Saturday, January 26, 2008

 

Thư hiệp thông với Tổng Giáo phận Hà Nội

Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
Thư hiệp thông với Tổng Giáo phận Hà Nội

Kính gởi:

- Đức Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội,

Đồng kính gởi:

- Đức Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, các Đức Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, Lạng Sơn, Thái Bình và toàn thể các Đức Giám mục.

- Quý Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân Tổng Giáo phận Hà Nội.

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ cùng Quý Anh Chị Em giáo dân.

Chúng con ký tên dưới đây là đại diện cho một nhóm linh mục nguyện sống theo tinh thần Đức Cố Tổng Giám mục tử đạo Philipphê Nguyễn Kim Điền, gọi tắt là nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, vốn đã dấn thân cùng với dân tộc tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền từ đầu năm 2001 đến nay, xin có đôi lời gởi đến toàn thể Quý vị:

1- Trước hết, chúng con chân thành hiệp thông với Đức Tổng Giám mục cùng toàn thể Dân Chúa tại Tổng Giáo phận Hà Nội, đặc biệt tại Giáo xứ Chánh tòa, Giáo xứ Thái Hà và Giáo xứ Hà Đông. Chúng con hoan nghênh việc Đức Tổng Giám mục đã gởi văn thư ngày 15-12-2007 cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam để dứt khoát đòi lại đất đai cơ sở của Tòa Khâm sứ vốn là tài sản lâu đời và chính đáng của Tổng Giáo phận Hà Nội. Chúng con hoàn toàn nhất trí với việc cộng đoàn Tổng Giáo phận bày tỏ thái độ đồng lòng với vị Chủ chăn qua việc đặt lại tượng Đức Mẹ trong sân tòa Khâm sứ, lấy chữ ký giáo dân 5 tỉnh thành thuộc Giáo phận và kiên trì cầu nguyện trước tòa Khâm sứ cho đến khi đạt được mục đích. Chúng con cũng hoàn toàn nhất trí với Cha Quản xứ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà lẫn Giáo xứ Hà Đông trong việc bày tỏ sự phản kháng hành vi xâm chiếm tài sản Giáo xứ bằng cách liên tục cầu nguyện, đặt tượng và dựng lều quanh khu vực bị cưỡng đoạt. Đây là thái độ phản ứng, cung cách đấu tranh đầy tinh thần Kitô giáo.

Cùng với Tổng Giáo phận, cụ thể với Tòa Tổng Giám mục và Cha Chánh xứ Thái Hà, chúng con hoàn toàn phản đối văn thư ngày 11-01-2008 của Ủy Ban Nhân Nhân Dân thành phố Hà Nội. Không ai được quyền ngăn cấm, hăm dọa, vu khống “vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng” đối với các Kitô hữu tụ tập cầu nguyện cách trật tự, ôn hòa tại nơi đang bị chiếm đoạt bất công để nói lên quyết tâm đòi lại công lý cho mình. Không ai được quyền biện hộ, bao che cho những cá nhân, tập thể, tổ chức cướp giật đất đai của người khác.

Chúng con xin hiệp lòng với Đức Giám mục Giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN, các Đức Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột, Lạng Sơn, Thái Bình cùng mọi tín hữu trong Giáo phận của các ngài; chúng con xin hiệp lòng với toàn bộ Dòng Chúa Cứu Thế và nhiều cộng đồng lẫn cơ quan Công giáo VN khắp năm châu đã mau mắn hiệp thông với Tổng Giáo phận Hà Nội, với 3 Giáo xứ Chánh tòa, Thái Hà và Hà Đông bằng cầu nguyện, gởi thư, mở chiến dịch vận động chính khách quốc tế… Đây là tấm gương đáng được toàn thể hàng Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân Việt Nam trong và ngoài nước noi theo, trong tinh thần Hiệp thông Hội thánh.

2- Tuy nhiên, chúng con cũng buồn lòng phân ưu khi biết tin các Chủ chăn Tổng Giáo phận Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà đã khiếu kiện nhà cầm quyền về chuyện đất đai từ hơn 10 năm qua nhưng vẫn không thấy một hồi âm đáp trả hay thiện chí giải quyết. Chúng con cũng buồn lòng khi thấy hành động đi không mà xem ra lại về không của Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN đã lặn lội từ Đà Lạt ra Hà Nội để gặp giới lãnh đạo chính trị cao cấp; khi đọc những lời tâm sự đầy ão não của Đức Giám mục Giáo phận Thái Bình qua hai bài viết “Niềm vui chưa qua, nỗi buồn đã tới!” và “Bước đầu Hòa giải... đã sớm thất bại”, trong đó Đức Cha không thấy lóe lên hy vọng về việc giải quyết chẳng những các cơ sở đất đai to lớn mà còn vô số các đất đai cơ sở nhỏ của Giáo hội VN. Chúng con cũng buồn lòng khi biết Cha Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế và một số linh mục trong Dòng tại Giáo xứ Thái Hà vẫn bi quan, chán nản vì chỉ sợ mình có thiện chí tuân giữ các điều kiện nhưng về phía bên kia thì sẽ lợi dụng để làm tới, như họ đã từng làm. Chúng con hết sức cảm phục Quý Đức Cha và Quý Cha đã luôn nhẹ nhàng kiến nghị, thành tâm đối thoại và kiên nhẫn đợi chờ, dù vấn đề luôn cấp bách và dù thái độ của nhà cầm quyền và những kẻ chiếm đoạt luôn thiếu thiện chí.

Cùng với tất cả mọi người, chúng con công phẫn trước việc nhà cầm quyền CSVN đã có những hành vi vô luật như dùng lực lượng công an đông đảo bao vây, hăm dọa, đàn áp những người cầu nguyện, như ghi hình, quay phim, phỏng vấn giả, dựng hiện trường giả để lèo lái dư luận theo một hướng khác, như bao che cho những người xâm chiếm tiếp tục xây dựng hay biến dạng hiện trường trên những mảnh đất và cơ sở đang tranh chấp. Chúng con công phẫn trước việc Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra văn thư số 273 ngày 11-01-2007 với giọng điệu kẻ cả, ban ơn, với lời lẽ hăm dọa, trù dập, với lập luận thóa mạ, vu khống hết sức vô lý, phi pháp và thiếu văn hóa nữa. Chúng con công phẫn trước lời tuyên bố ngang ngược của ông Trưởng ban Tôn giáo chính phủ cho rằng chẳng có chuyện “trả lại hay không trả lại”, bởi vì theo ...Luật thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, nên nhà nước sẽ từ từ “xem xét” Giáo Hội “có nhu cầu” bao nhiêu, thế nào thì sẽ “giải quyết” và “ban cho” mà thôi !?!

Những sự kiện, hành động và thái độ đôi bên như vừa nói nằm trong một vấn đề lớn của xã hội Việt Nam hiện thời là vấn đề đất đai. Từ hơn nửa thế kỷ nay, biết bao cơ sở, cửa nhà, đất đai, tài sản của tư nhân lẫn các tập thể, trong đó có tập thể tôn giáo, đã bị nhà cầm quyền Cộng sản VN cưỡng chiếm tịch thu theo một nguyên tắc cai trị hết sức vô lý và tàn bạo: thu tóm vào tay đảng CS mọi quyền lợi và giá trị vật chất lẫn tinh thần của toàn xã hội để bảo đảm sự phục tòng của nhân dân, sự trường trị của đảng CS và sự vĩnh tồn của chế độ. Từ khi đất nước tiến vào kinh tế thị trường, hội nhập thương mãi thế giới, thì việc cướp đất của hàng triệu nông dân, thị dân và của mọi tôn giáo lớn nhỏ dưới chiêu bài “quy hoạch xã hội” “phát triển đất nước” càng gia tăng. Thực chất là để làm giàu cho giới tư bản trắng nước ngoài và giới tư bản đỏ nội địa, tức các đảng viên, cán bộ CS cao cấp cùng thân nhân bằng hữu của họ. Thành ra đây không phải là vấn đề bất ổn dân sinh, bất công địa phương, nhưng là một vấn đề chính trị lớn lao và cơ bản, phát xuất từ chính bản chất độc tài và toàn trị của chế độ CS. Chuyện đất đai nhà cửa của Giáo hội và của người dân (mà hàng triệu đang bị đẩy ra đường) chỉ có thể giải quyết rốt ráo và trọn vẹn khi chế độ độc tài, độc đảng và toàn trị này bị xóa sổ trên đất nước mà thôi.

3- Việc các Giáo hội và các Giáo phận đòi đất cho đạo, việc các thị dân và nông dân đòi đất cho nhà không thể không gợi nhớ việc toàn dân và xã hội đòi đất cho nước đang bị mất vào tay Trung Quốc do sự đồng lõa của nhà cầm quyền Cộng sản VN. Như Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ và Anh Chị Em đều biết, kể từ tháng 12 năm rồi và tháng 01 năm nay, đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã rúng động vì việc Trung Quốc đã chính thức biến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (cùng với quần đảo Trung Sa) thành huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam của họ. Biến cố này đã khơi lại và vạch trần cả một quá trình dâng đất dâng biển cho Bắc triều Đại Hán của chính đảng Cộng sản VN qua công hàm bán nước ngày 14-09-1958, qua hai hiệp định Việt Trung về biên giới năm 1999 và về lãnh hải năm 2000, khiến cho đất nước mất đi gần 1000 km trên đất (trong đó có ải Nam quan và thác Bản Giốc), hơn 10.000 km trên vịnh Bắc bộ và nay là hai quần đảo Hoàng Trường Sa vốn rất quan trọng về an ninh lãnh thổ, an ninh kinh tế và an ninh lương thực. Nguy cơ đất Việt mất đi, dân Nam bị đồng hóa và Tổ quốc biến thành một Tây Tạng thứ hai là chuyện gần kề!

Suốt mấy tuần lễ vừa qua, đã có nhiều cuộc biểu tình trong nước của nhiều giới đồng bào nhưng đều bị nhà cầm quyền ngăn cản, cấm đoán hay đàn áp thô bạo; đã có nhiều tuyên cáo lên án Cộng sản Trung quốc cướp nước và Cộng sản Việt Nam bán nước của không ít cá nhân và tập thể đạo đời nhưng đều bị các cơ quan truyền thông quốc nội im lặng không đăng tải (đang lúc tại hải ngoại thì đồng bào biểu tình, hội thảo… phản kháng cách sôi sục). Đây cũng là nằm trong bản chất và đường lối của một chính đảng chỉ biết giữ quyền lực và quyền lợi cho mình, bất chấp sự tồn vong của đất nước, sự an vui hạnh phúc của toàn dân và sự phát triển chân chính của mọi tập thể dân sự và tôn giáo trong xã hội. Chúng con nghĩ rằng lấy lại việc đất cho nhà, đất cho đạo và đất cho nước là ba bổn phận đi liền với nhau và ba giới đòi đất cần hỗ trợ và phối hợp với nhau. Nước mất thì nhà tan và đạo diệt !!!

Trong tâm tình mến yêu Mẹ Giáo hội và kính trọng Quý Đức Cha và Quý Cha là lãnh đạo dân Chúa, cũng như trong tâm tình mến yêu Mẹ Tổ quốc và kính trọng Nhân dân là chủ nhân đích thực của Đất nước mà chúng con viết lên Thư hiệp thông này.

Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của các thánh nhân tử đạo và các anh hùng tử sĩ, xuống cho Quý Đức Cha và Quý Cha nhiều ơn khôn ngoan và can đảm.

Làm tại Việt Nam ngày 19-01-2008, kỷ niệm 34 năm Tổ quốc mất quần đảo Hoàng Sa và tưởng nhớ 58 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa vị quốc vong thân trong lòng biển cả.

Đại diện nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền

- Linh mục Têphanô Chân Tín, dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn

- Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế (đang bị theo dõi tại xứ)

- Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế (đang bị giam giữ tại tù)

- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh (đang bị quản chế tại gia)

V/v vi phạm của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà

Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2008

Giáo hội công giáo Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng hoặc qua các bản văn chính thứ đòi lại các tài sản bị cưỡng chiếm. Đòi lại có nghĩa là được trả lại những gì đã bị cưỡng chiếm. Đòi lại có chính danh của một hành vi thuận đạo lý và hợp pháp chứ không phải là một hình thức quỵ lụy xin xỏ.

Sau cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền năm 1945, một nhà nước ra đời với quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhà nước được lãnh đạo bởi “Đảng Lao Động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin-Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho mọi hành động” (Điều lệ ĐLĐVN năm 1951), thì có nhiều thay đổi trong việc quản lý sử dụng đất đai cho đến nay. Nhiều sự thay đổi trong đó làm người ta thấy nó lạ lùng. Lạ bởi điều đơn giản là không giống những phương pháp, những cách thông thường của sự dịch chuyển sở hữu, mua bán, trao đổi phải dựa trên sự công bằng có thể để xã hội chấp nhận được.

Với đất đô thị, từ chỗ là đất đai, tài sản của tư nhân, tổ chức qua quá trình cải tạo tư bản, cải tạo công thương… phần lớn các tài sản đó đã biến thành của nhà nước, tài sản quốc gia với cụm từ “sở hữu toàn dân”.

Sau khi biến thành tài sản “sở hữu toàn dân” lại dần dần vào tay những quan chức, cán bộ đảng viên bằng nhiều hình thức. Từ chỗ cấp theo căn hộ tập thể, đến việc cấp theo chế độ quan chức. Từ chỗ một căn hộ khi đến Hà Nội và các thành phố để tạm dung những ngày đầu, sau một thời làm quan chức với đồng lương có hạn và luôn thiếu, bằng cách nào đó ai cũng hiểu, các quan chức mua thêm những căn hộ mới, thậm chí có nhiều căn hộ bỏ không hoặc để đầu cơ kinh doanh.

Sự cố tình không đáp ứng này không thể quy trách cho những lỗi lầm hay trì trệ của hệ thống hành chánh nhưng là một họach định và có thể coi đó là đường lối và sách lược của Nhà Nước. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng sự kiện lấy chữ ký của giáo dân bao gồm 5 tỉnh thành thuộc Giáo Phận Hà Nội đã có tiếng vang lớn và chắc chắn đã tác động lên tiến trình giải quyết vu việc Toà Khâm Sứ.

Chiến dịch cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm Sứ bên cạnh Nhà Chung Hà Nội do Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt khởi xướng đã bắt đầu từ ngày 18 tháng 12 vừa qua và được dư luận đặc biệt chú ý, vì mỗi buổi xuống đường cầu nguyện đã có nhiều ngàn giáo dân tham sự. Nay với sự lên tiếng ủng hộ của Giám Mục Nguyễn Văn Hòa từ Ban Mê Thuật, phong trào cầu nguyện có thể không còn giới hạn ở Hà Nội, mà sẽ lan tới vùng cao nguyên.

Việc cầu nguyện xưa nay vẫn cứ diễn ra. Từ khi đất nước vào tay Cộng sản, đất đai tài sản Giáo hội bị chiếm đoạt thì “Đơn xin lại” vẫn cứ đều đều đến hẹn lại lên ở các cơ quan công quyền. Còn hồi âm hay không, phụ thuộc vào ý thích của cơ quan đó, trả lời hay không, cứ… chờ nhé. (Điển hình là mới đây, Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn mới nhận được công văn trả lời văn thư gửi cách đây mới có… 3 năm, thế đã là may mắn chán). Dù luật định về khiếu nại, tố cáo… vẫn đầy đủ và tốn nhiều giấy mực qui định thời gian nhận đơn, trả lời và trách nhiệm các cơ quan thế nào.

Ở Việt Nam, văn bản luật không thiếu, nhưng nếu thực thi đầy đủ, may ra chỉ có luật rừng. Mọi việc, giải quyết hay không, cách nào, phụ thuộc vào ý muốn của đảng Cộng sản. Ngay cả trước khi mở Tòa án, còn phải xin ý kiến bên đảng, và mấy ngành nội chính ngồi họp với nhau xem xét xử thế nào? Và khi đã thống nhất, có nghĩa là vụ án đã xong phần kết luận, án đã bỏ túi, ra tòa trình diễn là xong.

Trước hết, Tòa Khâm sứ Hà Nội, cũng như hàng loạt công trình, đất đai của Giáo hội không phải mới bị chiếm gần đây, mà đã hơn nửa thế kỷ nay. Việc sử dụng những nơi đó làm chốn ăn chơi vẫn cứ diễn ra đều đều bất chấp sự phản ứng của giáo dân và Giáo quyền.

Hàng năm, việc đơn từ xin lại không có nơi nào giải quyết vẫn cứ là bài ca muôn thuở. Nhưng với bản tính nhẫn nhục, khiêm hạ của mình, Giáo hội Công giáo vẫn kiên nhẫn chờ đợi một sự thiện chí, một đường lối hướng thiện khi Việt Nam bước vào sân chơi thế giới, sẽ nhìn ra lẽ phải, biết tôn trọng phẩm giá con người, để tiếng kêu của giáo dân sẽ được chấp nhận.

Việc đó đã thật sự là một cú đánh thẳng vào mặt Giáo hội và giáo dân. Văn thư phản đối quyết liệt, vẫn chỉ nhận được sự im lặng đáng sợ. Hình như qua đó, họ muốn thể hiện thái độ của mình: “Không chấp” với những người mà họ cho là luôn luôn sợ hãi, bạc nhược.

Những phản ứng của Hàng Giáo phẩm và giáo dân Hà Nội thật ôn hòa, thật hòa bình, bằng phương châm: “…đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm, …” thật là một sự khôn ngoan sáng suốt. Họ là những người dân hiền lành, chất phác, nhưng khi họ hiệp thông cầu nguyện, sức mạnh của họ đã làm cho lắm kẻ kinh sợ, và không một thế lực nào có thể đè bẹp, kể cả cái chết.

Điều đó phản ánh một nội bộ không thống nhất, sự chỉ đạo không có tính kiên định hướng thiện của hệ thống công quyền Hà Nội, thể hiện não trạng quá lạc hậu với thời cuộc, lạc hậu ngay với chính những nhận thức của giáo dân Hà Nội nói riêng, cũng như nhân dân Việt Nam nói chung.

Với giáo dân và Giáo hội, đến nay, đã vượt qua giới hạn chịu đựng cuối cùng từ lâu, nên chắc chắn họ sẽ không dừng lại ở chỗ chỉ để giữ nguyên hiện trạng bị cướp đoạt như trước. Người dân, nhất là giáo dân, họ đã ý thức được những giá trị của chính con người: Tất cả mọi con người, được Thiên Chúa dựng nên, đều bình đẳng và cần được yêu thương.

- Theo lời ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng ban Tôn giáo Việt Nam thì không có chuyện “trả lại hay không trả lại”, bởi vì theo Luật đất đai thì... đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân do nhà nước quản lý, nên để từ từ nhà nước xem Giáo Hội “có nhu cầu” dùng hay không thì nhà nước sẽ “xem xét” và “giải quyết cho”, chứ không có chuyện trả hay không trả!

Vào ngày 11 Tháng Giêng, VietCatholic News cho biết: “Chúa Nhật vừa qua (6 Tháng Giêng), đông đảo anh chị em giáo dân đã tổ chức một buổi cầu nguyện đông đảo trước Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Ðông để yêu cầu nhà nước sớm hoàn trả nhà xứ của giáo xứ Hà Ðông mà nhà nước đã chiếm dụng làm trụ sở. Giáo xứ Hà Ðông, nơi đang diễn ra cuộc tranh chấp, thuộc Hạt Hà Tây, Tổng Giáo Phận Hà Nội. Từ 20 năm nay, giáo xứ Hà Ðông đã liên tục làm đơn đòi lại nhà xứ bị chính quyền chiếm dụng làm trụ sở ủy ban nhân dân từ năm 1977”.

Cơ sở của Dòng Chúa Cứu Thế ở giáo xứ Thái Hà đã bị nhiều cơ quan nhà nước chiếm dụng. Trong đó có công ty may Chiến Thắng của thành phố Hà Nội và công ty này đã cắt phần đất không phải của mình thành nhiều lô nhỏ để bán cho những người khác xây nhà.

Theo VietCatholic News, gần đây, nhà nước đã cử một số viên chức đến điều đình nhằm giải quyết yêu cầu trả lại tài sản của Tổng Giáo Phận Hà Nội, trong đó có Tòa Khâm Sứ và phần nhà đất của Dòng Chúa Cứu Thế đang bị chiếm dụng.

Tuy nhiên từ diện tích ban đầu 60,000 mét vuông, nhà dòng chỉ còn giữ được 2,700 mét vuông là nhà thờ hiện nay. Hầu hết các cơ sở và đất của dòng đã bị nhiều cơ quan khác nhau từ trung ương tới địa phương chiếm dụng.

TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

Số: 08-VP/TGM 003

V/v. Phản bác Văn thư UBND/HN

Ngày 14 tháng 01 năm 2008

Kính gửi: Bà Ngô thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà nội

Thực ra việc giáo dân cầu nguyện rất trang nghiêm không hề làm mất trật tự. Không có hô hoán cũng không có một lời phản đối chính quyền hay một biểu ngữ. Chỉ là cầu nguyện thuần túy. Cầu nguyện vì bị đối xử thiên lệch.

Muốn giải quyết vấn đề phải giải quyết từ gốc chứ không phải từ ngọn. Gốc đó phải là sự công bằng. Chúng tôi không mong gì hơn là chính quyền công minh để người dân yên tâm sống an vui hạnh phúc.

Chiến dịch Vận động với Nghị sĩ và Dân biểu Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ Giáo Hội tại Việt Nam

VietCatholic News (Thứ Bảy 12/01/2008)

Bản đề nghị Call to Action cho qúi vị sử dụng tiếng Anh

Kính Thưa Quý Vị:

Trong tinh thần hiệp thông một cách tích cực và liên đới với những người Công Giáo, Hà Nội và với Giáo Hội Mẹ tại Việt Nam, chúng ta – những người Công Giáo Việt Nam, (và các các tín hữu các tôn giáo bạn nữa) – hiện đang sống tại Hoa Kỳ, Đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau ra tay và hành động để yểm trợ thêm khí thế cho các tín hữu Công Giáo tại Tổng Giáo Phận Hà Nội, qua những công việc tích cực cụ thể, thiết thực, và can trường hơn nữa.

Ngoài việc hiệp thông qua lời cầu nguyện mỗi ngày, còn cần trực tiếp liên lạc với các Ông/Bà Thượng Nghị Sĩ, hay các vị Dân Biểu Hoa Kỳ của chúng ta, để nhờ họ gây áp lực với chính phủ Cộng Sản đương thời ở Việt Nam để chính quyền nước này phải tôn trọng luật pháp mà họ đã đề và áp đặt ra cho công chúng.

Tuy nhiên cũng có người lo sợ và phản ánh nỗi búc xúc rằng giả như trường hợp Đức Cha Nhơn không đạt được một giải pháp toàn diện với chính quyền về vụ tài sản và cơ sở của Giáo Hội --không riêng gì Giáo hội Công giáo, mà là tất cả tài sản và cơ sở của các Tôn giáo khác nữa-- có nghĩa là chỉ đồng ý việc trả lại một vài cơ sở trọng yếu của Giáo hội mà quên đi vấn đề của các giáo phận, các giáo xứ khác, thì "vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn và chưa chắc gì vụ việc này sẽ làm tăng hay sẽ làm giảm đi uy thế và vai trò của vị Tân Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đó là lời phát biểu của một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế về tham dự buổi lễ khánh thành hôm nay nhận định như vậy.

Trước khi kết thúc thánh lễ, Cha Cao Đình Trị, Giám Tỉnh DCCT giải trình cho quan khách biết đại khái rằng: "Khu đất đang tranh chấp không phải do nhà thờ hiến cho nhà nước, nhà nước cũng không có quyết định trưng dụng, hay tịch biên tài sản của nhà thờ. Thời chuyên chính vô sản nhà nước lấy nhà và đất ở đây giao cho Xí nghiệp Dệt Thảm len sử dụng. Đấy là vấn đề lịch sử quá khứ, còn nay là thời đổi mới, thời xây dựng một đất nước công bằng, dân chủ và văn minh, cho nên đã đến lúc chính quyền phải trả lại khu đất này".

Trong khi đó, ba anh khác đang đứng trước cửa lều bạt nói chuyện với một linh mục và một nhóm giáo dân. Một anh nói: “Xin cha sớm kết thúc cho chúng con được về với vợ con, năm hết tết đến lại rét mướt thế này!” Vị linh mục nói: “Mau hay chóng là tuỳ thuộc ở chính quyền chứ đâu phải ở giáo xứ chúng tôi, chính quyền có bộ máy quyền lực, có luật pháp, có quân đội, có công an... Còn chúng tôi cũng chỉ là nạn nhân”. Một bà khác nói: “Chúng con sẽ ở đây cho đến khi nào đòi được công bằng thì thôi!”

Liệu việc huy động tới hơn 300 công an cảnh sát đến uy hiếp giáo dân Thái Hà có phải là yêu dân?

Đáng tiếc là ngày 11-1 vừa qua, trong Công văn Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội gửi Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Giám mục Hà Nội, bà Phó Chủ tịch UBND HN Ngô Thị Thanh Hằng đã không chịu lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của người dân Công giáo, mà lại kẻ cả quy kết cho việc cầu nguyện đòi công lí của người dân là lợi dụng tôn giáo. Rồi bà Phó chủ tịch còn đe dọa xử lí theo pháp luật.

Khi người dân Công giáo Việt Nam cầu nguyện đòi lại tài sản của Giáo hội thì không chỉ có nghĩa là họ đấu tranh cho quyền lợi của riêng Giáo hội. Nghĩ như thế sẽ dễ tạo nên cảm giác đối đầu giữa Giáo hội và Nhà nước. Tôi muốn khẳng định, khi giáo dân cầu nguyện đòi lại tài sản của mình hay người dân đấu tranh chống lại những bất công là họ đang hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và chính phủ xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Theo tin “hành lang” tôi được biết: ngày 14-01-2008, Thủ Tướng chính phủ, ngài Nguyễn Tấn Dũng, đã cho mời Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) và Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt - Tổng Thư ký HĐGMVN tới Phủ thủ tướng để bàn về đất đai mà HĐGMVN đã xin sở hữu lại.

cầu HĐGM ra lệnh cho các nơi đang có đất tranh chấp phải ngừng các buổi cầu nguyện. Chính phủ hứa sẽ lập một Ủy ban gồm các bên hữu quan để cứu xét và mau chóng giải quyết các nơi tranh chấp.

Đứng trước những đề nghị trên, các vị Giám mục có mặt chắc đã hoan nghênh và cảm tạ thiện chí của Nhà nước, song không dám cam đoan ra lệnh cho các địa phương ngừng cầu nguyện

• Những khu vực đã được nhà nước hứa trao trả (mà nên nhanh chóng thực hiện) phải giữ nguyên hiện trạng, không được thay đổi, xây cất hoặc lấn chiếm.

• Tạo điều kiện cho những người có liên quan tới các buổi cầu nguyện có được cuộc sống bình thường như trước (như cho họ tạm trú, nghỉ trọ… ). Không nên tiếp tục điều tra, thẩm vấn hay có thái độ kỳ thị đối với những người này.

Đàng khác việc họ không diễu hành qua các đường phố khác mà chỉ cùng nhau hội tụ khỏang 1 giờ trong phạm vi khu bất động sản đang bị chiếm giữ độc đoán trong thời điểm quá khứ lịch sử đau buồn, không thể quy trách làm mất trật tự công cộng. Việc tụ tập cầu nguyện và hát thánh ca để mong mở lòng những người có trách nhiệm có được những quyết định công bằng và hợp lý, đâu phải là điều cấm kị hay vi phạm pháp luật.

Từ Hồng Y tới Các Giám Mục thuộc các giáo phận khác nhau từ nhiều năm nay vẫn kiên nhẫn chờ đợi sự hợp tác và thiện chí của chính quyền giải quyết nguyện vọng chính đáng của các Cộng Đồng Công Giáo do các vị đại diện. Các Ngài đã chứng tỏ mềm mỏng, bao dung đầy tình nghĩa và cảm thông so vơí cung các hành xử có tính cánh đối đầu của Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội ?

Sự việc Đức Cha Chủ tịch rời Hà Nội mà không có lời tuyên bố hay trình bầy về kết quả nào chính thức và diễn biến ra sao, điều này có thể xem như tình hình giải quyết vấn nhà đất Toà Khâm Sứ chưa có gì dứt điểm và rõ ràng. Điều này cũng cho thấy là sứ mạng của Đức Cha Chủ Tịch có thể đã không đạt được kết quả như Giáo hội hay Chính quyền mong muốn, hay cũng có thể là đã đạt được một số những điểm chính nào đó nhưng còn tồn đọng lại một số những điểm khác mà còn cần thời giờ thêm để bàn hỏi. Chúng ta không biết được kết quả như thế nào.

Linh mục Trần Công Nghị: Vâng. Cái thư của bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội, rất là sai trái, bởi vì trong thư đó bà ta có vẻ trách Hội Đồng Giám Mục và đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục cũng như giáo dân Hà Nội đến cầu nguyện ở trước Toà Khâm Sứ là trái luật, không có một cái luật nào trong chính quyền nói rằng không được phép cầu nguyện cả.

Hà Nội là Đức Cha Kiệt đã vào gặp, và cũng đưa ra một số đề nghị để giải quyết vấn đề. Nhưng mà kết quả thì chưa đi tới, bởi vì nó cũng phải tuỳ thuộc các giáo phận khác ở Việt Nam nữa, bởi vì những phần đất chính quyền đã sáp nhập hoặc là mượn tạm của Giáo Hội rất là nhiều, cho nên vấn đề giải quyết về đất đai thì chắc chắn phải sâu rộng hơn.

“Trong vấn đề này chúng tôi ủng hộ các cụ và mong sớm được giải quyết, nhưng còn vướng mắc một vài vị lãnh đạo cấp cao ở bên phía thành phố, mà các vị cán bộ cao cấp đó lại có “chân” trong Bộ Chính trị… Chúng tôi chỉ là cấp dưới, làm sao có thể “qua mặt” họ được ?”

Thì ra câu nói: “Dân làm chủ, nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo” ở đây đã rõ nghĩa. Anh ta cũng chỉ là một cán bộ “nhỏ” trong bộ máy quản lý của Nhà nước, còn Đảng mới là người lãnh đạo mọi đường hướng. “Lực bất tòng tâm”, biết làm sao được?! Nghĩ như vậy, tôi đứng lên từ biệt vị cán bộ ra về mà lòng nặng trĩu nỗi buồn của một người với vai trò trung gian – đã bước đầu thất bại…






<< Home

This page is powered by Blogger. Isn't yours?

Tin Việt Nam

(freevietnews.com)