ở đường Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Họ yêu cầu Anh về trụ sở CA quận Phú Nhuận ở 181 Hoàng Văn Thụ, phường 8 và giữ Anh trong phòng "để làm việc" cho tới 4g30 chiều (có lẽ vì sợ Anh cùng các nhà dân chủ khác đi đón Anh Điếu Cày mãn hạn tù hôm nay). Vào lúc 4g, một viên sĩ quan CA tên Nguyễn Xuân Long, Phòng An ninh nhân dân quận PN, cùng một viên trung úy tên Tô Phát Lộc, cũng thuộc CA Phú Nhuận, mang số hiệu 284-943, đến gặp kỹ sư Đỗ Nam Hải. Trong phòng lúc đó có 2 viên CA thuộc Sở CA thành phố đã tới làm việc từ sáng với Anh. Nguyễn Xuân Long nói:

- Yêu cầu anh cho kiểm tra các phương tiện liên lạc trong người, theo theo lệnh cấp trên của chúng tôi.

Anh Hải trả lời:

- Tôi phản đối hành động kẻ cướp này và cương quyết không giao điện thoại! Bản chất hành vi của các anh là cố ý hành hạ tôi về tinh thần và thể xác chứ không phải để lấy vật dụng nhỏ nhoi này! (Điện thoại giá khoảng 500 ngàn).

- Chúng tôi nói chuyện nhẹ nhàng với Anh mà, xin Anh cứ giao nộp. Sau khi kiểm tra xong sẽ trả lại!

- Chúng ta quá hiểu nhau rồi. Tôi đã bị công an cướp mất 9 máy tính, 5 điện thoại cùng nhiều tài sản khác từ 2004 đến nay. Tôi còn lạ gì trò lừa bip này của các cậu. Vậy nếu các cậu quyết tâm ăn cướp theo lệnh cấp trên, thì tôi cũng cương quyết chống lại lệnh ăn cướp đó!

- Nếu thế thì Anh cứ tự đập điện thoại đi.

- Đây là tài sản của tôi, tôi phải bảo vệ chứ. Chỉ khi nào các cậu sử dụng vũ lực với tôi thì tôi mới đập!

Anh Hải vừa nói xong thì bọn chúng xông vào, định giữ chặt lấy tay Anh để tước điện thoại. Anh liền nhanh tay rút điện thoại ra khỏi túi quần và đập nát nó xuống nền gạch hoa. Điện thoại vỡ thành nhiều mảnh, văng tung tóe. CA gom các mảnh lại rồi viết biên bản. Anh Hải liền nói thẳng vào mặt chúng:

- Các cậu đang phục vụ cho một chế độ phi nhân phi nghĩa, một chế độ chó đẻ. Các cậu hãy lo tu thân tích đức, nếu không vợ con các cậu sẽ lãnh quả báo từ trời.

Nói xong, Anh viết vào biên bản (bình thường thì không): "Tôi phản đối hành động ăn cướp này của Công an VN" , rồi ký tên.

Bọn chúng thả ra lúc 16g30.

Vậy là kể từ 23-09-2010 đến nay, kỹ sư Đỗ Nam Hải đã bị CA đưa về đồn và giũ từ sáng tới chiều, vào các ngày 23-09, 01-10, 07-10, 08-10 và 19-10 hôm nay. Trong tất cả các lần đó, Anh nhất định không "làm việc", không ký một biên bản nào.

Ngoải ra, trong các ngày 28+29+30/09/2010, kỹ sư Hải không CA bị đưa về đồn nhưng bị đẩy lui vào nhà. Bọn chúng muốn phá đám công việc bán bảo hiểm của Anh. Mới đây, ngày 12-10, đang khi tư vấn cho chị Dương Thị Tân (vợ anh Điếu Cày) là khách hàng tiềm năng của mình trong một quán kem ở số 57 Phạm Ngọc Thạch, phường 6 quận 3, Anh Hải đã bị 7 tên công an xông vào phá đám và buộc đi về nhà.

Nhóm Phóng viên Khối 8406

 

Thư kêu gọi của Khối 8406

Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/
Email: vanphong8406@gmail.com

Thư kêu gọi của Khối 8406

Về việc: Ủng hộ kiến nghị của Nhóm IDS và Nhóm BVN yêu cầu Nhà nước Việt Nam
ngừng ngay các dự án khai thác bauxite đang triển khai ở Tây Nguyên.

Kính gửi:

- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

- Các thành viên Khối 8406 trong và ngoài nước.

Ngày 5 tháng 10 năm 2010 tại Hungary đã xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏ chứa phế thải từ việc sản xuất alumina cho luyện nhôm của Nhà máy Ajka Timfoldgyar tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest 160 km về phía Tây Nam.

Ngày 9 tháng 10 năm 2010 tại Hà Nội, Nhóm IDS và Nhóm BVN đã phát đi một bản kiến nghị, yêu cầu Nhà nước Việt Nam ngừng ngay các dự án khai thác bauxite đang triển khai ở Tân Rai và Nhân Cơ – Tây Nguyên. Đồng thời, Nhóm kêu gọi đồng bào Việt Nam hãy cùng ký tên tham gia để ủng hộ cho Bản kiến nghị này. (xin xem chi tiết ở phần phụ lục).

Hưởng ứng lời kêu gọi trên, chỉ 5 ngày sau, từ 13 thành viên ban đầu, con số này đã phát triển thành 475. Họ bao gồm mọi giai tầng trong xã hội, từ tầng lớp trí thức đến các nhà hoạt động xã hội, chính trị, ngoại giao, tôn giáo, văn nghệ sỹ và các tầng lớp nhân dân ở cả trong và ngoài nước. Điều này cho thấy đây là một lời kêu gọi hết sức kịp thời, đúng đắn và hợp lòng người nên đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân.

Chính vì lý do trên, Ban đại diện lâm thời Khối 8406 chúng tôi xin được gửi Thư kêu gọi này đến tất cả các thành viên của Khối 8406, đến toàn thể đồng bào Việt Nam hiện đang sinh sống ở Việt Nam và ở nước ngoài hãy vì vận mệnh của đất nước để cùng ký tên tham gia hưởng ứng kế hoạch này. Quý vị có thể gửi thư riêng hoặc gửi chung một bản danh sách cho những người khởi xướng, theo địa chỉ e-mail: bauxitevn@gmail.com cùng theo mẫu dưới đây. Ví dụ:

1) Đỗ Nam Hải – kỹ sư kinh tế ngân hàng – Sài Gòn – Khối 8406.
2) Nguyễn Văn Lý – linh mục – Huế - Khối 8406.
3) Phan Văn Lợi – linh mục – Huế - Khối 8406.
4) Nguyễn Chính Kết – giáo sư – Boston, Hoa Kỳ - Khối 8406.
5) Nguyễn Thị A – nội trợ - Hà Nội – Khối 8406.
6) Trần Văn B – giáo viên – Cà Mau – Khối 8406.
7) Đặng Thị C – buôn bán – Melbourne, Australia - Khối 8406.
8) Hồ Quang D – nhà văn – Toronto, Canada – Khối 8406.
9) Mai Thị E – tiến sỹ vật lý – Paris, Pháp – Khối 8406.
10) V.v…

Làm tại Việt Nam ngày 18 tháng 10 năm 2010.

Ban Đại diện lâm thời Khối 8406:

1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải - 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, Việt Nam.
2. Linh mục Phan Văn Lợi - 16/46 Trần Phú, Thành phố Huế, Việt Nam.
3. Linh mục Nguyễn Văn Lý - đang bị quản thúc tại 64 Phan Đình Phùng (Nhà Chung Tòa Tổng Giám mục), Tp Huế.
4. Giáo sư Nguyễn Chính Kết - đang vận động dân chủ tại hải ngoại.

Trong sự hiệp thông với cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù cộng sản.

Phụ lục:

Ngày 14/10/2010

Kiến nghị về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, với tấm gương về thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ở nhà máy Ajka Timfoldgyar, Hungary

THÔNG BÁO VỀ VIỆC GHI TÊN VÀO DANH SÁCH KIẾN NGHỊ

1. Việc ký Kiến nghị là minh bạch, phù hợp với pháp luật, nên xin anh/chị cho biết đầy đủ thông tin (viết có dấu): tên họ, nghề nghiệp, chức vụ (nếu có), địa chỉ cư trú, địa chỉ e-mail, số điện thoại. Khi công bố trên mạng, ba thông tin cuối sẽ được lược bỏ. E-mail gửi về địa chỉ bauxitevn@gmail.com.

2. Nhiều anh/chị thay vì cung cấp đầy đủ thông tin như trên, lại chỉ cho biết mình đã ký kiến nghị lần trước. Do cơ sở dữ liệu của trang mạng cũ http://bauxitevietnam.info/ bị cưỡng chiếm, rất khó truy tìm thông tin trước đây của các anh/chị. Vì thế, xin các anh/chị cứ cho BVN đầy đủ thông tin như đã quy định.

Bauxite Việt Nam
Thưa quý Anh Chị,

Thảm họa hồ bùn đỏ ở Hungary vừa xảy ra làm chấn động mọi người Việt chúng ta, khiến không ai còn có thể yên lòng với việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Một số anh chị em chúng tôi, trong đó có những thành viên cũ của Nhóm IDS và những thành viên của Nhóm BVN, vẫn cứ tha thiết và kiên định về vấn đề bauxite Tây Nguyên, đã phối hợp khởi thảo một Kiến nghị mới yêu cầu ngừng ngay các dự án khai thác bauxite đang triển khai ở Tân Rai và Nhân Cơ để tránh cho đất nước mọi hậu họa cầm chắc sẽ xảy tới.

Cũng như các lần viết kiến nghị trước, lần này chúng tôi cũng xin gửi đến một danh sách chọn lọc những nhà trí thức đã ký vào đợt đầu bản Kiến nghị tháng Tư năm 2009. Nếu quý Anh Chị tán thành kiến nghị của chúng tôi thì xin gửi phản hồi ngay đến địa chỉ "Bauxite Vietnam" , sẽ có những anh chị em lên danh sách và công bố trên trang mạng Bauxite Việt Nam song song với việc gửi đến các cơ quan quyền lực của Nhà nước.

Xin chúc quý Anh Chị dồi dào sức khỏe.

Thay mặt Nhóm khởi thảo: Nguyễn Huệ Chi
Ngày 05-10-2010 đã xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏ chứa phế thải từ việc sản xuất alumina cho luyện nhôm của Nhà máy Ajka Timfoldgyar tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest 160 km về phía Tây Nam. Khoảng 1,1 triệu m3 nước thải bùn đỏ từ hồ bị vỡ này đổ xuống các vùng thấp chung quanh rộng gần 40 km2 và một số con sông, trong đó có sông Danube. Trong vùng xảy ra tai nạn có thị trấn Kolontar hoàn toàn bị ngập trong màu đỏ chết người. Tai nạn này cuốn trôi khoảng 270 căn nhà, phá hủy nhiều cầu đường, làm bị thương (dưới dạng bị bỏng hóa chất) 150 người do các hóa chất độc hại có chất ăn mòn cao trong bùn gây ra, 7 người chết và làm hư hại nhiều xe cộ, tài sản khác. Số người thương vong còn có thể tăng lên do tác động của bùn đỏ chứa hóa chất tiếp tục ngấm vào cơ thể những người đã tiếp xúc với chất thải này khi hồ vỡ.

Chính phủ Hungary coi đây là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử quốc gia này. Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định thảm họa này có nhiều khả năng do lỗi của con người gây ra, vì xảy ra trong lúc tình hình thời tiết hoàn toàn bình thường, không có mưa và chưa đến mùa tuyết rơi; trước khi xảy ra tai nạn hai tuần, một phái đoàn thanh tra chính phủ đã có chuyến đi kiểm tra hồ và không thấy có dấu hiệu gì khác thường; trong khi đó nhà máy vẫn thường xuyên nhắc lại cam kết với nhà nước hồ bùn đỏ này không nguy hiểm... Thủ tướng Viktor Orban đánh giá thảm họa này lớn gấp nhiều lần so thảm họa tương tự đã xảy ra ở vùng Baia Mare tại Romania năm 2000. Trước tình hình như vậy Thủ tướng Viktor Orban đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vùng nơi xảy ra thảm họa. Bùn đỏ đang chảy vào sông Danube và sông Raab.

Theo nhận định của người phát ngôn thuộc Cơ quan Quản lý thảm họa của Hungary, ông Tibor Dobson, thảm họa này sẽ có thể ảnh hưởng đến 6 nước hạ lưu là Croatia, Serbia, Bulgaria, Moldova, Ukraina và Romania, và có nguy cơ trở thành thảm họa sinh thái châu Âu. Tại một số nơi nhiều thủy sản cây cối, hoa màu và gia súc đã chết. Nhìn chung chưa đánh giá được toàn diện thiệt hại. Quốc vụ khanh Illes nói các đội cứu hộ của Hungary đang làm việc một cách tuyệt vọng, phải mất ít nhất một năm và hàng chục triệu đô-la mới xử lý được; Hungary kêu gọi sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu.

Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ Ajka ở Hungary là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với vấn đề hồ bùn đỏ chứa chất thải trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên. Lường trước nguy cơ không thể kiểm soát nổi vấn đề bùn đỏ độc hại trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên, chúng tôi, những người Việt Nam gắn bó với vận mệnh tồn vong của đất nước ký tên trong bản kiến nghị này, khẩn thiết yêu cầu

- Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,

- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(1) Quyết định cho ngừng ngay việc xây dựng Nhà máy Tân Rai ở Lâm Đồng để nghiên cứu tiếp cách xử lý;

(2) Tạm hủy dự án đang đàm phán tiếp với đối tác nước ngoài về Nhà máy Nhân Cơ ở Đắc Nông;

(3) Tạm thời đình chỉ việc triển khai toàn bộ tổng dự án hiện thời về việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu lại một cách nghiêm túc và khoa học;

(4) Lập nhóm nghiên cứu độc lập (nhóm đặc nhiệm) gồm những cá nhân có uy tín và có tâm huyết với đất nước trong giới các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế và những người hoạt động xã hội độc lập, để tiến hành nghiên cứu lại toàn bộ vấn đề bauxite Tây Nguyên.

(5) Những kết quả nghiên cứu lại một cách tổng thể vấn đề bauxite Tây Nguyên của nhóm đặc nhiệm này sẽ được trình bày trước Quốc hội, đồng thời được đem ra trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước về đề tài kinh tế - xã hội vô cùng nhạy cảm này để quyết định.

5 yêu cầu nêu trên của chúng tôi dựa vào các lý do sau đây:

Một là: Hầu hết các phản biện trong nhiều cuộc hội thảo được tiến hành năm 2008 và năm 2009 đã chứng minh có sức thuyết phục là việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên để sản xuất alumina như đang triển khai là phi kinh tế, hủy hoại môi trường, để lại nhiều hệ quả khó lường về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, uy hiếp nghiêm trọng an ninh quốc phòng của quốc gia.

Hai là: Chưa nói đến những khoản đầu tư là rất lớn, rất đắt, nhưng khả năng sinh lời trong khai thác bauxite Tây Nguyên lại không hiện thực, thậm chí hầu như chắc chắn là lỗ, việc khai thác bauxite Tây Nguyên để sản xuất quặng sơ chế alumina rất khó cân đối được đầu vào về nguồn nhiên liệu và nguồn nước vốn rất khan hiếm ở Tây Nguyên; việc từ quặng sơ chế alumina để sản xuất ra nhôm hoàn toàn bị loại trừ vì không có đủ nguồn điện. Các phản biện của các cuộc hội thảo năm 2008 và năm 2009 đã chứng minh không thể phản bác được những nhận định này. Việc sản xuất ra alumina với khối lượng một vài triệu tấn/năm là quá nhỏ so với thị trường bauxite/nhôm trên thế giới và trong thực tế chỉ có thể bán được cho một thị trường duy nhất là Trung Quốc, vì cước phí vận tải biển rất cao; tình hình này sẽ tạo ra nguy cơ phụ thuộc kinh tế và chính trị rất bất lợi cho đất nước. Nếu định nâng sản xuất alumina lên 5 – 6 triệu tấn/năm vào năm 2020 như dự kiến, thì đấy vẫn chỉ là một thị phần rất nhỏ trong thị trường bauxite/nhôm thế giới và cũng vẫn chỉ có thể bán cho một người mua duy nhất là Trung Quốc, vì xu thế chung trên thế giới hiện nay là sản xuất nhôm ngay tại chỗ khai thác bauxite để giảm chi phí vận tải. Cứ sản xuất 1 tấn alumina sẽ tạo ra 3 tấn bùn thải có chứa hóa chất độc hại; càng sản xuất nhiều đòi hỏi phải có hồ chứa bùn đỏ càng lớn, nguy cơ thảm họa môi trường càng lớn. Không thể hình dung nổi nguy cơ thảm họa môi trường của một hồ chứa bùn đỏ hàng triệu hay hàng chục triệu m3 treo lơ lửng trên đầu đồng bằng sông Đồng Nai và miền Bắc Nam Bộ, miền Nam Trung bộ, nơi có hàng chục triệu dân cư sinh sống. Tây Nguyên là vùng đầu nguồn của những con sông huyết mạch và có tầm ảnh hưởng quan trọng tới các vùng kinh tế trọng yếu của đất nước. Trong khi đó, do tác động biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ở miền Trung và ở Tây Nguyên xảy ra với tần số và cường độ ngày càng lớn; chưa kể đến tình hình khí hậu và kiến tạo địa hình nơi khai thác bauxite ở Tây Nguyên khắc nghiệt hơn rất nhiều (mưa cường độ lớn và tập trung trong mùa mưa, địa hình đất đai có độ dốc cao…) so với vùng Ajka ở Hungary. Ajka là vùng tương đối thấp, trong khi các vùng dự định khai thác bauxite ở Tây Nguyên đều ở trên cao, thuộc vùng Nam Trường Sơn với sườn phía Đông dốc đứng. Các hồ chứa bùn đỏ ở đây sẽ là những quả bom độc treo trên đầu hàng nhiều chục triệu người với tai họa khôn lường. Ngoài ra khả năng quản lý, thực thi pháp luật, lực lượng vật chất kỹ thuật phòng hộ chống thiên tai… của ta hiện nay chưa thể so sánh với Hungary.

Ba là: Các khảo sát nghiêm túc của nhiều nhà khoa học và kinh tế đã được trình bày trong các hội thảo năm 2008 và năm 2009 và đã được nêu lên trong nhiều kiến nghị gửi đến Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ cho thấy: Hiện tại và trong một vài năm tới hoặc lâu hơn vấn đề vận tải (dù là phương án đường bộ hay đường sắt) và cảng cho việc sản xuất và xuất khẩu alumina hoàn toàn bế tắc. Các tuyến đường bộ và cảng được dự kiến trong các dự án của Tập đoàn Than & Khoáng sản (TKV) nếu định thực hiện cũng phải mất một vài năm và phải chi thêm những khoản đầu tư rất lớn, vì những tuyến đường bộ hiện có định đưa vào sử dụng đều hẹp, nhiều cua gấp tay áo và có nhiều đèo dốc cao, không thể sử dụng cho xe vận tải lớn với trọng tải và lưu lượng lớn; nếu thực hiện phương án vận tải đường sắt thì còn phải chi thêm nhiều tỷ đô-la và cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa. Điều này cũng có nghĩa nhà máy sản xuất alumina Tân Rai nếu làm xong, cũng có thể có nguy cơ phải nằm đắp chiếu để đấy một thời gian.

Bốn là: Giả thiết rằng các tuyến đường vận tải và cảng đã sẵn sàng, một giả thiết hoàn toàn không tưởng, chi phí cho vận tải chở các nguyên liệu và than lên núi cho sản xuất và chở alumina xuống núi cho xuất cảng rất lớn, vì đoạn đường quá dài (khoảng gần 200 km hoặc hơn nữa, tùy phương án lựa chọn), sẽ đội giá thành lên rất cao. Điều này có nghĩa chỉ riêng vấn đề chi phí vận tải trên bộ để xuất cảng theo giá FOB đã gây ra nguy cơ thua lỗ lớn. Luận chứng này cũng đã được chứng minh trong nhiều tham luận khoa học có liên quan trong suốt năm 2008 và năm 2009.

Năm là: Nhữngvấn đề về văn hóa xã hội, từ đó dẫn đến những vấn đề về dân tộc ở Tây Nguyên vừa qua đã khá phức tạp, hoàn toàn chưa thể coi là ổn định; nay thêm dự án bauxite với nhiều tác hại đã chỉ ra, chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống mọi mặt của các dân tộc tại chỗ, càng làm suy thoái văn hóa các tộc người Tây Nguyên, làm rắc rối thêm các vấn đề xã hội, sẽ khiến tình hình trầm trọng hơn, cả về an ninh và quốc phòng ở vùng chiến lược này.

Sáu là: Với 5 lý do trình bày trên, chúng tôi thấy việc thực hiện 5 yêu cầu nêu trong kiến nghị này là phương án an toàn nhất, có thể giúp đất nước có đủ thời gian tìm ra những phương án tối ưu trong việc xem xét vấn đề bauxite Tây Nguyên nói riêng và cho vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên nói chung. Nhìn lâu dài về tổng thể, 5 yêu cầu nêu trong kiến nghị này còn là phương án tốt nhất, kinh tế nhất và toàn diện nhất, với nghĩa các tổn thất do phải tạm hủy ngay hoặc thậm chí có khi phải đi tới kết luận sẽ phải hủy hoàn toàn việc khai thác bauxite Tây Nguyên, dù sao sẽ vẫn còn “rẻ” hơn cái giá phải trả không thể lường hết được và thậm chí không thể cứu vãn được cho những hệ quả và thảm họa có thể xảy ra.

Thưa các vị lãnh đạo nhà nước,

Chúng tôi hiểu thực hiện lời thỉnh cầu khẩn thiết này có nghĩa là phải thực hiện một quyết định rất đau đớn chưa hề có trong lịch sử kinh tế nước ta và sẽ là một tổn thất lớn mà nền kinh tế nước ta phải chịu đựng – nhất là Nhà máy chế biến alumina Tân Rai đã hoàn thành được một phần lớn và đã làm được nhiều việc quan trọng trong triển khai dự án Nhà máy Nhân Cơ. Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối đối với vận mệnh quốc gia của các vị cùng với sự thông cảm của đồng bào cả nước mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này. Song thà chịu như vậy còn hơn để lại hậu họa khôn lường cho mai sau, kính mong Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ xem xét và chấp nhận.

Chúng tôi đồng thời kêu gọi đồng bào trong cả nước và sống ở nước ngoài đồng thanh lên tiếng ủng hộ 5 đề nghị cụ thể nêu trên và ký tên vào kiến nghị này, có ghi rõ nghề nghiệp hay chức vụ (nếu có). Thư từ xin gửi về theo địa chỉ bauxitevn@gmail.com, có kèm theo địa chỉ cư trú, địa chỉ e-mail, và số điện thoại của quý vị; để bảo đảm bí mật về sự riêng tư, khi đưa danh sách lên trang BVN, các thông tin này sẽ được lược bỏ.

Làm tại Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2010

Ký tên

GS Hoàng Tụy,

Trần Việt Phương,

Nhà văn Nguyên Ngọc,

Trần Đức Nguyên,

TS Lê Đăng Doanh,

GSTS Chu Hảo,

Phạm Chi Lan,

Nguyễn Trung,

TS Nguyễn Quang A,

GS Tương Lai,

GS Nguyễn Huệ Chi,

Nhà giáo Phạm Toàn,

GSTS Nguyễn Thế Hùng.

DANH SÁCH KÝ KIẾN NGHỊ VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN

Số TT Họ và Tên Nghề nghiệp Địa chỉ

1. GS Hoàng Tụy Thành viên cũ nhóm IDS
2. Trần Việt Phương Thành viên cũ nhóm IDS
3. Nhà văn Nguyên Ngọc Thành viên cũ nhóm IDS
4. Trần Đức Nguyên Thành viên cũ nhóm IDS
5. TS Lê Đăng Doanh Thành viên cũ nhóm IDS
6. GS TS Chu Hảo Thành viên cũ nhóm IDS
7. Phạm Chi Lan Thành viên cũ nhóm IDS
8. Nguyễn Trung Thành viên cũ nhóm IDS
9. TS Nguyễn Quang A Thành viên cũ nhóm IDS
10. GS Tương Lai Thành viên cũ nhóm IDS
11. GS Nguyễn Huệ Chi BVN
12. Nhà giáo Phạm Toàn BVN
13. GS TS Nguyễn Thế Hùng BVN
14. GS TS Ngô Vĩnh Long Khoa Sử, Đại học Maine Hoa Kỳ
15. TS Vũ Quang Việt Cựu chuyên viên thống kê kinh tế Liên Hợp Quốc, Cựu Vụ trưởng Vụ Tài Khoản Quốc gia Hoa Kỳ
16. GS TS Trần Hữu Dũng Khoa Kinh tế, Đại học Wright State Hoa Kỳ
17. Nhà thơ Nguyễn Duy TP. HCM
18. Nhà thơ Bùi Minh Quốc Đà Lạt
19. Mai Thái Lĩnh Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Lạt Đà Lạt
20. Lê Hiếu Đằng Nguyên Phó Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam; nguyên Tổng Thư ký Uỷ ban Nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn – Gia Định; nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP. HCM; hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về dân chủ và pháp luật, thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. HCM
21. Huỳnh Nhật Hải Cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Ðà Lạt Đà Lạt
22. Huỳnh Nhật Tấn Cựu Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Ðồng Đà Lạt
23. PGS TS Vũ Trọng Khải TP. HCM
24. PGS TS Hoàng Dũng TP. HCM
25. TS Phan Thị Hoàng Oanh TP. HCM
26. Nguyễn Ngọc Giao Giáo sư nghỉ hưu Pháp
27. Vũ Giản Nguyên Tư vấn tài chính và kinh tế cho Việt Nam của Bộ Kinh tế Thụy Sĩ Thuỵ Sĩ
28. GS TS Vũ Cao Đàm Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ Hà Nội
29. Nhà văn Phạm Đình Trọng TP. HCM
30. Hà Dương Tường Nguyên giáo sư đại học Compiègne (Pháp) Pháp
31. Trần Minh Thảo Công dân Việt Nam Lâm Đồng
32. Nguyễn Thanh Văn Giáo viên TP. HCM
33. Nhà báo Lê Phú Khải TP. HCM
34. Trần Thế Việt Nguyên Bí thư Thành ủy Ðà Lạt Ðà Lạt
35. GS TS Hoàng Xuân Phú Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg. Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria Hà Nội
36. GS TS Trần Văn Thọ Đại học Waseda Nhật Bản
37. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn Hải Phòng
38. Nhà báo Tống Văn Công TP. HCM
39. Nhà thơ Hoàng Hưng TP. HCM
40. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái TP. HCM
41. GS Augustine Hà Tôn Vinh Chủ tịch – Tổng Giám Đốc Stellar Management Company International Education, Training & Consulting Hà Nội
42. Nhà thơ, dịch giả Nguyễn Đỗ Hoa Kỳ
43. Nhà văn Trần Thị Trường Hà Nội
44. Nhà nghiên cứu, dịch giả Hoàng Ngọc Hiến Hà Nội
45. Nhà thơ, blogger Trần Nhương Hà Nội
46. Nhà văn Vũ Thư Hiên Pháp
47. Nhà văn, nhà báo Dương Khánh Phương Hà Nội
48. Nguyễn Hồng Hưng Giảng viên thỉnh giảng TP. HCM
49. Nguyễn Văn Tạc Nhà giáo nghỉ hưu Hà Nội
50. Nhà văn Đà Linh Hà Nội
51. Trần Trung Chính Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam Hà Nội
52. PGS TS Trần Ngọc Vương Khoa Văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Hà Nội
53. Nguyễn Hồng Khoái Chuyên viên Tư vấn Tài chính, Hội viên CLB Kế toán trưởng toàn quốc, Hội viên hội Tư vấn Thuế Việt Nam Hà Nội
54. Nhà báo Lê Nguyên Pháp
55. Nhà thơ, nhà báo Trần Tiến Dũng TP. HCM
56. Uông Đình Đức Cán bộ nghỉ hưu. TP. HCM
57. TS Nguyễn Từ Huy Khoa Văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM TP. HCM
58. Nhà văn Lê Minh Hà Đức
59. Nhà báo, nhà giáo Nguyễn Ngọc Sơn Hà Nội
60. Lê Mạnh Chiến Dịch giả, giảng viên đại học nghỉ hưu Hà Nội
61. PGS TS Đỗ Ngọc Thống Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Hà Nội
62. Nhà văn Hoàng Lại Giang TP. HCM
63. Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự Nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Lang Biang; nguyên Ủy viên trực Ban Thường vụ, Hội Văn nghệ Lâm Đồng Đà Lạt
64. TS Hà Sĩ Phu Cán bộ nghỉ hưu Đà Lạt
65. Bác sĩ Võ Văn Cần Nguyên trưởng khoa Y học Hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy Canada
66. Luật sư Nguyễn Hữu Liêm Hoa Kỳ
67. Phạm Xuân Nguyên Nhà phê bình văn học Hà Nội
68. TS Nguyễn Thanh Giang Hà Nội
69. Inrasara Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm TP.HCM
70. Nguyễn Đức Tùng Bác sĩ, nhà văn Canada
71. GS TS Nguyễn Văn Tuấn Phân khoa Y, Viện ĐH New South Wales, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan Sydney Úc
72. Tiến sĩ Nguyễn Đình Nguyên Chuyên viên, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, BV St Vincent, Sydney Úc
73. Nguyễn Thị Thanh Thúy Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Đại học Quy Nhơn Bình Định
74. Nguyễn Bá Chung Nghiên cứu Văn học, dịch giả Hoa Kỳ
75. Nguyễn Ngọc Điệp Nhân viên kỹ thuật ngành điện tử Bỉ
76. Phạm Quang Tuấn Assoc. Professor Úc
77. Trần Minh Khôi Kỹ sư Đức
78. TS Lê Thanh Dũng Hà Nội
79. Phạm Gia Khánh 90 tuổi, cán bộ, hưu trí từ 1982 TP.HCM
80. GS TS Nguyễn Đăng Hưng Giáo sư danh dự thực thụ trường Đại học Liège, Bỉ Bỉ
81. TS Nguyễn Xuân Diện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội
82. Kỹ sư Phạm Duy Hiển Liên doanh dầu khí Vietsovpetro Vũng Tàu
83. Nhà văn Ngô Minh TP Huế
84. Nhà Thiên văn học Nguyễn Quang Riệu Paris
85. Kiến trúc sư Trần Thanh Vân Hà Nội
86. Nhà văn Nguyễn Quang Thân TP HCM
87. Nhà văn Dạ Ngân TP HCM
88. GS TS Đỗ Đăng Giu Đại học Paris Sud Pháp
89. Trịnh Lữ Dịch giả Hà Nội
90. PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội
91. TS Đặng Đình Thi Chuyên ngành Cơ học Vật liệu và Cấu trúc Hải Dương
92. GS Phạm Xuân Yêm Đại học Paris 6 Pháp
93. Trần Lương Hà Nội
94. Nguyễn Đình Kho Hoa Kỳ
95. Đỗ Quang Nghĩa Kỹ sư điện tử Đức
96. TS Lâm Quang Mỹ Cán bộ nghiên cứu Vật lý Viện Hàn lâm KH Ba Lan Đức
97. Bùi Hữu Tường Radiologe Đức
98. Nhạc sĩ Hồ Văn Bông Hội viên các hội: Hội Âm Nhạc TP.HCM, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam TP.HCM
99. Nhà văn Đỗ Khiêm Hoa Kỳ
100. Bùi Xuân Bách Giáo viên nghỉ hưu Hoa Kỳ
101. Kỹ sư Lê Mạnh Đức Cán bộ hưu trí TP. HCM
102. Phạm Trung Nghiên cứu, phê bình mỹ thuật Hà Nội
103. Trần Đồng Minh Nhà giáo Hà Nội
104. Trương Công Hoàng nguyên là sinh viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng khoá 82 K TP. HCM
105. Nhà báo Phan Thị Ngọc Mai TP. HCM
106. TS Đào Trọng Hưng Cán bộ nghiên cứu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hà Nội
107. Thuc-Quyên Bác sĩ Nha khoa Đức
108. Trần Văn Lâm Đồng Nai
109. Kỹ sư, nhà thơ Hồ Minh Tâm TP.HCM
110. Nguyễn Hữu Đính Nghỉ hưu Canada
111. Trần Mạnh Tường Chuyên viên Kỹ thuật Canada
112. Lê Thành Lộc Thạc sĩ Giáo dục học TP.HCM
113. Kiến trúc sư Nguyễn Minh Phát Canada
114. Vũ Ngọc Tiến Viết văn, viết báo Hà Nội
115. Nguyễn Đức Hiệp Chuyên gia Khoa học môi trường khí Úc
116. TS Nguyễn Đức Mậu Viện Văn học Hà Nội
117. PGS.TS. Nghiêm Hữu Hạnh Viện Địa kỹ thuật-Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam Hà Nội
118. Nhà văn Trần Hoài Dương TP.HCM
119. Đạo diễn phim Song Chi Na Uy
120. Phan Trọng Khang Hà Nội
121. Nhạc sĩ Vĩnh Tuấn Nguyên GS Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế TP.HCM
122. Dương Quang Minh Chuyên viên Phòng Kinh tế kế hoạch Sở GTVT Thừa Thiên Huế Huế
123. Nguyễn Đức Dương Nguyên cán bộ nghiên cứu ngôn ngữ học của Viện Ngôn ngữ học TP.HCM
124. BS Trần Triêu Ngõa Huyến Tư vấn độc lập về Y tế công cộng và Phát triển cộng đồng TP.HCM
125. PGS TS La Khắc Hoà Khoa Văn ĐHSP Hà Nội Hà Nội
126. Phan Ngọc Quân phóng viên báo Sài Gòn Tiếp thị
127. GS TS Ngô Bảo Châu Huy chương Fields Hoa Kỳ
128. Nguyễn Quang Đồng Hà Nội
129. Vũ Ngọc Thăng Dịch giả Canada
130. Đỗ Anh Tài Sinh viên Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh TP.HCM
131. PGS TS Nguyễn Phương Tùng Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng TP.HCM
132. TS Nguyễn Duy Chính Hoa Kỳ
133. PGS.TS Ngô Văn Giá Trưởng khoa Viết văn- Đại học Văn hóa Hà Nội
134. PGS.TS. Nguyễn Gia Định Khoa Toán Trường Đại học Khoa học Huế Huế
135. Đặng Lợi Minh Hải Phòng
136. Phan Thế Vấn TP.HCM
137. Nghiêm Phương Mai Biologist, Nghiên cứu Sinh hoc/Giáo dục Canada
138. TS Nguyễn Hồng Kiên Viện Khảo cổ học Việt Nam Hà Nội
139. GS TS Nguyễn Mạnh Hùng Đại học Laval, Québec Canada
140. Phan Quốc Tuyên Thụy Sĩ
141. Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật và Kinh tế Biển TP. HCM TP.HCM
142. Tô Hoài Nam đảng viên, công tác tại Trung tâm Dịch vụ khách hàng - VNPT Khánh Hòa Khánh Hòa
143. Tiến sĩ Trần Xuân Nam Nguyên trưởng khoa Vô tuyến điện trường Đại học Bưu điện Hà Nội
144. Jason Nguyễn TP. HCM
145. Kỹ sư Nguyễn Văn Tập Hà Nội
146. Bác sỹ Phạm Hồng Sơn Hà Nội
147. Ngô Khoa Bá Chuyên viên Bảo hiểm Hoa Kỳ
148. Đặng Kim Toàn Doanh nhân Hoa Kỳ
149. Tô Tuấn Lưu Kỹ sư Đức
150. Trần Văn Cung Kỹ sư luyện kim Đức
151. Nguyễn Quốc Huy Hoa Kỳ
152. Hồ Phú Đức Thạc sĩ - Kỹ sư Hoá, đã nghỉ hưu Đức
153. Nguyễn Bá Dũng Chuyên viên Viễn thông Hà Nội
154. Trương Minh Đức Giám đốc Công ty BONG-ASIA Ba Lan
155. Phan Xuân Ngọc Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hàng Hải Việt Nam - Hải Phòng Khánh Hòa
156. Dương Thị Hoàng Minh Nhân viên văn phòng TP.HCM
157. Trần Khang Thụy Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Kinh tế (CESAIS), thuộc Trường Đại học Kinh tế TP.HCM TP.HCM
158. Dương Tấn Trung Chuyên gia điện toán Úc
159. Trịnh Hồng Trang Hà Nội
160. Giang Lê Úc
161. Võ Hoài Nam Nhà nhiếp ảnh Nga
162. Nguyễn Đào Trường Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương Hải Dương
163. Bùi Trọng Tuấn Dược sỹ chuyên khoa cấp II, Chủ tịch hội dược sỹ thành phố Hải Dương Hải Dương
164. Nhà văn Nhật Tuấn TP.HCM
165. PGS Đào Công Tiến Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. HCM TP. HCM
166. Nguyễn Đắc Chiến Nhân viên giáo dục tại Làng Trẻ em SOS TP. Hồ Chí Minh TP.HCM
167. Nguyễn Minh Tâm Kiến trúc sư TP.HCM
168. Nguyễn Hải Tùng Kỹ sư điện tử Hoa Kỳ
169. Phạm Văn Hiền Giảng viên lý luận chính trị Hải Phòng
170. Hoàng Thị Hạnh Lưu học sinh Đại học Queensland – Australia Úc
171. Đào Minh Châu Hà Nội
172. Trần Thanh Mai Hà Nội
173. Nguyễn Anh Tuấn Kỹ sư Địa Vật lý TP. HCM
174. Nguyễn Thiện Giám đốc Công ty Truyền thông Tiêu Điểm TP.HCM
175. Phạm Duy Tương Bút danh Sáu Nghệ, Trưởng cơ quan đại diện báo Tiền Phong tại ĐBSCL Cần Thơ
176. Nguyễn Hải Thanh Kinh doanh dầu mỡ bôi trơn - Công ty TNHH Văn Đạo Hải Phòng
177. Lê Văn Tiến sỹ Vật lý, giảng dạy Khoa Vật lý ĐHSPHN. Đã nghỉ hưu. TP.HCM
178. Thạc sỹ Phùng Hoài Ngọc Bộ môn Ngữ văn Trường Đại học An Giang An Giang
179. Tô Ngọc Kim Kỹ sư ĐHBK Hà Nội Hà Nội
180. Trương Lợi Kỹ sư TP.HCM
181. Hồ Vĩnh Trực Kỹ thuật viên vi tính TP.HCM
182. Phạm Thị Tâm Quản lý phòng NET TP.HCM
183. Nguyễn Duy Thiên Phó Giám đốc (doanh nghiệp nước ngoài) TP.HCM
184. Nguyễn Hữu Tùng Quản lý mạng máy tính Đà Nẵng
185. Vũ Quang Chính Nhà lý luận phê bình điện ảnh Hà Nội
186. Hồng Kiến Nghĩa Kỹ sư kinh tế nông nghiệp, hưu trí TP.HCM
187. Nhữ Xuân Thạo Vũng Tàu
188. Lê Xuân Tấn Kỹ sư Hoá-Silicat Huế
189. Lê Thanh Trường phóng viên (Đài PTTH Đà Nẵng) Đà Nẵng
190. Nguyễn Đắc Diên Bác sĩ Nha khoa TP.HCM
191. Nguyễn Đình Đồng Cử nhân TP.HCM
192. Nguyễn Quốc Bình Kỹ sư Cấp Thoát Nước TP.HCM
193. Nguyễn Minh Tiến Nghề nghiệp tự do Hải Phòng
194. Lê Phước Long Kinh doanh Quảng Trị
195. Trương Tấn Đạt TP.HCM
196. Nguyễn Quốc Minh Nhà báo – Nhà thơ TP.HCM
197. Nguyễn Hồng Ngọc Giảng viên, Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng. Trưởng Bộ Môn Kiến trúc, khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Đà Nẵng
198. Trần Mỹ Phương Lập trình viên TP.HCM
199. Nguyễn Văn Trường Thạc sĩ QLKHCN Hà Nội
200. Đinh Thu IT Consultant Hoa Kỳ
201. Bùi Trần Đăng Khoa TP.HCM
202. Nguyễn Xuân Quang Kỹ sư Viễn thông Khánh Hòa
203. Nguyễn Xuân Khoa Giáo viên Nghệ An
204. Xà Quế Châu Đầu bếp TP.HCM
205. Phạm Nguyễn Vĩnh Huy Nhân viên kinh Doanh Cty Cp Bến Thành Ôtô (Bến Thành Ford) TP.HCM
206. Nguyễn Xuân Dương Hà Nội
207. Trịnh Quốc Việt Công tác trong lĩnh vực CNTT Hà Nội
208. TS Vũ Hoàng Minh Chuyên gia giáo dục tại nước Cộng hòa Angola Angola
209. Trần Quốc Thịnh Nghỉ hưu Hoa Kỳ
210. Bùi Đức Lại Cựu vụ trưởng, chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức TW Đảng Hà Nội
211. Nguyễn Đức Thắng Luật sư TP.HCM
212. Đặng Cao Cường Kỹ sư xây dựng Hà Nội
213. Nguyễn Gia Hảo Chuyên gia kinh tế (đối ngoại) độc lập, Hội viên Hội Kinh tế Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam Hà Nội
214. Đỗ Lệnh Đạt Giáo viên Hà Nội
215. Võ Trọng Lộc Bác sĩ Nghệ An
216. Ngô Ngọc Quang Vũng Tàu
217. TS Phạm Ngọc Cương Chuyên ngành Tâm lý Canada
218. Kỹ sư Lê Thành Tuân Trưởng phòng kỹ thuật Hà Nội
219. Lê Đoàn Thể Hà Nội
220. Đào Ngọc Thế Vinh Giảng viên tại University of Queensland, Úc Úc
221. Trần Hoài Nam TP.HCM
222. Nguyễn Văn Sĩ Nghề tự do Lâm Đồng
223. Kỹ sư Chu Minh Tuấn Lâm Đồng
224. Đinh Xuân Huy Nhân viên Văn phòng TP.HCM
225. Kỹ sư Phạm Thái Bình Hải Phòng
226. TS, Kỹ sư Vũ Đình Bon Structural Engineer Hoa Kỳ
227. Hà Vũ Hiển Kỹ sư cơ khí Hà Nội
228. Lê Lan Chi Nhân viên thư viện Canada
229. Bùi Phan Thiên Giang Chuyên viên mạng máy tính TP.HCM
230. Nguyễn Thanh Sơn Kỹ sư điện tử viễn thông TP.HCM
231. Nguyễn Hà Tịnh Automatic Transmisssions Mechanic Hoa Kỳ
232. Nguyễn Hữu Quý Kỹ sư cầu đường Đắk Lắk
233. Hồ Quang Hưng NV.XNK Cty UNIQUE TP.HCM
234. Phạm Văn Thọ Nhà báo - Luật gia TP.HCM
235. Lương Nguyễn Lê Kỹ sư điện tử viễn thông Hoa Kỳ
236. PGS.TS Hà Thúc Huy Khoa Hóa – Đại học Khoa học - Đại học Quốc gia TP. HCM TP.HCM
237. Lê Ngọc Dung Nhà báo, Phó tổng biên tập báo VietnamEuropa SEC
238. Nguyễn Quốc Hùng Hà Nội
239. ThS. Nguyễn Xuân Nguyên Giảng viên Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM TP.HCM
240. TS Lê Khánh Hùng Chuyên ngành Công nghệ Thông tin Hà Nội
241. Ngô Minh Triết Hoa Kỳ
242. Phạm Đình Cảnh Kỹ sư Hóa học TP.HCM
243. Nguyễn Minh Châu Kỹ sư công nghệ sinh học- Viện Công nghiệp Thực phẩm Hà Nội
244. Nguyễn Hữu Mười Kiến trúc sư, Giám đốc công ty Xây dựng Kiến trúc Phú Gia Hưng TP.HCM
245. Trần Minh Phát Kỹ sư điều khiển tàu biển Đồng Nai
246. Nguyễn Trọng Hoàng Bác sĩ Y khoa Pháp
247. Nguyễn Thị Ngọc Minh TP.HCM
248. Phạm Như Hiển Giáo viên Thái Bình
249. Nguyễn Trọng Vĩnh TP.HCM
250. Nguyễn Văn Bích Bác sĩ Pháp
251. Trần Ngọc Tuấn SEC
252. Lâm Giang TP.HCM
253. Trần Quý Kôi Kỹ sư đóng tàu Hải Phòng
254. Vũ Thị Hiền Buôn bán Cần Thơ
255. Hoàng Đình Tú Kỹ sư, hiện là điều phối viên dự án Promoting Energy Conservation in Small and Medium Scale Enterprises của Bộ Khoa học và Công nghệ Hà Nội
256. Nguyễn Thị Hồng Thúy TP. HCM
257. Nguyễn Tấn Lộc Kỹ sư công nghệ hóa Khánh Hòa
258. Ngô Hải MPI for Physics Đức
259. Cao Quang Nghiệp Giảng viên khoa Việt Nam học, trường Đại học Hamburg (Đức) Đức
260. Trần Vũ Trung Hà Nội
261. Nguyễn Như Một Giám đốc Long An
262. Đinh Văn Hương TP.HCM
263. Hà Thuận Dũng CB-CNV công ty CP Đồng Tiến Đồng Nai
264. Tạ Việt Tôn Nghiên cứu sinh Nhật Bản
265. Đỗ Thành Long Giáo viên TP. HCM
266. Nguyễn Đức Thủ Kỹ sư Hà Nội
267. Lê Trí Hiệp Indonesia
268. TS Võ Ngọc Anh Chuyên viên nghiên cứu (ngành khoa học máy tính), Đại học Melbourne Úc
269. Võ Thiện Dược sĩ Úc
270. Nguyễn Quốc Phong Nhân viên máy tính TP. HCM
271. Phạm Khắc Hưng Lập trình viên TP. HCM
272. Ngô Thế Phiệt Nhà giáo hưu trí, nguyên giảng viên tại trường ĐHKH Huế, nguyên giáo viên trường PTTH chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng Đà Nẵng
273. Khương Việt Hà Hà Nội
274. Đỗ Mạnh Tiến Giám đốc công ty xây dựng tư nhân ( DO BUILDERS Ltd ) New Zealand
275. Hoàng Ngọc Cầm Nhật Bản
276. Nguyễn Văn Hùng TP. HCM
277. Lưu Quý Định Kỹ sư Đức
278. Lê Xuân Lộc Đà Nẵng
279. Trần Anh Tiến sĩ kinh tế Hoa Kỳ
280. Phạm Anh Thùy Dương Nghiên cứu sinh ngành sinh học tại Cộng hòa Liên bang Đức Đức
281. Nguyễn Chính Hoa Kỳ
282. Kiến trúc sư Bùi Hải Hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam Hà Nội
283. Phan Thanh Hải Luật gia, Giám đốc công ty TNHH Giao nhận Hoàng Phan TP. HCM
284. Nguyễn Hoàng Lâm Kỹ sư Xây dựng TP. HCM
285. Trần Văn Trung Thanh Hóa
286. Tải Thanh Phong Trà Vinh
287. Trương Thị Quí Bút danh: Nguyệt Lâm TP. HCM
288. Nguyễn Văn Hòa Kỹ sư Năng lượng Đức
289. Nguyễn Ngọc Hòa Nghiên cứu viên ngành Quan hệ quốc tế Hà Nội
290. TS. Hà Nam Ninh Đảng viên Đảng cộng sản, Giảng viên trung tâm huấn luyện thuyền viên, Đại học Hàng hải Hải Phòng
291. Nguyễn Tấn Thành Giám đốc điều hành TP.HCM
292. Nguyễn Hải Đà Đà Nẵng
293. TS. Trần Văn Quyến Factory Manager Nam Định
294. Phạm Thanh Đảm Nghiên cứu sinh ngành đóng tàu, trường đại học Ulsan, Hàn Quốc Hàn Quốc
295. Lê Vĩnh Trương Hành nghề tự do TP.HCM
296. Thạc sỹ Nguyễn Tuấn Anh Giám đốc Công ty Kiểm toán DCPA Hà Nội
297. Nguyễn Tuấn Khoa Trưởng Văn phòng đại diện công ty Sibelco Asia TP. HCM
298. Luật sư Lê Quang Vũ TP. HCM
299. Nhà văn Nguyễn Quang Lập TP. HCM
300. Sáng Hồ Đạo diễn Sân khấu Đức
301. Chu Tường Vân Kỹ sư Hà Nội
302. Nguyễn Văn Sơn Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Quảng Trị
303. Hoàng Nguyễn Thụy Khê Nhân viên văn phòng TP.HCM
304. Nguyễn Xuân Thọ Kỹ sư truyền thông Đức
305. Lê Văn Trường Sơn Sinh viên ĐH Liège (HEC ULG) Bỉ
306. Đỗ Nam Hải Kỹ sư - Phó Tổng giám đốc Công ty May Hai Hải Phòng
307. TS Trần Quang Ngọc Kỹ sư Điện Đức
308. Lê Minh Đạo Cử nhân kinh tế TP.HCM
309. Nguyễn Văn Khánh Trưởng phòng marketing Công ty cổ phần Thuốc Sát trùng Cần Thơ TP.HCM
310. Nhà văn Hà Văn Thùy TP.HCM
311. Nguyễn Quang Tuyến Hoa Kỳ
312. Nguyễn Quang Hiền Kế toán CT TNHH Châu Long TP.HCM
313. Huy Trần Úc
314. Phạm Văn Chính Kỹ sư về Công nghệ Thông tin Hà Nội
315. Nguyễn Thị Phương Anh Giáo viên TP.HCM
316. Nguyễn Thị Thu Oanh Sinh viên TP.HCM
317. Đỗ Gia Tuyền Hoa Kỳ
318. Nguyễn Khánh Nhân viên văn phòng TP.HCM
319. Mai Ngọc Trí Kỹ sư dự án, Viện PI, Đại học ứng dụng Mannheim Đức
320. Tào Duy Linh Nguyên giáo viên đại học Hà Nội
321. Thích Nguyên Hùng Nghiên cứu, giảng dạy, dịch thuật Phật học Vũng Tàu
322. Khương Quang Đính Chuyên gia tin học Pháp
323. Vũ Thế Cường Kỹ sư cơ khí Đức
324. J.B Nguyễn Hữu Vinh Kỹ sư Xây dựng Hà Nội
325. Lê Chiến Thắng Đức
326. Lưu Thùy Diệp Nghỉ hưu Canada
327. Ngô Minh Tuấn Nhân viên công ty Kroger Hoa Kỳ
328. Trần Đắc Lộc Cựu giảng viên Đại học Khoa học Huế, hiện kinh doanh tự do tại C.H.Séc Séc
329. TS Trần Hải Hạc Chuyên ngành kinh tế học Pháp
330. Lê Minh Úc
331. Lê Triệu Phong Nghiên cứu viên, Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (NICT), Nhật Bản Nhật Bản
332. Phạm Đình Dương Nguyên bác sĩ ở Việt Nam, hiện hưu trí Úc
333. Nhà văn Thùy Linh Hà Nội
334. Nguyễn Đức Quỳnh TP.HCM
335. Đỗ Toàn Quyền TP.HCM
336. TS Ðặng Văn Ba Nguyên Giám đốc Bộ tin học, tổ chức Quốc tế viễn thông (I.T.U) Geneva Thụy Sĩ
337. Diệp Đình Huyên Nguyên Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Giám đốc đài Phát thanh truyền hình tỉnh Lâm Đồng Lâm Đồng
338. Quốc Ngọc Nhà báo tự do TP. HCM
339. Nguyễn Quang Nhàn Hội viên Hội Văn nghệ Lâm Đồng Lâm Đồng
340. Nhà văn, nhà báo Trần Phong Vũ Chủ bút nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân Hoa Kỳ
341. Nguyễn Thị Dư Khánh Giảng viên nghỉ hưu TP. HCM
342. Vũ Mạnh Hùng Công nhân TP. HCM
343. TS Nguyễn Thị Hồng Hà Đại học Sư phạm TP. HCM TP. HCM
344. Nguyễn Viết Hùng Nhà giáo TP. HCM
345. Đỗ Thanh Vân Học viên cao học TP. HCM
346. Đỗ Nguyễn Huy Anh Học sinh lớp 11 TP. HCM
347. Hồ Cương Quyết – André Menras Giáo viên nghỉ hưu Pháp
348. PGS. TS Đặng Ngọc Lệ Đại học Văn Hiến TP. HCM
349. Trần Thị Khánh Biên tập viên TP. HCM
350. PGS TS Bùi Mạnh Hùng Đại học Sư phạm TP. HCM TP. HCM
351. Nguyễn Đức Việt Chuyên viên lập trình cao cấp, Thales Australia Úc
352. Phạm Đình Dương Nguyên bác sĩ ở VN, hiện hưu trí. Úc
353. Võ Thiện Dược sĩ Úc
354. Nguyễn Tiến Đạt Nghiên cứu sinh tại Melbourne, Australia Úc
355. Nguyễn Quang Đạo Cựu chiến binh QDNDVN (đã nghỉ hưu) Hà Nội
356. Nguyễn Văn Tư New Zealand
357. Tô Hồng Đức Thạc Sĩ Bác sĩ Chuyên Khoa I An Giang
358. Vũ Hồng Phong Kỹ sư TP.HCM
359. PGS TS Đoàn Văn Cánh Giám đốc Trung tâm NC Môi trường Địa chất, trường đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội
360. Vũ Duy Chu Nhà thơ TP.HCM
361. Thich Chân Pháp Đăng Trụ trì Tu Viện Cát Tường ở Tây Bắc Mỹ Hoa Kỳ
362. TS Nguyễn Tiến Dũng Chuyên ngành Tự động hóa Hà Nội
363. Nguyễn Ngọc Vinh Kế toán TP.HCM
364. Bùi Kế Nhãn Trưởng VPĐD tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu của CTy TNHH Đại Dương Vũng Tàu
365. Nguyễn Khánh Long Hưu trí Canada
366. Nguyễn Thanh Tùng Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Iowa State University Hoa Kỳ
367. Lý Trọng Phúc Cử nhân Luật, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Công ty CP cơ khí Vina Nha Trang Khánh Hòa
368. Nguyễn Vĩnh Tuyên Sinh viên năm thứ 5 trường Đại học Điện lực Hà Nội Hà Nội
369. Phan Thế Vấn Bác sỹ TP.HCM
370. Lê Quốc Trinh Kỹ sư cơ khí Canada, khai thác quặng mỏ, hoá dầu, tinh chế kim loại Canada
371. Lê Phước Cảnh Kỹ sư Công nghệ thông tin TP.HCM
372. Lê Vĩnh Vinh PGĐ Trung tâm LPƯ /Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) Lâm Đồng
373. Đoàn Nam Sinh GV thỉnh giảng Đại học Nông Lâm TP. HCM, nguyên G Đ Liên hiệp Khoa học - Sản xuất Đà Lạt ('89-'96) Lâm Đồng
374. Nguyễn Thị Hường Nghiên cứu sinh ngành Luật, Đại học Indiana, Hoa Kỳ Hoa Kỳ
375. Nguyễn Hữu Thủy Chuyên viên phân tích tài chính, Trưởng nhóm môi giới Quỹ và nhà đầu tư nước ngoài- Công ty cổ phần chứng khoán quốc tế Việt Nam TP.HCM
376. Phạm Khắc Châu Úc
377. Trần Thị Diễm Thúy Chuyên viên ngân hàng TP.HCM
378. Nguyễn Hồng Việt Giám đốc công ty tư vấn quản lí TP.HCM
379. Mai Văn Hanh Đảng viên ĐCSVN, làm việc tự do TP.HCM
380. Trương Công Lực Kỹ sư TP.HCM
381. Hồ Văn Nhãn Giáo viên hưu trí TP.HCM
382. Phạm Thành Chung Nhân viên kinh doanh Hà Nội
383. Vương Thiện Đức Bác sĩ thú y Đồng Nai
384. TS Nguyễn Xuân Nghĩa Chuyên ngành Xã hội học TP.HCM
385. Nguyễn Đăng Tuấn Canada
386. Đặng Lợi Minh Giáo viên hưu trí Hải Phòng
387. Nguyễn Xuân Tùng OPS Executive Hải Phòng
388. Phạm Biên Cương Công tác tại Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp - Bộ Công Thương Hà Nội
389. Nguyễn Hoàng Phúc Kỹ sư Công nghệ thông tin An Giang
390. Lê Diễn Đức Nhà báo độc lập Ba Lan
391. Nguyễn Xuân Nghĩa Kỹ sư cơ khí Hải Dương
392. Nguyễn Thế Vinh Kiến trúc sư Hà Nội
393. Võ Trọng Lộc Bác sĩ Nghệ An
394. Nguyễn Quốc Anh Giám đốc công ty AT Travel Hà Nội
395. Phan Bá Thọ Nhà thơ, Blogger TP.HCM
396. Trần Minh Tuấn Kiến trúc sư Hà Nội
397. Vũ Văn Tuấn Kỹ sư Tự động hóa Vũng Tàu
398. Trần Văn Cứ Sinh viên khoa Triết Hà Nội
399. Ngô Thị Hạnh Trưởng phòng KH & Truyền thông - Phương Nam Book TP.HCM
400. Trần Công Khánh Hưu trí Hải Phòng
401. Nguyễn Văn Vũ Giáo chức Canada
402. Phạm Hồ Điệp Thạc sỹ kỹ thuật Hà Nội
403. Võ Thanh Phương TP.HCM
404. Nguyễn Thanh Phong Du học sinh Việt Nam tại Đài Loan An Giang
405. TS Đỗ Thịnh. Viện Nghiên cứu Con người, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, đã hưu trí Hà Nội
406. TSKH Hoàng Ngọc Cầm Nhật Bản
407. Võ Hồng Hải Kinh doanh máy tính TP.HCM
408. Cung Đức Kiên Chief of Marketing Department Hà Nội
409. Nguyễn Chí Tuyến Chuyên viên bản quyền, dịch sách Nhà xuất bản Thế Giới Hà Nội
410. Mai Văn Hoằng Bình Dương
411. Nguyễn Thị Bích Liên Luật sư - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Công ty Luật TNHH Ánh Dương Việt Hà Nội
412. Phạm Quốc Bình Giám Đốc Công Ty VMDD TECH Hoa Kỳ
413. Đoàn Thái Nhân Giám đốc TP.HCM
414. Phạm Duy Bình Kiến trúc sư Hà Nội
415. Trần Văn Bé Kỹ sư công nghệ thông tin Hà Nội
416. Mai Ngân Hà TP.HCM
417. Vũ Văn Minh Nông dân Cần Thơ
418. Tô Hải Cán bộ về hưu 84 tuổi, Nhạc sĩ, Blogger, nhà nước tặng "Giải thưởng nhà nước" đợt 1 TP.HCM
419. Lê Cường Graphic-Web Designer Hoa Kỳ
420. Nguyễn Như Biên Nghề nghiệp tự do TP.HCM
421. Hoàng Thiên Sơn Nhân viên kinh doanh - Công ty Xi măng Nghi Sơn Bình Dương
422. Đào Quang Việt Kỹ sư Công nghệ thông tin Hà Nội
423. Nguyễn Hoàng Long Chuyên viên Hàng hải TP.HCM
424. Nhà văn, nhà báo Ngô Thị Kim Cúc Biên tập viên báo Thanh Niên TP.HCM
425. Nguyễn Hồng Kỳ Nhân viên quản lý nhân sự Công ty TNHH Shing Việt TP.HCM
426. Nguyễn Chương Nhà báo tự do TP.HCM
427. Trần Vỹ Thiên Trưởng ban an toàn lao động Công ty TNHH PungKook Sai Gon II TP.HCM
428. Lâm Văn Lực Kinh doanh tự do TP.HCM
429. Đinh Hồng Trường Kỹ sư cầu đường Vĩnh Phúc
430. PGS.TS Hoàng Xuân Huấn Hà Nội
431. TS Hồ Văn Bính Ba Lan
432. TS Nguyễn Hữu Viễn Hiện làm kinh doanh tại Ba Lan Ba Lan
433. Nguyễn Văn Sắt Kỹ sư Xây dựng TP.HCM
434. Nguyễn Đức Tuấn Kỹ sư xây dựng Đà Nẵng
435. Vũ Vân Sơn Phiên dịch, biên dịch cho tòa án và công chứng bang Berlin, CHLB Đức Đức
436. Nguyễn Xuân Trường Cử nhân, nhân viên kinh doanh TP.HCM
437. Trần Đăng Khoa Cử nhân Địa chất học, Thạc sĩ Quản trị môi trường, Cựu chủ nghiệm bộ môn Du Lịch Đại học Hoa Sen TP HCM, Cựu Phó phòng Hướng dẫn Công ty Du lịch TP HCM Hoa Kỳ
438. Vũ Hồng Ánh Biên tập Nhạc giao hưởng và Thính Phòng-Ban Ca nhạc-Đài Truyền Hình Tp.HCM TP.HCM
439. Trần Sỹ Thi Thường dân TP.HCM
440. Nguyễn Vũ Tư vấn kỹ thuật (freelancer) TP.HCM
441. Trịnh Xuân Nguyên Chuyên ngành Kỹ sư Xây dựng, nơi đang công tác: Bộ Xây dựng Hà Nội
442. Nguyễn Công Huân Nghiên cứu sinh tại Đại học Aalborg Đan Mạch
443. Joseph Nguyễn Hiển Linh mục Pháp
444. Phạm Tiến Công Chuyên viên Phân tích tài chính Hà Nội
445. Đặng Kim Sơn Kiến trúc sư TP.HCM
446. Nguyễn Tiến Bính Hưu trí Hà Nội
447. Nguyễn Phan Anh Nhân viên phòng kinh doanh Công ty APL-NOL Vietnam TP.HCM
448. Trần Hoàng Hà Nghệ An
449. Nguyễn Thị Thúy Hà TP.HCM
450. TS Nguyễn Khắc Nhẫn Nguyên GS Đại học Bách khoa Grenoble Pháp
451. Trần Phục Hưng Chuyên viên tư vấn thương hiệu TP.HCM
452. Trinh Quốc Khánh Kỹ sư Điện tử Hà Nội
453. PGS TS Phan Văn Hiến Hà Nội
454. Nguyễn Đăng Bảy Kỹ sư xây dựng Lâm Đồng
455. Đoàn Đình Sáng Bệnh binh, hội viên Hội Cựu chiến binh Hà Nội
456. Võ Hữu Tước Kỹ sư Công nghiệp Rừng. Cán bộ hưu trí Khánh Hòa
457. Lê Văn Thịnh Giáo viên tiếng Anh TP.HCM
458. Phạm Quang Huy Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Lâm Đồng
459. Phạm Đình Hiền Cử nhân Toán Khánh Hòa
460. Huy Đức Nhà báo, Blogger Osin TP.HCM
461. TS Âu Dương Thệ Đức
462. Trần Thị Băng Thanh Cán bộ đã về hưu Hà Nội
463. Nguyễn Huỳnh Thanh Hải Nhân viên tư vấn triển khai các giải pháp phần mềm TP.HCM
464. Nguyễn Khánh Dương Kỹ sư làm tự do Bình Thuận
465. TS Trần Quốc Hải Chuyên ngành địa chất; đã nghỉ hưu Hà Nội
466. Nguyễn Đức Hùng Môi giới Bất động sản Hà Nội
467. Nguyễn Hoàng Hà Kỹ sư cơ khí- Giám đốc Cty CP Nghiên cứu phát triển KHCN INOVA TP.HCM
468. Đào Thị Ngọc Trâm Nội trợ (trước đây là giáo viên toán) TP.HCM
469. Đặng Minh Điệp Kỹ sư công nghệ thông tin TP.HCM
470. Nguyễn Chính Luật gia, nhà báo, nơi công tác Báo Văn nghệ - Hội Nhà Văn Khánh Hòa
471. Lữ Phương Viết văn TP. HCM
472. Nguyễn Trung Dân Nguyên Phó Tổng biên tập báo Du lịch TP. HCM
473. Nguyễn Hữu Tưởng Viện Hán-Nôm Hà Nội
474. TS Phạm Thị Phương Đại học Sư phạm TP. HCM TP. HCM
475. TS Phạm Thị Phương Thái Đại học Thái Nguyên Thái Nguyên









Wednesday, October 06, 2010

 

Dân làng Lập An, thị trấn Lăng Cô bị nhà Cộng sản cướp đất phá nhà

Bản tin từ Huế ngày 28-09-2010



Lập An là một ngôi làng nhỏ nằm phía bắc Thị trấn Lăng Cô, dưới chân núi Phú Gia và nhìn ra biển, nơi đang có một khu du lịch (thuộc cụm du lịch Chân Mây+Lăng Cô, xin xem bản đồ). Người dân nơi đây (31 hộ) từ lâu sinh sống với ruộng và rẫy. Cách đây hơn một năm, họ đã bằng lòng giao ruộng (nằm gần bờ biển) và chỉ giữ lại nương rẫy (nằm gần chân núi) để nhà nước làm một dự án, có lẽ là dự án mở rộng khu du lịch nói trên. Vì địa hình nơi đây khá thuận lợi cho gió lốc tàn phá, nên họ đã buộc lòng xây những chòi lều để giữ rẫy mà có thể chống chọi với loại thiên tai này. Sau bao cố gắng chắt chiu tháng ngày và với sự cho phép của nhà cầm quyền địa phương (!?!), cuối cùng thì họ cũng dựng lên được những ngôi nhà chòi nho nhỏ (3x4m) bằng xi-măng (xem hình). Tuy nhỏ nhưng mỗi ngôi nhà này tốn khoảng 20 triệu đồng, một số tiền lớn đối với dân nghèo như họ. Nhưng niềm vui chưa dứt thì được tin như sét đánh: có lệnh cưỡng chế của chủ tịch thị trấn Lăng Cô Lê Văn Tình. Lê Văn Tình là một trong những tên cầm đầu vụ cướp trường của Giáo xứ Loan Lý cách đây hơn một năm, vào ngày 13-09-2009.



1- Đàn voi phá nhà

Đúng vào lúc 8g30 ngày 22-09-2010, dưới sự điều khiển của chủ tịch thị trấn Lăng Cô Lê Văn Tình và phó trưởng công an huyện Phú Lộc, thượng tá Sĩ, một đội quân cưỡng chế gồm 50 công an và một số cán bộ, dân phòng đi trên xe con, xe múc, xe cứu thương tấn công vào làng Lập An… Không đọc lệnh đình chỉ, chẳng cho thời gian tháo dỡ, bọn chúng đi đến đâu gây đổ nát đến đó. Tiếng loa hăm dọa của lũ “thi hành công vụ”, tiếng gầm đinh tai của xe múc, tiếng búa chan chát đập sập tường chen lẫn với tiếng than khóc đầy uất hận, tiếng kêu la đầy đau đớn của người dân thấp cổ bé miệng đang bị dùi cui đánh lõa đầu, bị roi diện dí vào thân thể vì tìm cách bảo vệ tài sản của họ. Thật là một cảnh đàn áp bi thương vốn chỉ có trong chế độ Cộng sản, nhất là CSVN. Lê Văn Tình và đồng bọn như lên cơn điên cuồng say máu. Cuộc phá nhà hôm nay là nằm trong kế hoạch đoạt luôn những thửa nương rẫy còn sót lại của dân lành để bán cho các công ty du lịch vốn đang nở rộ tại cái thị trấn được xem là trung tâm du lịch quan trọng của tỉnh Thừa Thiên. Phá xong, chúng cũng chẳng thèm làm biên bản, dù người dân la ó đòi hỏi. Bọn cướp thì làm gì có giấy tờ. Thế nhưng, dưới sự phản đối chống cưỡng mạnh mẽ của quần chúng, bọn cướp ngày đã không thể phá hết 31 căn nhà chòi vô tội.

Dù có rất nhiều người bị thương, cần chở đi bệnh viện, nhưng xe cứu thương của bọn cướp ngày vẫn từ chối chở họ đi vì không chấp nhận dân lập biên bản. Khốn nạn đến mức đó là cùng. Thế là dân phản ứng bằng cách xả xì lốp xe cứu thương (xem hình) và tự cứu các thân nhân của họ.


2- Hành trình khiếu kiện

Khổ nạn vẫn chưa hết với dân lành. Trưa 23-09-2010, 19 phụ nữ già trẻ thôn Lập An quyết định kéo nhau lên kêu cứu tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Họ gồm có: 1- Lê Thị Nga, hội trưởng hội Phụ nữ thôn, 2- Nguyễn Thị Bưởi, 3- Phan Thị Hiếu, 4- Lê Thị Nhiên, 5- Ngô Thị Sâm, 6- Võ Thị Hà, 7- Nguyễn Thị Bông, 8- Nguyễn Thị Lai, 9- Nguyễn Thị Lành, 10- Lê Thị Trung, 11- Đỗ Thị Hiền, 12- Lê Thị Bưởi, 13- Nguyễn Thị Thương, 14- Nguyễn Thị Hương, 15- Lê Thị Hoa, 16- Nguyễn Thị Hoa, 17- Nguyễn Thị Gái, 18- Nguyễn Thị Gái Em, 19- Tôn Nữ Thị Xuân.

Chuyến xe đầu tiên chở 10 người đi ra Huế, ngang đến bệnh viện Phú Lộc thì bị Công an huyện chận lại, buộc tài xế quay lui về Lập An. Chuyến xe thứ hai chở 9 người cũng bị chặn lại và còn bị phạt 500.000đ. Công an buộc sang người qua xe đầu để lui về làng… Khi chiếc xe chở chung tất cả đoàn dân khiếu kiện vừa chạy được 400m thì họ buộc tài xế thả họ xuống bên đường, nếu không họ sẽ nhảy xuống trong khi xe đang chạy!

Đón được chiếc xe thứ 3, 19 dân làng đi tiếp lên UBND tỉnh thì bọn Công an huyện Phú Lộc đuổi theo chận đường, buộc tài xế đuổi tất cả xuống, nếu không sẽ bị phạt 1.000.000đ. Giữa cơn nắng như đổ lửa, những bà già ngoài 70 cứ tập tễnh đi bộ băng qua đèo Mũi Né, qua khỏi đèo đón xe đi tiếp. Nhưng dù vậy cũng chẳng được 500m. Lũ “chỉ biết còn đảng còn mình” vẫn đuổi kịp và buộc xuống xe. Cuối cùng người dân khiếu kiện đành phải đi bộ xa hơn và cứ 2 người một, đón xe và hẹn lên bến xe Huế gặp nhau. Cuối cùng họ đã đến được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, gặp được ông Nguyễn Minh Ngọc, trưởng phòng tiếp dân và một số phóng viên báo Thanh Niên.

Sáng ngày 24-09-2010, 31 người đàn ông Lập An tiếp tục kéo nhau lên huyện nạp đơn và kêu oan. Nhưng sau hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu vụ kêu oan từ Nam chí Bắc, đến tận trung ương Hà Nội mà vẫn cái cảnh phủ bênh phủ, huyện bênh huyện, địa phương đá lên trung ương, trung ương đá xuống địa phương, vẫn cái kiếp kiện củ khoai từ đời ông, sang đời cha, đến đời con, tận đời cháu… thì thử hỏi dân lành Lập An có hy vọng gì không???

Trích điều 71 Hiến pháp 1992 : “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân”.

Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Lăng Cô ngày 28-09-2010

 

Tuyên bố về Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long

Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
Web: http: //khoi8406vn. blogspot. com/
Email: vanphong8406@gmail. com


Tuyên bố

về Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long

Kính thưa Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang tưng bừng chuẩn bị Đại lễ kỷ niệm việc vua Lý Thái Tổ, cách đây 1000 năm, đã chọn đất Thăng Long (Hà Nội hiện giờ) làm thủ đô của nước Việt, khai mở một thời đại trong đó dân Việt thoát khỏi vòng lệ thuộc Trung Hoa, sống độc lập tự chủ.

1- Theo chính sử của Dân tộc như Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn và Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, thì việc xây cất thành Thăng Long khởi sự vào tháng 7 (âm lịch) đầu thu năm Canh Tuất (1010), tương đương với ngày 10 tháng 08 dương lịch. Như thế Đại lễ kỷ niệm phải mừng vào mồng 10 tháng 08 năm 2010. Thế nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã tự ý chọn thời điểm khai mạc đại lễ vào ngày 01 tháng 10 là quốc khánh của Trung Hoa Cộng sản và bế mạc vào ngày 10 tháng 10 là quốc khánh của Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan).

Đây vừa là hành vi xúc phạm biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long, một biểu tượng nói lên tinh thần tự chủ độc lập của đất nước, ý thức bảo vệ lãnh thổ của Dân tộc suốt 1000 năm qua, vừa là thái độ sỉ nhục anh linh của hàng triệu con Hồng cháu Lạc đã đem xương máu chống quân xâm lược Bắc phương suốt dòng lịch sử để bảo vệ nền độc lập Tổ quốc cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ, vừa là ý đồ của đảng CSVN muốn Dân tộc và Đất nước lệ thuộc Trung Quốc hơn nữa, như đã lệ thuộc kể từ thời đảng Lao động chịu sự điều khiển của Mao Trạch Đông.

2- Dù là chế độ Phong kiến rồi chế độ Pháp thuộc, 1000 năm qua cũng là thời đại trong đó Dân tộc Việt Nam chúng ta :

- đã luôn đoàn kết trên dưới một lòng chống ngoại thù xâm lược (tiêu biểu là Hội nghị Diên Hồng triều Trần),

- đã nỗ lực xây dựng được một nền luật pháp tương đối công minh và nhân bản mà vua dân đều phải tuân giữ (tiêu biểu là Luật Hồng Đức triều Lê),

- đã biết quý chuộng chữ nghĩa thánh hiền, tuyển chọn nhân tài từ mọi tầng lớp, thường xuyên theo chính sách chiêu hiền đãi sĩ (tiêu biểu là Văn miếu và Quốc Tử giám từ triều Lý),

- đã tạo một môi trường thuận lợi cho bao tác phẩm văn chương xuất hiện (tiêu biểu như Truyện Kiều của Nguyễn Du),

- đã xây dựng được một số định chế để ngăn chặn khuynh hướng chuyên quyền độc tài của quân vương và triều đình (tiêu biểu là chức quan ngự sử và cơ cấu làng xã họ tộc với ngạn ngữ “Phép vua thua lệ làng”),

- đã tôn trọng các tôn giáo và duy trì tinh thần tôn giáo hòa đồng (tiêu biểu là sự du nhập và phát triển của Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin lành…; sự xuất hiện của các tôn giáo bản địa như Cao đài, Hòa hảo, Bửu sơn Kỳ hương…),

- đã luôn tôn trọng quyền tư hữu đất đai của nhân dân, dù mỗi chế độ hay mỗi triều đại có những chính sách điền địa khác biệt (tiêu biểu là Luật Người cày có ruộng thời Đệ nhị Cộng hòa),

- đã bắt đầu phát huy tinh thần dân chủ trong chế độ Pháp thuộc và chế độ Việt Nam Cộng hòa (tiêu biểu là quyền ngôn luận và nền báo chí tương đối tự do trong hai chế độ này).

- đã luôn vui sống tại nơi chôn nhau cắt rốn, trên mảnh đất hình chữ S mà Tổ tiên đã để lại trong niềm tôn trọng tình nghĩa đồng bào, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

• Lẽ ra, trong tinh thần chuẩn bị xa và chuẩn bị gần cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, các giá trị văn minh nhân bản mà bao thế hệ Việt tộc đã dày công xây dựng đó phải luôn được tưởng nhớ, đề cao và thể hiện.

• Thế nhưng, qua hơn nửa thế kỷ dưới chế độ Cộng sản, Dân tộc Việt đã đau đớn nhìn thấy:

- lãnh thổ và lãnh hải mất từng mảng lớn vào tay quân bành trướng Đại Hán, lãnh đạo CS chưa bao giờ đoàn kết thực sự với nhân dân để chống ngoại bang xâm lược.

- luật pháp chỉ được áp dụng và áp dụng khắt khe cho thường dân, còn đảng và nhà nước thì được miễn trừ, đảng viên và cán bộ thì được nhẹ tay, châm chước hay thoát khỏi.

- giáo dục loại trừ người nghèo (vì đủ thứ học phí và phụ phí), phân biệt chính kiến (hồng hơn chuyên); việc tuyển chọn nhân tài và viên chức nhà nước thì theo tiêu chuẩn đảng tịch, thân thích và tiền bạc; nhiều trí thức của đất nước bị bỏ phế hay cầm tù vì bất đồng quan điểm với đảng.

- văn chương, nghệ thuật nằm dưới vòng kim cô của đảng, phải phục vụ mục tiêu chính trị do đảng đề ra; chẳng có tác phẩm giá trị nào xuất hiện ngoại trừ những tác phẩm mang tính đối kháng hay phê bình chế độ.

- cơ chế chính trị đảng quyền, độc tài và toàn trị tiêu diệt hết mọi nhân quyền và dân quyền, biến tam quyền phân lập thành tam quyền phân công dưới sự chỉ đạo hoàn toàn của đảng; công an và quân đội trở thành công cụ trong tay đảng và chỉ phục vụ đảng; bàn tay sắt của đảng áp đặt từ trung ương tới địa phương.

- các tôn giáo bị đảng và nhà cầm quyền tìm cách kiểm soát, khống chế, xâm nhập, lũng đoạn và làm thoái hóa bản chất: trở thành đồ trang trí hay biện hộ viên cho chế độ; các tín hữu đấu tranh cho tự do tôn giáo, công bằng xã hội hay dân chủ nhân quyền thì bị đàn áp.

- toàn bộ đất đai đều thuộc quyền quản lý (thực chất là quyền sở hữu) của nhà nước (thực tế là của đảng viên cán bộ có chức quyền); nhân dân (cá nhân, dòng tộc, giáo hội) chỉ còn quyền sử dụng, thành thử phải chịu bao điêu đứng trong sinh sống và hoạt động.

- quyền tự do ngôn luận, vốn là quyền đầu tiên, bị hoàn toàn triệt tiêu; báo chí và các phương tiện truyền thông khác đều nằm trong tay đảng và nhà nước; các nhà dân báo độc lập bị sách nhiễu, ngăn chận, cầm tù.

- hơn ba triệu người đã đau đớn rời bỏ quê cha đất tổ, đứt ruột từ giã nơi chôn nhau cắt rốn vì không chịu nổi chế độ phi nhân hà khắc, gian dối tàn bạo. Trong đó, một nửa đã thành công đến được bến bờ tự do, nhưng một nửa đã phải trả giá cho việc tìm tự do bằng cái chết hoặc bằng thảm nạn: bị cướp bóc, hãm hiếp, đánh đập trên biển, giữa rừng, trong tù (khi bị bắt lại)… Xã hội Việt Nam thì thiếu vắng tình nhân loại nghĩa đồng bào, đánh mất ý thức bảo vệ môi trường sống...

• Đang khi đó, Tuyên ngôn Thiên niên kỷ (cũng lại 1000 năm) của Liên Hiệp Quốc (1) mà Việt Nam đã phê chuẩn, có nêu một số giá trị căn bản giữ vai trò thiết yếu trong quan hệ quốc tế của thế kỷ 21 (để thế giới cùng nhau phát triển theo chiều hướng toàn cầu hóa) là:

- Về tự do: Điều hành đất nước theo nguyên tắc dân chủ, có sự tham gia của người dân và trên căn bản ý chí của người dân.

- Về bình đẳng: Không được phép tước đoạt cơ hội thụ hưởng kết quả từ hoạt động phát triển của bất cứ cá nhân nào hoặc Dân tộc nào.

- Về khoan dung: Con người phải tôn trọng lẫn nhau, trong sự đa dạng về tín ngưỡng, văn hóa và ngôn ngữ.

Tuyên ngôn Thiên niên kỷ còn nêu rõ ý thức và hành động cho hòa bình, an ninh và giải trừ quân bị, cho việc phát triển và xóa đói giảm nghèo, cho việc bảo vệ môi trường sinh sống, nhân quyền dân chủ và bảo vệ những người dễ bị tổn thương… Thế nhưng, trong tất cả những ghi nhận trên của văn kiện quốc tế này, Việt Nam cho đến hôm nay vẫn chưa thực hiện được điều gì cả, trái lại đảng thống trị và nhà cầm quyền CS còn làm cho đất nước, xã hội Việt Nam ngày càng tệ hại và cuộc sống nhân dân ngày càng khốn khổ.

3- Thông tin lại cho biết nhà cầm quyền đã bỏ ra một số tiền khổng lồ là 4 tỷ rưỡi đôla (tiền thuế do nhân dân đóng góp, gần tương đương 10% ngân sách quốc gia) để chi tiêu hoang phí (và để tha hồ tham nhũng) vào việc tổ chức với những hình thức phô trương hết sức vô ích, như làm 101 trống đồng, 1000 trống da, 1000 bức tượng rồng thời Lý, những cổng chào, những phù điêu phi nghệ thuật và vô ý nghĩa, như sơn lại phố cổ Hà Nội, làm mới thay vì phục dựng các di tích, như tổ chức lễ khai mạc với diễu binh, diễu hành, biểu diễn trực thăng với khoảng 10 ngàn người tham dự, chi hàng trăm tỷ để đóng những cuốn phim lịch sử, chi hàng chục tỷ cho một số báo đưa tin đại lễ. Đang lúc đó, nhân dân trong nước thiếu thốn mọi bề, đặc biệt là thiếu trường học, bệnh viện, cầu qua sông….

Ngoài ra, việc đóng những cuốn phim lịch sử với đạo diễn Tàu, trường quay Tàu, phong cách Tàu, diễn viên phụ Tàu; việc lợi dụng Đại lễ kỷ niệm để tuyên truyền cho đảng Cộng sản Việt Nam lẫn Trung Quốc, để lập dự án ăn cướp đất đai nhà cửa của nhân dân, tất cả chỉ làm cho dân tình càng thêm ngao ngán, phẫn nộ và cùng cực.

4- Do đó Khối 8406 chúng tôi tuyên bố:

- Đảng và nhà cầm quyền độc tài toàn trị CS hiện đang làm những việc rất lố bịch và tệ hại, trái với ý chí của Tiền nhân, tinh thần của Đại lễ và ý nghĩa của biểu tượng Ngàn năm Thăng Long.

- Qua Đại lễ Ngàn năm Thăng Long mang đậm dấu ấn Trung Cộng như thế, Đảng và nhà cầm quyền độc tài toàn trị CS ngang nhiên xác nhận: thời kỳ Bắc Thuộc kiểu mới thế kỷ XXI đang ngày càng rõ ràng hiện thực, với tình hình đất, rừng, biển và nhiều nguồn lợi kinh tế khác của Tổ quốc Việt Nam mất dần vào tay Trung Cộng, với tình trạng Đất nước ngày càng lệ thuộc Trung Cộng về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, an ninh quốc phòng.

- Đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay cũng như trong quá khứ do đó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Dân tộc và lịch sử về những hành động cực kỳ tai hại và mù quáng gây nên nguy cơ mất nước kiểu mới này (2).

- Kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long cần phải được mừng không phải với việc tổ chức những lễ lạc hoành tráng, những hội hè rỗng tuếch, những trình diễn lãng phí, mà là với việc tưởng niệm, đề cao và khôi phục những giá trị văn hóa đầy nhân bản của Dân tộc nói trên xoay quanh tâm điểm là con người.

Việt Nam, ngày 12 tháng 09 năm 2010.

Ban Đại diện Lâm thời Khối 8406

1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải - 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, Việt Nam.

2. Giáo sư Nguyễn Chính Kết - đang vận động dân chủ tại hải ngoại.

3. Linh mục Nguyễn Văn Lý - đang điều trị bệnh dưới dạng quản thúc tại Nhà Chung Tòa Tổng Giám mục Huế, 69 Phan Đình Phùng, Huế, Việt Nam.

4. Linh mục Phan Văn Lợi - đang bị quản chế tại gia ở 16/46 Trần Phú, Huế, Việt Nam.

Trong sự hiệp thông với cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù cộng sản.

------------------------------------------

(1) http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%A5c_ti%C3%AAu_Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_Thi%C3%AAn_ni%C3%AAn_k%E1%BB%B7

(2) Xin xem Tuyên bố của Khối 8406 nhân dịp kỷ niệm 4 năm ngày thành lập (8/4/2006–2010).

Phụ lục

Tuyên bố của Khối 8406 nhân dịp kỷ niệm 4 năm

ngày thành lập (8/4/2006 – 8/4/2010).

Kính gửi:

‒ Toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

‒ Các quốc hội và chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.

Khối 8406 được thành lập vào ngày 8-4-2006, là ngày mà bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 (gọi tắt Tuyên ngôn 8406) được phổ biến rộng rãi. Với số thành viên ban đầu là 118 người dân trong nước, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Khối 8406 đã nhận được sự ủng hộ và tham gia mạnh mẽ của hàng ngàn, rồi hàng chục ngàn đồng bào Việt Nam ở quốc nội lẫn hải ngoại.

Đồng thời, nhiều nhà hoạt động chính trị, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, nhiều tổ chức phi chính phủ và công dân bình thường thuộc nhiều quốc gia trên thế giới như: Anh, Ba Lan, Đức, Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Tiệp Khắc, Úc… cũng đã nhiệt liệt chào mừng và ủng hộ tinh thần lẫn nội dung bản Tuyên ngôn 8406; ca ngợi lòng dũng cảm của các thành viên Khối 8406 đã dám vượt qua mọi nỗi sợ hãi, quyết đứng lên đương đầu trực diện với chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam, nhằm đấu tranh giành lại các quyền tự do dân chủ thực sự cho dân tộc.

Trong lá Thư Ngỏ ngày 23-5-2006 của các nhân sĩ, trí thức, chính trị gia,… thuộc nhóm Hiến Chương 77 Tiệp Khắc, gửi đi từ thủ đô Praha cho Khối 8406, có đoạn viết: “Chúng tôi đã được biết đến "Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006” của các bạn. Chúng tôi rất trân trọng sự can đảm của các bạn trong hoàn cảnh chính trị tương tự như ở nước chúng tôi năm 1977, khi văn kiện cơ sở của Hiến Chương 77 được công bố. Chúng tôi biết rằng các bạn đang phải hứng chịu nguy cơ bị các cơ quan chính quyền truy nã, và chúng tôi hy vọng rằng mỗi biểu hiện đoàn kết sẽ là sự khích lệ và tăng cường sức mạnh cho các bạn. (…) Chúng tôi không thờ ơ trước vận mệnh đất nước Việt Nam. Chúng tôi tin rằng tiếng nói của các bạn sẽ không bị bóp nghẹt. Cho dù về mặt hình thức thì Hiến Chương 77 đã ngừng hoạt động sau tháng 11-1989, nhưng chúng tôi rất lấy làm vui mừng được bày tỏ sự ủng hộ đối với các bạn trên tư cách những cá nhân. Chúng tôi xin chúc cho nỗ lực của các bạn sẽ dẫn đến việc thiết lập nền tự do trong khoảng thời gian ngắn hơn là chúng tôi đã đạt được trong phong trào Hiến Chương 77…”

Trong lá thư gửi ngày 30-5-2006 từ thủ đô Washington, do 50 vị dân biểu Hoa Kỳ cùng ký tên có đoạn: “…Chúng tôi hy vọng lá thư này sẽ nhắc nhở cho những ai có ý đồ muốn bóp nghẹt những tiếng nói đòi tự do hoặc toan tính đe dọa hay đàn áp những người dân đã bày tỏ quan điểm của họ một cách bất bạo động là: mọi sự vi phạm nhân quyền sẽ mâu thuẫn với một hình ảnh ổn định và tiến bộ mà chính quyền Việt Nam đang muốn có. Đây là điều toàn thể thế giới đang theo dõi. Với tất cả những ai đang sống tại Việt Nam đã ký tên vào những văn kiện lịch sử này, sự can đảm và quyết tâm của quý vị để bảo vệ tự do của con người bằng phương pháp bất bạo động là tấm gương sáng cho đồng bào cả nước, cho chính chúng tôi và cho toàn thế giới. Chúng tôi cam kết sẽ sát cánh cùng quý vị trong cuộc đấu tranh này…”

Cũng với một tinh thần đó, ngày 6-12-2006, tại phòng họp Quốc hội Liên bang ở thủ đô Canberra đã có 36 Dân biểu và Thượng Nghị sĩ Australia cùng ký tên vào một bức thư chung như sau: “...Chúng tôi ký tên dưới đây là những Dân biểu và Thượng nghị sĩ Australia muốn bày tỏ sự ủng hộ và ngưỡng mộ của chúng tôi đối với 118 công dân Việt Nam can đảm, được biết dưới tên Khối 8406 đã đồng ký tên vào bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam, ngày 8-4-2006 để kêu gọi cuộc vận động ôn hòa cho một tiến trình dân chủ hóa và đa đảng ở Việt Nam. (...) Sự góp mặt của phong trào dân chủ này chứng tỏ rằng khát vọng cho tự do và dân chủ là quy luật phổ quát cho tất cả các Dân tộc trên thế giới và phù hợp với những nguyên tắc được Quốc hội Australia tôn trọng. Là những đại diện được dân chúng bầu lên trong một nền dân chủ, chúng tôi có bổn phận phải lên tiếng thay cho những người mà tự do dân chủ của họ bị tước đoạt. Chúng tôi kêu gọi chính phủ nước CHXHCN Việt Nam hãy lắng nghe tiếng nói của Dân tộc mình và hãy có những bước tiến thích hợp để thay đổi và hướng về một xã hội tự do dân chủ, hội nhập hoàn toàn vào cộng đồng Quốc tế và thị trường toàn cầu. Thế giới đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Việt Nam...”.

Nhân dịp kỷ niệm 4 năm ngày thành lập Khối 8406 (8/4/2006 – 8/4/2010), chúng tôi một lần nữa xin chân thành cảm ơn mọi sự ủng hộ, giúp đỡ đầy nhiệt tình và hiệu quả của đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước; của bạn bè quốc tế khắp 5 châu đối với Khối 8406 nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung, trong những năm qua. Chúng tôi nguyện sẽ luôn luôn xứng đáng với lòng tin yêu đó của mọi người và khẳng định rằng: cho dù chặng đường trước mặt còn phải trải qua khó khăn, gian khổ khốc liệt đến mấy, chúng tôi vẫn tiếp tục dấn thân, quyết cùng với dân tộc và thế giới tiến bộ đấu tranh giành lại các quyền tự do dân chủ thực sự cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu!

Cũng nhân dịp này, Khối 8406 xin tuyên bố với đồng bào Việt Nam và cộng đồng thế giới như sau:

1) Trung thành tuyệt đối với tinh thần và nội dung Tuyên ngôn 8406 qua các điểm:

- Mục tiêu đấu tranh là thay thế triệt để thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, phi dân chủ, phản dân tộc, không chấp nhận sự cạnh tranh của các chính đảng khác trên chính trường hiện nay bằng thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng và pháp trị tiến bộ.

- Phương pháp đấu tranh là mọi phương pháp mà các cá nhân, tập thể, tổ chức bất bạo động đã sử dụng kiến hiệu từ lâu nay trên thế giới, đặc biệt nơi thánh Gandhi, luật sư Martin Luther King, phong trào dân chủ tại Đông Âu các năm 1989-1991 và phong trào dân chủ tại Việt Nam hiện giờ.

- Lực lượng của cuộc đấu tranh là đại bộ phận dân tộc Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước, bao gồm mọi giới : trí thức, viên chức, văn nghệ sĩ, thương nhân, công nhân, nông dân, cựu chiến binh, sinh viên, học sinh… và cả 2 lực lượng quân đội lẫn công an mà hiện nay cũng thuộc tầng lớp bị trị. Ngoài ra còn có cộng đồng thế giới dân chủ tiến bộ. Tất cả làm thành sự kết hợp chặt chẽ, hữu cơ giữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.

- Động lực đồng thời là khối tiên phong của cuộc đấu tranh là tầng lớp sĩ phu chân chính trong giới trí thức và giới tu hành vốn không chịu thờ ơ, vô cảm trước khổ đau của đồng bào và đồng loại để chỉ chăm lo cho bản thân hay cộng đồng mình.

- Đối tượng của cuộc đấu tranh là các thế lực độc tài, phản dân chủ đang nắm thực quyền trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay và những thành phần cấu kết với họ để chia chác quyền lực và quyền lợi. Thế lực này đang thiết lập và duy trì ách thống trị của họ một cách hết sức bất lương và tàn ác lên đầu lên cổ dân tộc, đang vì quyền lợi ích kỷ của tập đoàn mình mà chà đạp thô bạo quyền lợi chính đáng của tuyệt đại đa số nhân dân! Chính họ đang bất chấp sự tụt hậu của quốc gia, sự suy vong của giống nòi mà phớt lờ ý chí và nguyện vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam hôm nay là thực sự dân chủ hoá đất nước! Vì vậy, trong lòng dân tộc hiện thời, đang có mâu thuẫn lớn lao và cơ bản giữa giai cấp thống trị thiểu số cực kỳ tham lam, tàn ác, sống xa hoa phè phỡn, với giai cấp bị trị chiếm đại đa số đang sống rên xiết lầm than như nô lệ.

- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh là chính nghĩa nhất định thắng phi nghĩa, tiến bộ nhất định thắng lạc hậu và chí nhân nhất định thắng bạo tàn!

2) Khẳng định dựa trên tất cả những gì đã và đang diễn ra, rằng:

Dứt khoát không thể xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tình trạng vẫn còn tồn tại chế độ độc tài, độc đảng và toàn trị hiện nay! Chế độ này không thể gìn giữ đạo đức xã hội đang ngày càng xuống cấp, không thể chống được quốc nạn tham nhũng đang ngày càng hoành hành, không thể bảo vệ sự an toàn của mỗi công dân và mỗi gia đình đang ngày càng bị xâm phạm, không thể bảo toàn nền an ninh quốc gia đang ngày càng bị đe dọa…

Nguy hiểm hơn, chế độ ấy đang đẩy dân tộc ta vào một nguy cơ mất nước kiểu mới đến từ kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Về vấn đề này, Khối 8406 chúng tôi nhận định rằng: Trong điều kiện, hoàn cảnh quốc tế ngày nay, việc Trung Quốc đem quân xâm lược toàn bộ Việt Nam có khả năng rất thấp. Thế nhưng, việc Trung Quốc tìm mọi cách mua chuộc và khống chế một số thành phần lãnh đạo trọng yếu trong bộ máy cầm quyền Hà Nội, để số này răm rắp phục tùng chiếc gậy chỉ huy của Bắc Kinh là điều hoàn toàn có thể và khả năng này rất cao. Thực chất, đây là cách dùng người Việt cai trị người Việt theo kiểu thái thú mà không cần xâm lược bằng quân sự theo kiểu cổ điển. Nói cách khác, đây là thủ đoạn “Polpot hoá”, “Khơme đỏ hoá” Việt Nam, mà Trung Quốc từng sử dụng tại nước gọi là “Campuchia dân chủ” trong giai đoạn 1975–1979, đẩy dân tộc hiền hòa này vào thảm họa diệt chủng kinh hoàng.

Những biểu hiện của chủ trương đó là Trung Quốc đã chiếm đoạt hàng ngàn km2 lãnh thổ biên giới và hàng chục ngàn km2 lãnh hải biển Đông; đã nhiều phen ngang nhiên cấm cản hay bắn thẳng vào ngư dân Việt Nam khi họ ra khơi đánh cá trong lãnh hải Tổ quốc; đã trúng thầu dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và hàng trăm dự án xây nhà máy, xây xa lộ trên khắp cả nước; đã được “thuê miễn phí” 50 năm hàng trăm ngàn hécta rừng quốc phòng, rừng phòng hộ từ Bắc chí Nam; đã thiếp lập nhiều khu cư dân Trung Quốc bất khả xâm phạm tại nhiều tỉnh thành; đã du nhập ồ ạt vào Việt Nam vô số sản phẩm tàn hại nền văn hóa và kinh tế quốc gia cũng như tai hại cho sức khỏe đồng bào… Tất cả đều có sự dung túng, nhượng bộ, đi đêm hay đồng lõa của đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, mọi ý kiến cảnh báo nguy cơ Bắc triều, mọi hành động phản đối lân bang xâm lược đều đã bị Hà Nội coi khinh hay đàn áp.

3) Đòi hỏi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam

+ Tôn trọng các quyền tự do của mọi công dân, tôn trọng quyền tự quyết của toàn thể Dân tộc.

+ Thả khỏi tù ngay tức khắc và vô điều kiện tất cả những công dân yêu nước vì đấu tranh cho tự do dân chủ mà phải bị tống ngục. (Danh sách chưa đầy đủ được đăng ở phần Phụ lục, đính kèm với bản Tuyên bố này.)

+ Chấm dứt ngay mọi hành động vi phạm nghiêm trọng quyền con người, vi phạm chính Hiến pháp, luật pháp của CHXHCN Việt Nam đối với những người đấu tranh dân chủ như: theo dõi canh gác, quản chế tại gia, buộc đi thẩm vấn, nghe trộm điện thoại, đọc trộm bưu thư điện thư, cắt điện thoại và internet; nhục mạ khi tiếp xúc, vu cáo trên phương tiện truyền thông; khám tư gia, tịch thu tài sản, xử phạt hành chính; đuổi việc, bao vây kinh tế, sách nhiễu thân nhân; sử dụng côn đồ hành hung, ném chất bẩn vào nhà; ngăn cản những người đấu tranh dân chủ trong lẫn ngoài nước gặp gỡ nhau; tạm giam trái phép, xét xử và kết án nhiều năm tù với những tội danh vu vơ, ngụy tạo, v.v… Tất cả những hành động xấu xa, bỉ ổi này của công an và tòa án Việt Nam, dưới sự điều khiển của đảng cộng sản địa phương hoặc trung ương, đều được khoác lên cụm mỹ từ “bảo vệ an ninh quốc gia và ổn định trật tự xã hội!”.

4) Nhiệt liệt chào mừng sự trở lại với xã hội bình thường, trong tự do hạn chế, của 2 thành viên ưu tú thuộc Khối 8406 là linh mục Nguyễn Văn Lý và luật sư Lê Thị Công Nhân. Đồng thời thiết tha tưởng nhớ hàng chục thành viên khác đang hy sinh cho đại cuộc trong lao tù cộng sản.

5) Chân thành cảm ơn và hoàn toàn ủng hộ vô số nỗ lực của đồng bào lẫn thân hữu quốc tế nhằm hỗ trợ cho các tù nhân lương tâm, nhất là những bản tuyên bố mới đây của các tổ chức: Văn Bút Quốc tế, Ân Xá Quốc Tế, Cao Trào Nhân Bản và một số Cộng đồng người Việt hải ngoại về việc đòi trả tự do hoàn toàn, vĩnh viễn cho linh mục Nguyễn Văn Lý và chấm dứt ngay việc quản chế, xách nhiễu đối với luật sư Lê Thị Công Nhân.

6) Hết lòng ca ngợi đức dũng cảm, chí bất khuất, sự mưu trí và tinh thần bền bỉ đấu tranh bất chấp khó khăn, nguy hiểm… của mọi thành viên Khối 8406 trong lẫn ngoài nước. Sự hy sinh của quý Anh Chị Em là vô cùng quý giá và rất đáng trân trọng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Khối 8406 nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung.

7) Nhân việc tái phát động trong dịp này chiến dịch “MẶC ÁO TRẮNG VÀO NGÀY MỒNG 01 VÀ 15 MỖI THÁNG, ĐỂ ỦNG HỘ DÂN CHỦ TẠI VIỆT NAM”, chúng tôi xin kêu gọi toàn thể đồng bào trong lẫn ngoài nước vui lòng hưởng ứng mạnh mẽ, và các trang mạng đấu tranh vui lòng phổ biến rộng rãi chiến dịch đó. Sau cùng, chúng tôi kêu mời cộng đồng thế giới tiến bộ hãy cùng đồng tâm hiệp sức với chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự

This page is powered by Blogger. Isn't yours?

Tin Việt Nam

(freevietnews.com)