Thursday, May 17, 2007

 

3 Miền đất nước mỗi ngày vài luật sư, vài bác sĩ,... vào tù cộng sản !

Luật sư Trần Quốc Hiền bị tuyên án 5 năm tù giam và hai năm quản chế

2007.05.15

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Tiếp theo những phiên xử các nhà đối kháng vào hai ngày 10 và 11 vừa qua tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, hôm nay Toà án Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh mở phiên xử đối với một nhân vật bất đồng chính kíến khác nữa là luật sư Trần Quốc Hiền. Gia Minh trình bày thông tin liên quan trong phần sau.

Phiên toà xét xử ba nhà bất đồng chính kiến bác sĩ Lê Nguyên Sang, nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo, luật sư Nguyễn Bắc Truyển về tội hoạt động nhằm lật đổ nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm 10-5-2007. AFP PHOTO

Phiên xử hôm nay tại Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là phiên thứ ba trong vòng không đầy một tuần lễ mà cơ quan chức năng Việt Nam tổ chức để xét xử sáu nhà bất đồng chính kiến, theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam là những người này tuyên truyền chống nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam.

Những cáo buộc

Bị can tại phiên toà hôm nay là luật sư Trần Quốc Hiền, 42 tuổi, ngoài tội danh tuyên truyền chống nhà nước như vừa nêu còn bị buộc thêm tội phá rối an ninh.

Kết thúc phiên xử kéo dài chừng 4 tiếng đồng hồ, chánh án Vũ Phi Long tuyên án luật sư Trần Quốc Hiền 5 năm tù giam và hai năm quản chế.

Cáo trạng được tuyên đọc tại toà cho rằng luật sư Trần Quốc Hiền đã âm mưu tổ chức những cuộc biểu tình chống chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh hồi năm ngoái khi Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương, gọi tằt là APEC.

Ngoài ra, luật sư Hiền còn bị cáo buộc tham gia Khối 8406, đây là nhóm đưa ra tuyên ngôn dân chủ nhân quyền đòi hỏi những quyền căn bản cho người dân trong nước, và đa nguyên đa đảng tại Việt Nam.

Trong tư cách người điều hành Khối 8406, tôi kịch liệt phản đối phiên toà và bản án dành cho luật sư Trần Quốc Hiền. Từ Tết Định Hợi cho đến giờ nhà cầm quyền đã chỉa mũi dùi vào phong trào 8406. Cộng sản thấy khối là lực lượng quần chúng tập hợp được nhiều người nên rat ay đàn áp để răn đe. Nhưng càng răn đe thì chúng tôi càng quyết tâm hơn nữa.

Linh mục Phan Văn Lợi

Một thành viên của ban điều hành Khối 8406, linh mục Phan Văn Lợi đưa ra nhận định về bản án mà toà án Tp Hồ Chí Minh vừa tuyên với luật sư trần Quốc Hiền:

“Trong tư cách người điều hành Khối 8406, tôi kịch liệt phản đối phiên toà và bản án dành cho luật sư Trần Quốc Hiền. Từ Tết Định Hợi cho đến giờ nhà cầm quyền đã chỉa mũi dùi vào phong trào 8406. Cộng sản thấy khối là lực lượng quần chúng tập hợp được nhiều người nên rat ay đàn áp để răn đe. Nhưng càng răn đe thì chúng tôi càng quyết tâm hơn nữa.”

Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam

Ngoài việc tham gia khối 8406, luật sư Trần Quốc Hiền còn là phát ngôn nhân của Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam. Đây cũng là tổ chức độc lập đại diện cho giới công nhân và nông dân đang bị áp bức trong nước.

Một trong những mục tiêu của hiệp hội là ủng hộ các cuộc khiếu kiện, biểu tỉnh chống bất công, tham nhũng đòi nhà cửa đất đai và tài sản của nông dân đã bị quan chức đảng Cộng sản chiếm đọat. Nhà cầm quyền Hà Nội cũng không công nhận điều đó như phát biểu của một nông dân từng phải mang đơn khi kiện và bị kết án:

“Nhà tôi chịu thiệt thòi nhiều, bị cắt ruộng phá nhà (ngay cả chồng tôi là thương binh); khi đi khiếu kiện thì họ lại bảo chống lại đảng, chính phủ.”

Một người dân khác tại Việt Nam nói lên ý kiến về bản án tuyên phạt những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền như luật sư Trần Quốc Hiền:

“Những bản án đó là tuyên với người vô tội, nhà nước dùng điều 88 để kết án những nguỡi thực thi những quyền mà hiến pháp qui định.

Điều đó là vi hiến. Hiến pháp là luật căn bản cao nhất, văn bản luật nào trái hiến pháp là vi hiến; như luật bầu cử thì dân 21 tuổi được quyền ứng cử; thế nhưng khi ra ứng cử phải qua hiệp thương của Mặt trận tổ quốc như thế là vi hiến.”

Sau phiên xử, nhiều chính phủ các nước cũng lên tiếng phản đối việc trừng phạt các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam chỉ vì họ thực thi quyền tự do phát biểu tư tuởng môt cách ôn hoà.

Phía nhà cầm quyền Việt Nam thì một ngày trước phiên xử luật sư Trần Quốc Hiền lại đưa ra thông cáo lặp lại là ở Việt Nam không ai bị bắt vì chính kiến và tôn giáo, mà chỉ có những người vi phạm luật pháp Việt Nam mới bị trừng phạt.

============================================================

Phản ứng của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam trước bản ản dành cho luật sư Trần Quốc Hiền

2007.05.15

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Sáng ngày hôm nay thứ Ba (15-05) Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã cáo buộc luật sư Trần Quốc Hiền, người phát ngôn của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam và cũng là thành viên khối 8406 với bản án 5 năm tù, vi phạm điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Báo giới trong và ngoài nước cùng một số nhà ngọai giao phương Tây theo dõi phiên toà hôm 11-5-2007 qua màn ảnh truyền hình từ một phòng khác. AFP PHOTO

Phản ứng của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam ra sao? Nói chuyện với Việt Hùng của đài chúng tôi, ông Phạm Linh, người phát ngôn của Hiệp hội đưa ra nhận định.

Ông Phạm Linh: Vâng, thưa quí vị thính giả của đài Á châu Tự do với tư cách là phát ngôn nhân của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam chúng tôi lên án và phản đối bản án vi hiến mà nhà nước Việt nam đã dành cho luật sư Trần Quốc Hiền.

Cũng giống như các phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý, các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thì phiên toà ngày hôm nay cũng vẫn chỉ là một “vở diễn” của nhà cầm quyền Việt Nam, do đó có thể nói điều 88 hay 89 của bộ Luật Hình sự thực chất chỉ là công cụ đàn áp của giới cầm quyền đối với tất cả những người mà họ cho là ảnh hưởng tới lợi ích của họ.

Việt Hùng: Thưa ông Phạm Linh, ông đang sống ở Việt Nam nguyên do nào mà ông lại có thể nói phiên toà naà là vi hiến trong khi theo bản cáo trạng của nhà cầm quyền đối với luật sư Trần Quốc Hiền thì luật sư Trần Quốc Hiền đã tuyên truyền, vận động người nông dân biểu tình, khiếu kiện gây xáo trộn tình hình, mất trật tự trị an…, như vậy nếu chiểu theo luậtt pháp của Việt Nam là vi phạm?

Ông Phạm Linh: Mặc dù Hiến pháp Việt nam có cho phép công dân Việt Nam có quyền biểu tình, lập hội, quyền bày tỏ chính kiến khi thấy lợi ích của mình bị vi phạm hay đe dọa…, nhưng trên thực tế thì mọi người đều biết những quyền căn bản nhất của con người này đều đang bị xâm phạm nghiêm trọng, trong khi đó thì đại diện công đoàn nhà nước tại các công ty thì lại hưởng lương của giới chủ, báo chí thì bị đảng và chính phủ khống chế.

Do vậy dùng kiến thức hiểu biết pháp luật của mình để giúp những người nông dân và công nhân nói lên những tiếng nói chính đáng của bản thân họ thì hoàn toàn không phải là tuyên truyền. Vấn đề là họ thể hiện đúng thái độ một cách ôn hòa thì hoàn toàn không hề gây xáo trộn an ninh và luật sư Hiền chỉ làm những việc mà pháp luật Việt Nam không hề cấm, tức là hoàn toàn đúng luật.

Cũng giống như các phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý, các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thì phiên toà ngày hôm nay cũng vẫn chỉ là một “vở diễn” của nhà cầm quyền Việt Nam, do đó có thể nói điều 88 hay 89 của bộ Luật Hình sự thực chất chỉ là công cụ đàn áp của giới cầm quyền đối với tất cả những người mà họ cho là ảnh hưởng tới lợi ích của họ.

Ông Phạm Linh

Hơn nữa chủ trương của Hiệp hội là không kêu gọi đấu tranh bạo lực, không kêu gọi lật đổ chính quyền. Chúng tôi luôn luôn ủng hộ và khuyến khích bà con nông dân và anh chị em công nhân hãy mạnh dạn bày tỏ chính kiến và quyền công dân của mình đã được Hiến pháp Việt Nam qui định. Việc nhà nước dùng sức mạnh có trong tay để đàn áp, cưỡng bức các nhà bất đồng chính kiến thì chính họ mới là những người đang vi phạm pháp luật.

Việt Hùng: Trước đây nhà cầm quyền đã bắt ông Nguyễn Tấn Hoành, bà Trần Thị Hồng và một số thành viên của Hiệp hội tại tỉnh Đồng Nai, trường hợp của luật sư Hiền là bị bắt về sau này thì với cái nhìn của ông nguyên do nào nhà cầm quyền lại đưa luật sư Hiền ra xử trước những thành viên khác của Hiệp hội?

Ông Phạm Linh: Có lẽ là do thói quen che dấu và lấp liến của họ. Theo điều lệ thì đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, xuất thân từ công nhân và chiến đấu vì lợi ích của công nhân.

Tuy nhiên vì lợi ích cá nhân cục bộ họ đã quay lưng phản bội đàn áp chính cha đẻ của mình chính là công nhân Việt Nam, trong khi đó thì Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam thì lại mang những lợi ích thiết thực đến với công nhân và nông dân Việt Nam.

Việt Hùng: Thưa ông Phạm Linh, trở lại câu hỏi chúng tôi đặt ra, ông đánh giá như thế nào trong khi một số thành viên của Hiệp hội bị bắt trước luật sư Hiền, nhưng nhà cầm quyền lại đưa luật sư Hiền ra xử trước những người này?

Ông Phạm Linh: Chúng tôi cho rằng ảnh hưởng của luật sư Hiền, luật sư Trần Quốc Hiền từng là phát ngôn nhân của Hiệp hội chúng tôi, chính những ảnh hưởng của luật sư Hiền đối với sự phát triển của phong trào đã khiến cho nhà cầm quyền lo sợ và người ta đã đưa luật sư Hiền ra xử trước và xử tách riêng ra dể tránh dùng đến danh tính cũng như mục tiêu của Hiệp hội.

Việt Hùng: Cho đến nay ghi nhận trường hợp của những người như ông Nguyễn Tấn Hoành, bà Trần Thị Hồng và…, ghi nhận sức khỏe của họ ra sao thưa ông?

Ông Phạm Linh: Hiện nay có 4 thành viên của Hiệp hội đã bị bắt từ năm ngoái cùng đợt với nhiều chiến sĩ dân chủ khác. Hiện nay những người này đang bị giam cầm tại trại B5 trại giam Đồng Nai, sức khỏe của họ đều bị ảnh hưởng rất nặng, họ đang bị cô lập không được gặp gia đình cũng như thân nhân không được thăm. Đặc biệt là trường hợp của anh Đoàn Văn Diên hiện đang rất yếu do bị bệnh, không được chữa trị.

Việt Hùng: Trước đây trong một lần trả lời phỏng vấn với đài chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Hoành và bà Trần Thị Hồng nói rằng chủ trương của Hiệp hội là đấu tranh công khai, khi ra công khai chẳng được bao lâu thì những người này bị bắt, rồi trong thời gian vừa qua người ta không thấy sự lên tiếng trở lại ngoài sự lên tiến của luật sư Trần Quốc Hiền và rồi luật sư Hiền bị bắt, phải chăng Hiệp hội đã thay đổi hướng đi?

Chúng tôi cho rằng ảnh hưởng của luật sư Hiền, luật sư Trần Quốc Hiền từng là phát ngôn nhân của Hiệp hội chúng tôi, chính những ảnh hưởng của luật sư Hiền đối với sự phát triển của phong trào đã khiến cho nhà cầm quyền lo sợ và người ta đã đưa luật sư Hiền ra xử trước và xử tách riêng ra dể tránh dùng đến danh tính cũng như mục tiêu của Hiệp hội.

Ông Phạm Linh

Ông Phạm Linh: Vâng, hiện nay chúng tôi đã có 5 thành viên bị bắt, số thành viên hoạt động công khai của chúng tôi hiện cũng đang bị xách nhiễu, đe dọa, “khủng bố” về mặt tinh thần cũng như “khủng bố” gia đình thân nhân của họ, vì thế hiện nay sau một thời gian phải nín nhịn chèo kéo PNTR và WTO thì giới cầm quyền Việt Nam đàn áp phong trào.

Do vậy để đảm bảo, bảo toàn lực lượng cũng như để phát triển lực lượng nên các thành viên của Hiệp hội tạm thời hoạt động không công khai, tuy vậy các chương trình hành động và mục tiên đấu tranh của Hiệp hội vẫn được triển khai rất đều đặn.

Việt Hùng: Với tư cách phát ngôn nhân của Hiệp hội trước khi chia tay quí thính giả ông có muốn bày tỏ điều gì?

Ông Phạm Linh: Chúng tôi trân trọng cám ơn mọi sự giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế, những cá nhân, chính giới và người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Chúng tôi cũng kêu gọi sự hỗ trợ hơn nữa để nhà nước Việt Nam không thể tiếp tục đàn áp, tiếp tục bắt giam những người đấu tranh ôn hòa để rồi đưa ra xử những phiên toà vi hiến như vừa rồi.

Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy yểm trợ đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả tự do cho luật sư Trần Quốc Hiền và các thành viên của Hiệp hội, cũng như các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân và luật sư Nguyễn Văn Đài và rất nhiều nhà dân chủ khác. Và cũng xin thay mặt Hiệp hội chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quí vị, cảm ơn quí đài Á châu Tự do đã dành cho chúng tôi những cuộc phỏng vấn.

Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả cám ơn ông Phạm Linh.

==============================================================

Phản ứng của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam trước bản ản dành cho luật sư Trần Quốc Hiền

2007.05.15

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Sáng ngày hôm nay thứ Ba (15-05) Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã cáo buộc luật sư Trần Quốc Hiền, người phát ngôn của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam và cũng là thành viên khối 8406 với bản án 5 năm tù, vi phạm điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Báo giới trong và ngoài nước cùng một số nhà ngọai giao phương Tây theo dõi phiên toà hôm 11-5-2007 qua màn ảnh truyền hình từ một phòng khác. AFP PHOTO

Phản ứng của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam ra sao? Nói chuyện với Việt Hùng của đài chúng tôi, ông Phạm Linh, người phát ngôn của Hiệp hội đưa ra nhận định.

Ông Phạm Linh: Vâng, thưa quí vị thính giả của đài Á châu Tự do với tư cách là phát ngôn nhân của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam chúng tôi lên án và phản đối bản án vi hiến mà nhà nước Việt nam đã dành cho luật sư Trần Quốc Hiền.

Cũng giống như các phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý, các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thì phiên toà ngày hôm nay cũng vẫn chỉ là một “vở diễn” của nhà cầm quyền Việt Nam, do đó có thể nói điều 88 hay 89 của bộ Luật Hình sự thực chất chỉ là công cụ đàn áp của giới cầm quyền đối với tất cả những người mà họ cho là ảnh hưởng tới lợi ích của họ.

Việt Hùng: Thưa ông Phạm Linh, ông đang sống ở Việt Nam nguyên do nào mà ông lại có thể nói phiên toà naà là vi hiến trong khi theo bản cáo trạng của nhà cầm quyền đối với luật sư Trần Quốc Hiền thì luật sư Trần Quốc Hiền đã tuyên truyền, vận động người nông dân biểu tình, khiếu kiện gây xáo trộn tình hình, mất trật tự trị an…, như vậy nếu chiểu theo luậtt pháp của Việt Nam là vi phạm?

Ông Phạm Linh: Mặc dù Hiến pháp Việt nam có cho phép công dân Việt Nam có quyền biểu tình, lập hội, quyền bày tỏ chính kiến khi thấy lợi ích của mình bị vi phạm hay đe dọa…, nhưng trên thực tế thì mọi người đều biết những quyền căn bản nhất của con người này đều đang bị xâm phạm nghiêm trọng, trong khi đó thì đại diện công đoàn nhà nước tại các công ty thì lại hưởng lương của giới chủ, báo chí thì bị đảng và chính phủ khống chế.

Do vậy dùng kiến thức hiểu biết pháp luật của mình để giúp những người nông dân và công nhân nói lên những tiếng nói chính đáng của bản thân họ thì hoàn toàn không phải là tuyên truyền. Vấn đề là họ thể hiện đúng thái độ một cách ôn hòa thì hoàn toàn không hề gây xáo trộn an ninh và luật sư Hiền chỉ làm những việc mà pháp luật Việt Nam không hề cấm, tức là hoàn toàn đúng luật.

Cũng giống như các phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý, các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thì phiên toà ngày hôm nay cũng vẫn chỉ là một “vở diễn” của nhà cầm quyền Việt Nam, do đó có thể nói điều 88 hay 89 của bộ Luật Hình sự thực chất chỉ là công cụ đàn áp của giới cầm quyền đối với tất cả những người mà họ cho là ảnh hưởng tới lợi ích của họ.

Ông Phạm Linh

Hơn nữa chủ trương của Hiệp hội là không kêu gọi đấu tranh bạo lực, không kêu gọi lật đổ chính quyền. Chúng tôi luôn luôn ủng hộ và khuyến khích bà con nông dân và anh chị em công nhân hãy mạnh dạn bày tỏ chính kiến và quyền công dân của mình đã được Hiến pháp Việt Nam qui định. Việc nhà nước dùng sức mạnh có trong tay để đàn áp, cưỡng bức các nhà bất đồng chính kiến thì chính họ mới là những người đang vi phạm pháp luật.

Việt Hùng: Trước đây nhà cầm quyền đã bắt ông Nguyễn Tấn Hoành, bà Trần Thị Hồng và một số thành viên của Hiệp hội tại tỉnh Đồng Nai, trường hợp của luật sư Hiền là bị bắt về sau này thì với cái nhìn của ông nguyên do nào nhà cầm quyền lại đưa luật sư Hiền ra xử trước những thành viên khác của Hiệp hội?

Ông Phạm Linh: Có lẽ là do thói quen che dấu và lấp liến của họ. Theo điều lệ thì đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, xuất thân từ công nhân và chiến đấu vì lợi ích của công nhân.

Tuy nhiên vì lợi ích cá nhân cục bộ họ đã quay lưng phản bội đàn áp chính cha đẻ của mình chính là công nhân Việt Nam, trong khi đó thì Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam thì lại mang những lợi ích thiết thực đến với công nhân và nông dân Việt Nam.

Việt Hùng: Thưa ông Phạm Linh, trở lại câu hỏi chúng tôi đặt ra, ông đánh giá như thế nào trong khi một số thành viên của Hiệp hội bị bắt trước luật sư Hiền, nhưng nhà cầm quyền lại đưa luật sư Hiền ra xử trước những người này?

Ông Phạm Linh: Chúng tôi cho rằng ảnh hưởng của luật sư Hiền, luật sư Trần Quốc Hiền từng là phát ngôn nhân của Hiệp hội chúng tôi, chính những ảnh hưởng của luật sư Hiền đối với sự phát triển của phong trào đã khiến cho nhà cầm quyền lo sợ và người ta đã đưa luật sư Hiền ra xử trước và xử tách riêng ra dể tránh dùng đến danh tính cũng như mục tiêu của Hiệp hội.

Việt Hùng: Cho đến nay ghi nhận trường hợp của những người như ông Nguyễn Tấn Hoành, bà Trần Thị Hồng và…, ghi nhận sức khỏe của họ ra sao thưa ông?

Ông Phạm Linh: Hiện nay có 4 thành viên của Hiệp hội đã bị bắt từ năm ngoái cùng đợt với nhiều chiến sĩ dân chủ khác. Hiện nay những người này đang bị giam cầm tại trại B5 trại giam Đồng Nai, sức khỏe của họ đều bị ảnh hưởng rất nặng, họ đang bị cô lập không được gặp gia đình cũng như thân nhân không được thăm. Đặc biệt là trường hợp của anh Đoàn Văn Diên hiện đang rất yếu do bị bệnh, không được chữa trị.

Việt Hùng: Trước đây trong một lần trả lời phỏng vấn với đài chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Hoành và bà Trần Thị Hồng nói rằng chủ trương của Hiệp hội là đấu tranh công khai, khi ra công khai chẳng được bao lâu thì những người này bị bắt, rồi trong thời gian vừa qua người ta không thấy sự lên tiếng trở lại ngoài sự lên tiến của luật sư Trần Quốc Hiền và rồi luật sư Hiền bị bắt, phải chăng Hiệp hội đã thay đổi hướng đi?

Chúng tôi cho rằng ảnh hưởng của luật sư Hiền, luật sư Trần Quốc Hiền từng là phát ngôn nhân của Hiệp hội chúng tôi, chính những ảnh hưởng của luật sư Hiền đối với sự phát triển của phong trào đã khiến cho nhà cầm quyền lo sợ và người ta đã đưa luật sư Hiền ra xử trước và xử tách riêng ra dể tránh dùng đến danh tính cũng như mục tiêu của Hiệp hội.

Ông Phạm Linh

Ông Phạm Linh: Vâng, hiện nay chúng tôi đã có 5 thành viên bị bắt, số thành viên hoạt động công khai của chúng tôi hiện cũng đang bị xách nhiễu, đe dọa, “khủng bố” về mặt tinh thần cũng như “khủng bố” gia đình thân nhân của họ, vì thế hiện nay sau một thời gian phải nín nhịn chèo kéo PNTR và WTO thì giới cầm quyền Việt Nam đàn áp phong trào.

Do vậy để đảm bảo, bảo toàn lực lượng cũng như để phát triển lực lượng nên các thành viên của Hiệp hội tạm thời hoạt động không công khai, tuy vậy các chương trình hành động và mục tiên đấu tranh của Hiệp hội vẫn được triển khai rất đều đặn.

Việt Hùng: Với tư cách phát ngôn nhân của Hiệp hội trước khi chia tay quí thính giả ông có muốn bày tỏ điều gì?

Ông Phạm Linh: Chúng tôi trân trọng cám ơn mọi sự giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế, những cá nhân, chính giới và người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Chúng tôi cũng kêu gọi sự hỗ trợ hơn nữa để nhà nước Việt Nam không thể tiếp tục đàn áp, tiếp tục bắt giam những người đấu tranh ôn hòa để rồi đưa ra xử những phiên toà vi hiến như vừa rồi.

Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy yểm trợ đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả tự do cho luật sư Trần Quốc Hiền và các thành viên của Hiệp hội, cũng như các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân và luật sư Nguyễn Văn Đài và rất nhiều nhà dân chủ khác. Và cũng xin thay mặt Hiệp hội chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quí vị, cảm ơn quí đài Á châu Tự do đã dành cho chúng tôi những cuộc phỏng vấn.

Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả cám ơn ông Phạm Linh.

==========================================

Quan điểm của gia đình luật sư Nguyễn Bắc Truyển về bản án và phiên toà vừa qua

2007.05.14

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Về bản án 4 năm cáo buộc luật sư Nguyễn Bắc Truyển “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” trong phiên toà xử tại thành phố Hồ Chí Minh hôm mùng 10-05 vừa qua, ông Nguyễn Minh Luân, cháu của luật sư Nguyễn Bắc Truyển đưa ra nhận định trong cuộc trao đổi với Việt Hùng của Đài chúng tôi như sau.

Luật sư Nguyễn Bắc Truyển (giữa) đang bị dẫn vào toà án TP HCM hôm 10-5-2007. AFP PHOTO

Ông Nguyễn Minh Luân: Nhận xét của cháu bản án 4 năm là một bản án rất nặng, tại vì đó là một thời gian dài, công việc của một người chỉ là làm những việc đứng đắn chứ không làm việc gì sai trái mà kết án như vậy là không được.

Lý do là cháu cũng nghe những phát biểu trả lời của ông cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt với đài BBC, ông ta nói “yêu nước có hàng trăm cách. Yêu nước mà không theo đảng cộng sản mà lại bắt họ thì đều là không đúng…”.

Cháu cảm thấy tại sao người cộng sản yêu nước là đúng là được, còn người yêu nước mà không theo đảng thì lại bắt họ, xử họ... đó là điều không đúng.

Việt Hùng: Nhưng mà việc làm của luật sư Nguyễn Bắc Truyển cùng hai thành viên khác của đảng Dân chủ Nhân dân như rải truyền đơn, kêu gọi xóa bỏ điều 4, gạch chéo điều 4, như vậy là yêu nước hay sao?

Ông Nguyễn Minh Luân: Thưa vấn đề truyền đơn là những vấn đề không được đưa lên báo, muốn người khác biết thì người ta đưa lên truyền đơn, tại sao không được đưa lên báo viết có lẽ là bởi vì đảng cầm quyền không muốn điều đó đưa lên.

Câu nói truyền đơn làm cho người ta hiểu lầm rằng điều truyền ra là sai, nhưng thật sự truyền đơn chỉ là vấn đề tuyên truyền nhưng không được một số chấp nhận mà muốn đưa cho một số người khác biết thì trở thành truyền đơn thôi, việc đó không có gì là sai cả.

Câu nói truyền đơn làm cho người ta hiểu lầm rằng điều truyền ra là sai, nhưng thật sự truyền đơn chỉ là vấn đề tuyên truyền nhưng không được một số chấp nhận mà muốn đưa cho một số người khác biết thì trở thành truyền đơn thôi, việc đó không có gì là sai cả.

Ông Nguyễn Minh Luân

Còn vấn đề gạch chéo số 4 trong Hiến pháp, nếu Hiến pháp không đúng cần tu sửa lại thì cũng cần phải lên tiếng nói và người ta muốn biểu lộ ra bằng cử chỉ rằng những điều đó người ta không muốn thì đâu có gì là sai.

Việt Hùng: Thưa ông Nguyễn Minh Luân, cho đến bây giờ chúng tôi ghi nhận bản án mà nhà cầm quyền cáp buộc luật sư Nguyễn Bắc Truyển khởi thủy là 5 năm, nhưng cuối cùng là 4 năm, phải chăng là vì luật sư Nguyễn Bắc Truyển có luật sư bào chữa?

Ông Nguyễn Minh Luân: Vâng đúng, điều đó là đúng, và luậy sư bào chữa cũng đưa lên bản án 5 năm là quá nặng và người ta bớt đi 1 năm, cuối cùng là 4 năm.

Việt Hùng: Tức là tại phiên toà đó được giảm xuống còn 4 năm hay là việc giảm đó đã có định sẵn từ trước?

Ông Nguyễn Minh Luân: …dạ thưa vấn đề này thì gia đình cũng không được biết rõ.

Việt Hùng: Nhưng mà theo tinh thần của luật pháp Việt Nam kể từ ngày phiên toà xử ngày 10-05 các bị cáo trong vòng 15 ngày có quyền kháng án, về phía gia đình luật sư Nguyễn Bắc Truyển dự tính như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Minh Luân: Vấn đề kháng án gia đình biết được có lẽ cũng rất nhiều vấn đề…, nhưng mà hiện nay gia đình chỉ muốn là đưa đơn yêu cầu để cho luật sư Nguyễn Bắc Truyển được thụ án ở trong Nam để gần, để cho gia đình có thể đi thăm nuôi, bởi vì bác Truyển chỉ còn một mẹ già cho nên vấn đề đi thăm nuôi nếu đi xa thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho nên gia đình viết đơn xin được ở gần ở trong Nam để có điều kiện đi thăm nuôi.

Đây là cháu nói cái nhìn của riêng bản thân cháu thì bác Truyển không vi phạm. Còn mẹ của bác Truyển bà cũng lớn tuổi rồi cho nên bà cũng không biết rõ những vấn đề luật pháp như thế nào thì bà không được thấu rõ…

Ông Nguyễn Minh Luân

Việt Hùng: Tính cho đến nay, cập nhật đến ngày 14-05 trường hợp luật sư Nguyễn Bắc Truyển đã đưa ra ngoài Bắc chưa hay là đang ở đâu?

Ông Nguyễn Minh Luân: Dạ thưa chưa, sau khi xử án xong thì luật sư Truyển hiện đang bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu.

Việt Hùng: Về phía gia đình thì gia đình cho rằng luật sư Nguyễn Bắc Truyển không vi phạm điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam?

Ông Nguyễn Minh Luân: Đây là cháu nói cái nhìn của riêng bản thân cháu thì bác Truyển không vi phạm. Còn mẹ của bác Truyển bà cũng lớn tuổi rồi cho nên bà cũng không biết rõ những vấn đề luật pháp như thế nào thì bà không được thấu rõ…

Việt Hùng: Nhưng mà với những việc làm của luật sư Truyển như là kêu gọi biểu tình, rải truyền đơn… vô hình chung phạm vào điều luật của Việt Nam tức là xách động quần chúng?

Ông Nguyễn Minh Luân: Dạ thưa nếu xách động quân chúng là khi chúng ta làm điều sai, nhưng mà khi làm điều đúng thì cái đó là biểu dương dân chủ, kêu gọi người ta biểu tình, đòi hỏi những vấn đề gì đúng, người ta tụ tập lại để biểu tình thì đó là dân chủ chư không phải là việc làm sai.

Thật sự cháu cảm thấy vấn đề nhân quyền ở Việt Nam còn rất là thấp. Đưa ra những bản án đối với những người đứng lên đòi hỏi quyền lợi cho mọi người chứ họ không có đòi quyền lợi riêng cho họ mà lại nói họ là những người chống phá đất nước thì điều đó là điều không đúng và cháu cảm thấy phiên toà này là phiên toà không đúng.

Việt Hùng: Xin cám ơn ông Nguyễn Minh Luân.

Ông Nguyễn Minh Luân: Vâng xin cám ơn quí đài.

==============================================

Gia đình ông Trần Văn Hòa, thành viên đảng Dân chủ Nhân Dân, tạm lánh nạn sang Cambodia

2007.05.13

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Vào tối ngày 9-05 vừa qua, thêm một gia đình 4 người và một người khác nữa chạy qua lánh nạn tại Cambodia trước sự truy bức của chính quyền đó là trường hợp ông Trần Văn Hòa, một tín đồ Tin Lành ở tỉnh Quảng Ninh và cũng là thành viên đảng Dân chủ Nhân Dân.

Ông Trần Văn Hòa, chấp sự của Hội thánh tại thành phố Hạ Long. RFA PHOTO

Nói chuyện với Việt Hùng của ban Việt ngữ đài Á châu Tự do, ông Trần Văn Hòa cho biết nguyên do nào dẫn đến việc ông và gia đình phải rời bỏ Việt Nam.

Ông Trần Văn Hòa: Nguyên do là ngày 6-03 chính quyền bắt luật sư Nguyễn Văn Đài thì ngày 13-03 chính quyền khám xét nhà tôi và bắt tôi làm việc liên tục trong vòng 1 tháng. Rồi ngày 10-04 sau khi họ làm việc với tôi thì họ bắt đầu làm việc với 8 người trong gia đình nhà tôi, gây áp lực với mọi người trong gia đình khiến tôi phải đi lánh nạn vào miền Nam.

Họ tiếp tục gây sức ép với gia đình tôi, họ đem giấy triệu tập đến yêu cầu gia đình phải ký vào để truy tìm tôi về việc bỏ trốn…

Ngày 4-05 vừa qua nhân viên an ninh thành phố tên là Phương và Thiện đã ập vào nhà tôi để truy tìm tôi đang trốn ở đâu. Với sự đàn áp vợ con tôi như vậy, tôi điện thoại cho vợ tôi và chúng tôi quyết định buộc phải ra đi vì tôi không còn nơi nào để ẩn nấp để sống yên ổ ở Việt Nam, vì tất cả những người bà con thân thuộc của tôi ở miền Nam đều bị dòm ngó và theo dõi…

Việt Hùng: Như vậy ông và gia đình đã tiếp xúc được với Văn phòng đại diện Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Cambodia chưa thưa ông?

Ông Trần Văn Hòa: Chúng tôi đã tiếp xúc được với Văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc rồi, chúng tôi gồm 5 người, hai vợ chồng và hai con của chúng tôi cũng như với một người nữa cũng là thành viên của đảng Dân chủ Nhân dân cùng đi chung.

Nguyên do là ngày 6-03 chính quyền bắt luật sư Nguyễn Văn Đài thì ngày 13-03 chính quyền khám xét nhà tôi và bắt tôi làm việc liên tục trong vòng 1 tháng. Rồi ngày 10-04 sau khi họ làm việc với tôi thì họ bắt đầu làm việc với 8 người trong gia đình nhà tôi, gây áp lực với mọi người trong gia đình khiến tôi phải đi lánh nạn vào miền Nam.

Ông Trần Văn Hòa

Việt Hùng: Thưa ông Trần Văn Hòa, nhà nước Việt Nam đã đưa 3 thành viên đảng Dân chủ Nhân dân ra xử cáo buộc phạm điều 88 tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phải chăng ông và gia đình quan ngại trước những việc như vậy nên phải rời bỏ Việt Nam?

Ông Trần Văn Hòa: Tối hôm nay (10-05) tôi cũng coi thấy họ đã đưa 3 anh LêNguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo và Nguyễn Bắc Truyển lên đài truyền hình trong phần thời sự…

Trường hợp của tôi thì chính quyền cũng đã nói thẳng với gia đình là tôi cũng sẽ bị xử cùng với các anh em trong đảng Dân chủ Nhân dân ở miền Nam, hoặc là trong vụ án với luật sư Nguyễn Văn Đài.

Việt Hùng: Ông quan ngại việc của ông và gia đình sẽ gặp trở ngại hay sao mà ông lại quyết định sang lánh nạn tại Cambodia?

Ông Trần Văn Hòa: Tôi quyết định rời Việt Nam là vì chính quyền họ đàn áp gia đình tôi, đàn áp vợ con tôi.

Việt Hùng: Nhưng mà với những điều ông trình bày như vậy đã có thể gọi là bằng chứng về việc “đàn áp” của chính quyền đối với ông và gia đình hay chưa?

Ông Trần Văn Hòa: Điều đó là quá rõ ràng, họ làm việc liên tục mỗi ngày, có những ngày từ sáng tới hơn 10 giờ đêm họ mới cho tôi về. Tính cho đến bây giờ kể từ tháng 9 năm ngoái thời gian tôi đi làm việc với công an là hơn 2 tháng.

Còn trong gia đình 7-8 người cũng phải đi làm việc với họ ít nhất la từ 2 lần trở lên và tôi không còn con đường nào khác nên phải ra đi, ở ngoài không khác gì ở tù…, anh tính có mấy tháng như thế mà tôi đã phải đi làm việc liên tục với công an hơn 2 tháng nay rồi, tôi không chịu nổi cứ vài ngày được ở nhà rồi vài ngày phải đi làm việc với họ, rồi là việc họ đưa tôi ra “đấu tố”… rồi nhiều việc khác cũng đã xảy ra, trong suốt thời gian đó thì có khác gì ở tù đâu anh.

Việt Hùng: Về phía các cấp chính quyền nói truy tố những người đồng đảng với ông là vi phạm vào điều luật Việt Nam chứ không phải truy tố, xét xử họ về tội danh chính trị?

Xin thưa với anh rằng tất cả thành viên đảng Dân chủ Nhân dân hay tất cả những anh em trong những đảng phái khác như đảng Thăng Tiến hay là Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài…tất cả họ đều đưa vào khung 88 hết thì như vậy mình có thể nhìn thấy ngay được điều 88 là như thế nào mà họ lại đưa tất cả những người khác vào cái khung như vậy mặc dù họ ở những tổ chức đảng phái khác nhau nhưng đều chung mục đích đấu tranh cho dân chủ, tự do và công bằng xã hội, mình có thể thấy một cách rất rõ ràng.

Ông Trần Văn Hòa

Ông Trần Văn Hòa: Xin thưa với anh rằng tất cả thành viên đảng Dân chủ Nhân dân hay tất cả những anh em trong những đảng phái khác như đảng Thăng Tiến hay là Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài…tất cả họ đều đưa vào khung 88 hết thì như vậy mình có thể nhìn thấy ngay được điều 88 là như thế nào mà họ lại đưa tất cả những người khác vào cái khung như vậy mặc dù họ ở những tổ chức đảng phái khác nhau nhưng đều chung mục đích đấu tranh cho dân chủ, tự do và công bằng xã hội, mình có thể thấy một cách rất rõ ràng.

Việt Hùng: Nhưng ông có nghĩ rằng việc ông và gia đình chạy qua Cambodia xin tị nạn như vậy có thể trở thành tiền lệ hay không?

Ông Trần Văn Hòa: Tôi nghĩ cái này không phải, cũng có một vài anh em bị đàn áp cũng đã đi trước tôi rồi. Bản thân tôi và gia đình và những ngườo nào bị xách nhiễu thì chúng tôi mới ra đi chứ còn những anh em khác “im lặng” thì vẫn còn ở lại, những anh em nào bị ở tù thì cũng đưa ra xét xử rồi.

Bản thân tôi thì tôi cũng không nghĩ việc ra đi, tôi cũng chấp nhận việc phải làm việc liên tục với họ hàng tháng như vậy, tôi cũng nói thẳng với họ là tôi sẵn sàng đi ở tù hay một hình phạt nào đó của họ, nhưng đằng này họ lại không bắt tôi nhưng họ lại đầy đọa như vậy, họ dùng chính sách đầy đọa…

Việt Hùng: Trở lại việc ông sang Cambodia xin tị nạn, cho đến bây giờ các ông đã đệ đơn chưa và phản ứng của Văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc như thế nào?

Ông Trần Văn Hòa: Chiều ngày 10-05 chúng tôi đã đến và gặp đại diện Văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc và ngày mai 11-05 chúng tô sẽ trở lại để tiếp tục làm những thủ tục còn lại.

Việt Hùng: Tức là cho đến bây giờ ông đã được Cao ủy Tị nạn tiếp nhận và cấp giấy, phản ứng của Cao ủy ra sao thưa ông?

Ông Trần Văn Hòa: Dạ vâng, họ rất vui vẻ niềm nở đón tiếp chúng tôi.

Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả của đài xin cám ơn ôgn Trần Văn Hòa.

Ông Trần Văn Hòa: Vâng xin cám ơn

=============================================

Nhà bất đồng chính kiến Lê Trí Tuệ bị mất tích

2007.05.15

Nhà bất đồng chính kiến Lê Trí Tuệ. RFA file photo

Một nguồn tin đáng tin cậy của Đài Á Châu Tự Do, không muốn nêu tên, cho biết nhà bất đồng chính kiến Lê Trí Tuệ đã mất tích hơn một tuần nay ở Campuchia sau khi ông từ Việt Nam đào thoát sang xứ Chùa Tháp cách nay chừng một tháng.

Vẫn theo nguồn tin này thì vào Chủ Nhật mùng 6 tháng 5 vừa qua, ông Lê Trí Tuệ có tiếp xúc với một người lạ mặt tên Lê Ái Quốc, và sau đó 3 tiếng đồng hồ thì ông Tuệ mất tích. Người lạ mặt này trước đó liên lạc với ông Tuệ, nói là có nghe đài Chân Trời Mới và muốn nói chuyện với ông.

Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và đại diện của Human Rights Watch ở Campuchia, bà Sarah Com, đã được thông báo về vấn đề này.

Theo bà Sarah thì người ta cố bắt những người tỵ nạn đang tá túc ở Campuchia, trong số đó có Mục sư Ngô Đắc Lũy và nhà bất đồng chính kiến Trương Quốc Tuấn, trước khi diễn ra bầu cử quốc hội ở Việt Nam.

===================================================

Việc bắt và giam giữ người trái phép trong vụ Khu Vườn Kỳ Lạ

2007.05.15

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Những việc bắt giữ và quản lý người trái phép hình như trở thành bình thường tại Việt Nam đến nỗi người dân cho rằng việc chính quyền các cấp phường, xã ra tay bắt người chỉ là việc bình thường đã và sẽ tiếp tục diễn ra trên khắp các nẻo đường đất nước.

Người dân đang ngồi chữa bệnh trong Khu Vườn Kỳ Lạ. Hình của Tuổi Trẻ Online.

Người dân thường không chờ đợi một phản hồi nào từ chính quyền trung ương vì họ biết rằng cấp trên không hề có ý can thiệp vào những vụ việc mà cấp cơ sở báo cáo, cho dù nguyên nhân bắt người có thích đáng hay không. Mặc Lâm có bài viết về Khu Vườn Kỳ Lạ liên quan đến việc bắt và giam giữ người trái phép, mời quý vị theo dõi

Cô Nguyễn Thị Kim Hồng thường trú nhân của ấp Tân Hội Xã Đức Lập Thượng, Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An sau một năm bị bắt giam, khi được thả về lại gia đình cô vẫn không hiểu tại sao mình bị bắt khi cô chỉ là người hướng dẫn dân chúng đến khu vườn do gia đình cô làm chủ chữa bệnh.

Khả năng chữa trị

Năm 2003, gia đình cô Hồng phát hiện ra những điều mà họ cho là huyền bí khi khu vườn sau nhà của cô có khả năng chữa bệnh. Nhiều người láng giềng của gia đình cô đến khu vườn này để thử nghiệm những gì mà họ xem là rất khó giải thích bằng khoa học chứng nghiệm.

Khả năng chữa trị khỏi nhiều căn bệnh khó gần như nan y đã khiến cho danh tiếng của khu vườn nhà cô lan rộng ra nhiều nơi trong nước. Báo chí đưa tin, người được chữa hết bệnh thì làm chứng bằng lời nói hay bài phỏng vấn, tất cả xoay chung quanh việc giải trừ mọi chứng bệnh khó chữa chỉ bằng những hành động đơn giản, không cầu kỳ, khó khăn mà lại hòan toàn miễn phí. Người có bệnh chỉ cần ngồi xếp bằng, thả hồn thư giản như kiểu ngồi thiền, và dần dần những căn bệnh trong người đều được chữa khỏi.

Người hết bệnh vui mừng bao nhiêu thì gia chủ của khu vườn kỳ lạ lại phiền nhiễu bấy nhiêu. Chính quyền địa phương cho rằng đây là một thể hiện của mê tín dị đoan và lừa gạt quần chúng. Gia đình bà Võ Thị Ngoan không hề nhận một đồng nào tiền sở hữu khu vườn mà trái lại bà Ngoan còn khuyến khích nhiều người tới gia đình bà để chữa bệnh.

Tôi đã vào trong khu vườn đó không phải 1 lần mà là 3 lần. Tôi đã chứng kiến rất nhiều việc kỳ lạ của nó. Trong đó có rất nhiều người nổi tiếng chẳng hạn như tiến sĩ, giáo sư các thứ đều vào đấy chữa bệnh và đều có kết quả.

Ông Nguyễn Hoài Vũ

Bà Ngoan và con gái là cô Nguyễn Thị Kim Hồng tìm mọi cách giúp đỡ những người khách phương xa đến chữa bệnh trong hoàn cảnh nghèo khó của mình khi thì lo lắng nơi nghĩ ngơi cho họ cũng có khi thấy khung cảnh chật chội của khu vườn, gia đình bà Ngoan tự động hiến luôn cả ngôi nhà tình nghĩa cho bệnh nhân. Hành động này đã gây mất lòng chính quyền sở tại và họ đã tìm cách bắt giữ cũng như kết tội cô Nguyễn Thị Kim Hồng là tổ chức mê tín dị đoan.

Bị ngăn cấm, bắt bớ

Bà Ngoan bức xúc trước những hành động này bèn tỏ ý chống lại thì cũng bị bắt giam sau đó. Khu vườn bị cấm, mọi người từ nơi xa đến bị đuổi về nguyên quán. Những tờ báo có đăng tải câu chuyện của khu vườn này đều được lệnh ngưng đăng cũng như rút những bài viết còn nằm trên trang web để tiêu hủy.

Người dân ngạc nhiên không hiểu nguyên nhân nào dẫn đến những quyết định vội vã như vậy. Chính quyền kết án bà Ngoan và cô Hồng tổ chức mê tín dị đoan trong khi bộ Công An lại chính thức thừa nhận việc cơ quan này cho phép mời những nhà ngoại cảm giúp đỡ việc tìm kiếm hài cốt bộ đội.

Nhiều bài báo ca tụng việc linh thiêng và hết sức khó tin của các nhà ngoại cảm và cho tới nay việc sử dụng các vị thày bói này vẫn chính thức được thừa nhận bởi những cơ quan cấp cao. Trong khi đó thì gia đình bà Ngoan chỉ vì thương người và không tuân theo sự áp đặt của nhà nước để phải đi đến chỗ tan tác.

Dư luận hoang mang không hiểu sao khu vườn từng chữa trị thành công cho hàng chục ngàn con người trong đó có không ít các vị lãnh đạo cao cấp của nhà nước cũng đã được ân sủng của khu vườn mà hết bệnh nhưng khi khu vườn bị triệt hạ, chủ nhân bị nguy khốn trong bốn bức tường nhà giam thì không thấy một vị nào lên tiếng minh oan cho gia đình ân nhân khốn khổ này.

Ông Nguyễn Hoài Vũ một người từ nước Anh xa xôi vì nghe tiếng khu vườn mà trở về để chữa bệnh cho chúng tôi biết:

Ông Nguyễn Hoài Vũ: Tôi đã vào trong khu vườn đó không phải 1 lần mà là 3 lần. Tôi đã chứng kiến rất nhiều việc kỳ lạ của nó. Trong đó có rất nhiều người nổi tiếng chẳng hạn như tiến sĩ, giáo sư các thứ đều vào đấy chữa bệnh và đều có kết quả.

Bản thân tôi cũng là một nhà khoa học và mình cũng không tin vào những chuyện thần thánh vớ vẫn nhưng khi vào đó thì bị thuyết phục bởi những chuyện xảy ra ở đó.

Tự nhiên nó vô nó nói khu vườn không có tác dụng, nó tràn vô nó bắt mình. Nó bắt nó nhốt tui hết năm tháng, thả ra không có tội gì hết. Hồi đó nó khép tui vô tội chống lại người thi hành công vụ sau khi nó xét thấy có cư trú rõ ràng nó thả ra.

Bà Ngoan

Mặc Lâm:Thưa ông như ông nhận định thì đây là một sự việc có thật chứ không phải bịa đặt do gia đình của bà Ngoan, vậy tại sao chính quyền lại ngăn cấm và bắt bớ gia đình bà này ?

Ông Nguyễn Hoài Vũ: Thế nhưng có một điều đáng buồn là chính quyền địa phương lại không ủng hộ việc đó, kể cả chính quyền trung ương nữa. người ta lại trấn áp khi người dân đến đấy để chữa bệnh kể cả người chủ khu vườn mặc dù người ta rất từ tâm.

Không một tiếng xin lỗi

Bà Ngoan thì giờ đây đã trở lại căn nhà xưa và lại tiếp tục cho người ta vào khu vườn để chữa bệnh. Khi chúng tôi hỏi tình trạng gia đình hiện nay bà cho chúng tôi biết:

“Tự nhiên nó vô nó nói khu vườn không có tác dụng, nó tràn vô nó bắt mình. Nó bắt nó nhốt tui hết năm tháng, thả ra không có tội gì hết. Hồi đó nó khép tui vô tội chống lại người thi hành công vụ sau khi nó xét thấy có cư trú rõ ràng nó thả ra."

Bây giờ thì khu vườn đã được hính thức cho phép hoạt động trở lại và người ta cũng đã bắt đầu viết những trang sách được gọi là nghiên cứu khoa học về khả năng kỳ lạ của khu vườn.

Nhà nước đã trả lại tiếng oan cho một mảnh đất vô tri nhưng tiếng oan của những con người như mẹ con bà Ngoan thì vẫn im lặng đến khó hiểu. Một tiếng xin lỗi đơn giản cũng không được thốt lên từ phía những người có trách nhiệm.

Tuy bà Ngoan và Cô Hồng không bị tiếp tục giam giữ nhưng thâm tâm họ vẫn cảm thấy một điều chưa được giải quyết thỏa đáng. Họ vẫn không thể yên tâm sống đời sống bình thường sau khi được thả ra từ nhà giam với một bản án vẫn in mãi trong hồ sơ cá nhân mà họ không hề vi phạm.

Sự áp đặt tùy tiện pháp luật của chính quyền địa phương không thể chấp nhận được vẫn hàng ngày xảy ra trên khắp làng quê Việt Nam nơi người dân không bao giờ có phương tiện chống đỡ những lời lên án tùy hứng và đôi khi rất khôi hài của nhà cầm quyền mang tên Xã Hội Chủ Nghĩa.

==================================================

Tòa án Sóc Trăng xét xử 5 nhà sư Khmer

2007.05.13

Nguyễn Bình, thông tín viên RFA tại Phnom Penh

Tin từ Sóc Trăng cho biết 5 vị sư Khmer bị chính quyền buộc hoàn tục hồi tháng Hai vừa qua, nay đã được đưa ra tòa xét xử với tội danh phá rối an ninh. Phóng viên Nguyễn Bình từ Campuchia có bài tường trình về vụ việc này như sau.

Các vị sư sãi gốc Khmer Nam Bộ tập họp trước hoàng cung. PHOTO RFA/ Nguyen Binh.

Có 5 nhà sư Khmer bị đưa ra tòa xét xử tại Sóc Trăng vào sáng ngày 10 tháng 5 vừa qua, với mức án từ 2 đến 4 năm tù, và với tội danh phá rối an ninh.

Được biết 5 nhà sư này bị chính quyền buộc phải hoàn tục và bắt giam khoảng gần 3 tháng nay sau khi tham gia biểu tình ôn hòa đòi tự do tính ngưỡng ở một trường Pali thuộc thị xã Sóc Trăng.

Ông Lý Phương, người anh ruột của sư Lý Sương, là một trong 5 vị sư vừa bị xét xử cho biết tòa án Sóc Trăng để thời hạn 45 ngày cho các vị kháng án lên tòa phúc thẩm. Ông rất lo, không biết giúp các vị bằng cách nào. Hiện nay chỉ còn một cách là yêu cầu tòa án giảm nhẹ hình phạt.

Sư Thạch Bình, trợ lý kế hoạch của Liên minh Khmer Kampuchea Krom ở Mỹ cho rằng 5 vị sư nói trên không có tội gì cả. Các nhà sư chỉ tham gia biểu tình ôn hòa.

Sư Bình cho rằng việc chính quyền Sóc Trăng đưa 5 vị sư ra tòa xét xử chỉ nhằm mục đích răng đe phong trào đấu tranh ôn hòa của người Khmer Krom trên toàn thế giới.

Tại Campuchia, Hòa thượng Dương Sinh, Chủ tịch Hội sư sãi Khmer Kampuchea Krom có trụ sở ở thủ đô Phnom Penh nói rằng các nhà sư Khmer Krom ở đây rất đau lòng khi nghe tin 5 vị sư ở Sóc Trăng bị đưa ra tòa xét xử chỉ vì tham gia biểu tình ôn hòa.

Tuy nhiên, Hòa thượng Dương Sinh cho biết việc làm của chính quyền Sóc Trăng không làm lung lai đến ý chí đấu tranh ôn hòa của các vị sư Khmer Krom ở Campuchia.

Sau khi 5 vị sư nói trên bị chính quyền Sóc Trăng buộc hoàn tục rồi tống giam, Hội sư sãi Khmer Kampuchea Krom của Hòa thượng Dương Sinh từng tổ chức biểu tình 3 lần tại thủ đô Phnom Penh để phản đối.

Trong đó có 2 lần biểu tình bất hợp pháp nhân chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và trước chuyến thăm Campuchia vài ngày của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Cả 2 lần điều bị chính quyền Phnom Penh dùng vũ lực để giải tán.

5 vị sư bị đưa ra xét xử ở Sóc Trăng bao gồm sư Danh Tô, quê ở tỉnh Hậu Giang, sư Kim Mươn, sư Thạch Thương, sư Lý Sương và sư Lý Quang quê ở tỉnh Sóc Trăng.

==============================================================

Việt Nam bị thế giới chỉ trích vì xử tù những người không cùng chính kiến

2007.05.12

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Trong thời gian gần đây, một số vụ án do nhà cầm quyền Việt Nam tiến hành, xử tù những người dám nêu lên một cách ôn hòa những sai trái của chế độ, đã bị nhiều nhận xét bất lợi từ phía các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền. Còn từ những người Việt quan tâm đến dân tộc, quốc gia thì sao ?

Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại phiên toà ở Hà Nội 11-5-2007. AFP PHOTO

Linh mục Nguyễn văn Lý, rồi đến hai luật sư Nguyễn văn Đài, Lê thị Công nhân, và thứ Ba tuần sau là lượt luật sư Trần Quốc Hiền, đều bị nhà cầm quyền truy tố theo điều 88 luật Hình sự Việt Nam.

Các tội danh

Theo bản "cáo trạng" số 28/CT của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra tại phiên xử hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân thì các bị cáo "đã có hành vi tàng trữ các tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử dân tộc, bôi nhọ chế độ xã hội do đảng Cộng sản lãnh đạo, vu cáo xuyên tác chính sách của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam".

Thật ra từ hơn nửa thế kỷ nay, mọi thông tin tại nước Việt Nam đều do một phía, một nguồn đưa ra, là bộ phận tuyên truyền của đảng Cộng sản mà thôi. Từ lịch sử, cho đến cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo đảng, Nhà nước. Sự thật ra sao thì ít người có thể kiểm chứng được, dù các nguồn từ kho văn khố Nga, Pháp, Trung Quốc....đều có công bố, nhưng phương tiện truy cập chúng và khả năng ngoại ngữ của đa số người dân Việt còn rất hạn chế.

Còn tội danh "vu cáo, xuyên tạc chính sách của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân" ra sao, thì người ta có thể nhìn thấy trong chế độ của công nhân lao động mà hầu như tất cả hàng ngàn cuộc đình công của người lao động trong thời gian vừa qua để đòi quyền lợi chính đáng và nhân phẩm được tôn trọng, đều bị luật pháp Việt Nam đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Bộ Lao động của Nhà nước còn soạn thảo Nghị định buộc công nhân đình công phải bị trừ lương để bồi thường thiệt hại cho giới chủ nhân....

Điều 88 của luật Hình sự Việt Nam vừa tượng hình, vừa không hợp lý. Tượng hình vì điều 88 chính là hai cái còng số 8, một để trói tay linh mục Nguyễn văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân. Còn một thì để xích xiềng tự do, dân chủ....

Giáo sư Lê Đình Thông

Như vậy, nói chung thì nếu những bị can Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân có nêu lên các sự phi lý đó thì cũng không thể là cái tội, vì nó chỉ phản ảnh sự thật. Một sự thật chưa thể nói hết.

Điều 88 luật Hình sự

Nhìn chung, điều 88 bộ luật Hình sự Việt Nam là gì theo cái nhìn của các chuyên gia luật pháp ? Giáo sư Lê Đình Thông đang giảng dạy tại đại học Paris-Nanterre của Pháp nói:

“Điều 88 của luật Hình sự Việt Nam vừa tượng hình, vừa không hợp lý. Tượng hình vì điều 88 chính là hai cái còng số 8, một để trói tay linh mục Nguyễn văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân. Còn một thì để xích xiềng tự do, dân chủ....

Luật sư Tạ Quang Trung ở Richmond, Virginia, đưa ra nhận xét về tội danh của điều 88. Ông nói:

“Tội danh "xâm phạm nghiêm trọng an ninh Nhà nước", thì cái Nhà nước hiểu theo nghĩa người Cộng sản là đảng và những người cầm quyền. Trong công pháp quốc tế thì quốc gia chỉ gồm có 3 thành tố là dân tộc, lãnh thổ và chủ quyền. Cái Nhà nước của những người cộng sản Việt Nam là những người đang cầm quyền, không hơn, không kém.”

Nếu hiểu như vậy thì những người bị tù tội theo điều 88 luật Hình sự thật sự chỉ có "tội" là không ủng hộ đảng tiếp tục cầm quyền theo đường lối đã và đang theo hiện nay. Tức là nếu có tội, thì họ chỉ có tội đối với đảng không phải của họ, chứ họ không có tội với dân, với nước. Họ chỉ nêu lên những cái sai, cái quấy, để mong sửa đổi có lợi cho nước cho dân hơn. Mà ngay cả đối với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì họ càng không có tội.

Giáo sư Lê Đình Thông cho biết: “Tôi đã nói điều 88 là cái còng số 8 và nó đi ngược lại quy định của điều 53 của Hiến pháp Việt Nam, cho phép người dân được quyền phát biểu về những vấn đề chung của đất nước.

Điều 69 của Hiến pháp, theo ý tôi, còn cởi trói xích xiềng, cho phép người dân quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, rồi tự do hội họp, lập hội, biểu tình. Điều 146 của Hiến pháp Việt Nam quy định rõ ràng là các văn bản lập pháp, như trường hợp của luật Hình sự Việt Nam, và các văn bản lập quy, phải phù hợp với Hiến pháp. Vậy mà điều 88 của luật Hình sự, rõ ràng là đã trái ngược với điều 146 của Hiến pháp.”

Thực chất hệ thống luật pháp tại Việt Nam

Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân tại phiên toà xét xử hôm 11-5-2007. AFP PHOTO

Như vậy thì thực chất hệ thống luật pháp đang được áp dụng tại Việt Nam ra sao ? Luật sư Tạ Quang Trung đưa ra cái nhìn chung, đối chiếu với pháp luật các nước khác:

“Luật pháp ở Việt Nam hiện nay thực sự không phải là luật pháp, mà nó chỉ là một mớ kỷ luật áp dụng để bảo vệ chế độ, cho những người đang đương quyền mà thôi. Luật pháp ở những nước khác là dùng để bảo vệ người dân, mang lại an ninh trật tự cho xã hội, và bảo vệ những người thấp cổ, bé miệng.

Còn ở Việt Nam thì pháp luật bảo vệ cho chế độ và những người đang cầm quyền. Do đó những người có hành vi và tư tưởng khác với nhà cầm quyền, tỷ dụ như thấy những bất công của xã hội mà muốn phát biểu.

Phát biểu thôi, chứ chưa hành động, về những bất công, sai trái của nhà cầm quyền, đều bị khép tội làm mất an ninh trật tự. Cái an ninh đó là an ninh của những người cầm quyền, chứ không phải là an ninh của tổ quốc Việt Nam, hay an ninh của nhân dân Việt Nam.”

An ninh của tổ quốc, sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam cũng đã được quy định trong điều 81 mà giáo sư Lê Đình Thông muốn thấy nó cũng phải được tôn trọng và áp dụng, đặc biệt là khi nhà cầm quyền bị chỉ trích là nhượng đất, nhượng biển cho Trung Quốc. Ông nói:

“Tôi thiết nghĩ chính phủ Việt Nam cần nên thận trọng, không nên lập lại những sai lầm. Không những về mặt chính trị, mà trước hết là về mặt tư pháp. Nếu chính quyền bắt các luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân chỉ căn cứ vào các tội danh không rõ rệt, thì tòa án phải thụ lý trước vụ án vi phạm sự tòan vẹn lãnh thổ của các nhân vật lãnh đạo đảng và nhà nước với các bằng chứng cụ thể.

Chứng minh rằng pháp luật ở Việt Nam cũng "pháp bất vị thân", và cũng để chứng minh rằng nhà nước Việt Nam cũng tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, để quốc tế có thể tin cẩn mà giao dịch làm ăn buôn bán với Việt Nam.”

Tin tức cho biết vào thứ Ba tuần tới lại đến lượt luật sư Trần Quốc Hiền sẽ bị đưa ra xét xử cũng bởi điều 88 luật Hình sự, và sau đó sẽ là phiên luật sư Lê Quốc Quân bị bắt hồi tháng Ba vừa qua.

=======================================================

Thân mẫu luật sư Lê Thị Công Nhân kể về phiên toà xét xử hôm nay

2007.05.11

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Với lời cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” sáng ngày hôm nay thứ Sáu ngày 11-05 Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên án 5 năm tù ở với luật sư Nguyễn Văn Đài và 4 năm tù giam với nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, trong khi những luật sư này chỉ lên tiếng đấu tranh cho nền tự do dân chủ tại Việt Nam.

Báo giới trong và ngoài nước cùng một số nhà ngọai giao phương Tây theo dõi phiên toà hôm 11-5-2007 qua màn ảnh truyền hình từ một phòng khác. AFP PHOTO

Ngay sau phiên toà, từ đồn công an phường Trần Hưng Đạo, bà Trần Thị Lệ, thân mẫu của luật sư Lê Thị Công Nhân đã trả lời phỏng vấn với Việt Hùng của đài chúng tôi.

Việt Hùng: Thưa bà Trần Thị Lệ, chúng tôi là Việt Hùng của đài Á châu Tự do…

Bà Trần Thị Lệ: Vâng, tôi đang ở đồn công an phường Trần Hưng Đạo, con gái tôi cũng đi dự phiên toà, không hiểu lý do làm sao mà con gái tôi lại bị bắt đến công an phường và hiện giờ tôi đang ở công an phường Trần Hưng Đạo để tìm hiểu và để đưa cháu về nhà.

Việt Hùng: Bà nói bà đang ở đồn công an?

Bà Trần Thị Lệ: Con gái út tôi là Minh Tâm cũng muốn vào tham dự phiên toà, tôi thì tôi đi trước khi tôi vào bên trong toà cũng không hiểu chuyện gì đã xảy ra với con gái tôi ở ngoài toà mà lại bị bắt đến công an phường Trần Hưng Đạo đây cho nên sau khi phiên toà kết thúc thì tôi đến đây để tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra với con tôi…và hiện bây giờ tôi đang ở công an phường.

Việt Hùng: Bà có thể cho quí thính giả của đài biết cảm tưởng của bà như thế nào sau khi nghe toà tuyên đọc bản án với con gái bà là luật sư Lê Thị Công Nhân?

Thân nhân vào tham dự phiên toà thì chỉ có tôi và cô Vũ Minh Khánh là vợ luật sư Đài là được vào tham dự phiên toà, còn lại tôi nhìn thấy đại đa số là những người thuộc bên công an, Bộ công an và cơ quan an ninh A42, không thấy phóng viên, bởi vì phóng viên thì phải ghi chép, đằng này tôi thấy rất ít người ghi chép cho nên tôi cũng chẳng hiểu ra sao nữa, tôi thấy có khoảng chừng 100 người dự phiên toà.

Bà Trần Thị Lệ

Bà Trần Thị Lệ: Con tôi bị tuyên án 4 năm tù và 3 năm quản chế, điều đấy tất nhiên tôi là người mẹ nên tôi rất xót xa cho con gái tôi là một người rất yêu nước.

Việt Hùng: Tại phiên toà con gái bà có được quyền nói và phát biểu gì hay không?

Bà Trần Thị Lệ: Lúc họ luận tội họ cũng cho phép nói một ít nhưng giới hạn trong một vài vấn đề cũng như thời gian cũng ít cho nên cũng không nói được nhiều.

Việt Hùng: Luật sư Trần Lâm là người bào chữa cho con gái bà hôm nay, chủ tọa phiên toà hôm nay họ có nghe những lời bào chữa của luật sư Trần Lâm và những lời tự bào chữa của con gái bà không?

Bà Trần Thị Lệ: Tất nhiên là khi luật sư Trần Lâm nói thì họ có nghe nhưng họ cứ bảo phải nói gọn lại, họ chỉ qui định trong một số vấn đề để nói thôi…

Việt Hùng: Phiên toà hôm nay các phóng viên quốc tế không được tham dự, ngoài sự tham dự của bà, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài thì còn có những ai tham dự thưa bà?

Bà Trần Thị Lệ: Thân nhân vào tham dự phiên toà thì chỉ có tôi và cô Vũ Minh Khánh là vợ luật sư Đài là được vào tham dự phiên toà, còn lại tôi nhìn thấy đại đa số là những người thuộc bên công an, Bộ công an và cơ quan an ninh A42, không thấy phóng viên, bởi vì phóng viên thì phải ghi chép, đằng này tôi thấy rất ít người ghi chép cho nên tôi cũng chẳng hiểu ra sao nữa, tôi thấy có khoảng chừng 100 người dự phiên toà.

Việt Hùng: Về phần con gái bà cũng như luật sư Nguyễn Văn Đài họ để thời gia cho trình bày những vấn đề khoảng bao nhiêu phút?

Bà Trần Thị Lệ: Phần của luật sư Đài thì cũng nói được kha khá…, còn phần con tôi thì cũng được ít thôi, con tôi cũng phản đối phiên toà, nói chung thời gian cũng được ít lắm…

Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân tại phiên toà xét xử hôm 11-5-2007. AFP PHOTO

Việt Hùng: Khi mà toà tuyên đọc bản án thì phản ứng của luật sư Nguyễn Văn Đài và của con gái bà như thế nào?

Bà Trần Thị Lệ: Khi đọc xong là họ tuyên bố kết thúc và dẫn con tôi đi ngay cho nên cũng không thể có ý kiến gì khác nữa, họ dẫn vào phòng bên trong luôn.

Việt Hùng: Ngày hôm nay có thể nói sau nhiều ngày tháng bà mới được nhìn thấy con gái bà? Tình trạng sức khỏe của con gái bà cũng như luật sư Nguyễn Văn Đài như thế nào thưa bà?

Bà Trần Thị Lệ: Tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng của phòng xử, rất là xa nên không thấy rõ, nhưng nghe tiếng thì tôi thấy luặt sư Đài thì có vẻ khỏe…còn con tôi thì bị ốm, giọng nói khản đi có lẽ là căng thẳng trước khi xử không ngủ được hay sao đó, cũng như thời tiết cũng có thay đổi cho nên con tôi cũng bị ho, giọng nói khàn do bị yếu cho nên con tôi xin phép được ngồi, có lúc cũng phải đứng dậy để nói chuyện.

Việt Hùng: Con gái bà và luật sư Đài khi ra toà là bận quần áo thường phục hay là bộ đồ tù?

Bà Trần Thị Lệ: Bận đồ thường, không bận đồ tù.

Việt Hùng: Lý do tại sao mà bà lại nói bà ngồi hàng ghế cuối cùng?

Bà Trần Thị Lệ: Họ sắp xếp như thế, tôi đến rất sớm, từ hơn 6: 30 AM một chút, bởi vì là mẹ mà con thì đi tù hơn 2 tháng chưa được gặp mặt, tôi thì tôi cũng có hi vọng là đến sớm khi xe tù họ chở đến thì còn gặp mặt con để thấy con một chút…

Thế nhưng khi tôi đến họ bảo tôi phải đi gửi xe vào chỗ có nơi rồi họ chỉ tôi vào ngồi ở phòng tiếp khách và ngồi đó mãi cho đến khi Phiên toà đã đọc lời khai mở phiên toà rồi thì chúng tôi mới được họ dẫn vào ngồi hàng băng ghế cuối cùng của phiên toà.

Việt Hùng: Trường hợp vợ luật sưNguyễn Văn Đài cũng như vậy phải không ạ?

Con gái tôi thì không có phát biểu gì nhiều, chỉ là trả lời hỏi cung thôi, toà họ hỏi thế nào thì con tôi trả lời có hoặc không. Nhưng tại phiên toà con gái tôi cũng phát biểu những việc làm của con gái tôi là không có tội!

Bà Trần Thị Lệ

Bà Trần Thị Lệ: Cũng như vậy.

Việt Hùng: Sau khi toà tuyên đọc án họ dẫn con gái bà đi ngay, bà có được tiếp cận gần con gái bà không?

Bà Trần Thị Lệ: Dạ thưa không, họ đưa ngay vô phòng, tôi tranh thủ tôi chạy lên đưa tay vẫy con tôi và con tôi cũng nhìn thấy tôi.

Việt Hùng: Tức là bà và con gái chỉ đứng xa xa thôi chứ không được tiếp cận gần? trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài cũng như vậy?

Bà Trần Thị Lệ: Trường hợp luật sư Đài cũng như vậy, tôi thì chạy từ đằng xa lại tôi có nói má đây thì con tôi có quay lại mỉm cười và chào tôi.

Việt Hùng: Khi bà tới toà bà có đề nghị để xin được gặp con gái bà không?

Bà Trần Thị Lệ: Tôi không được vào trước, nghĩa là họ bắt tôi, đề nghị tôi ngồi ở phòng khách phía bên ngoài, phiên toà khia mạc lúc 8:00 AM, lúc 8 giờ kép 15 thì tôi nói với vợ Đài là Minh Khánh để đi vào nhưng mấy người công an mặt thường phục họ không cho vào, họ nói được vào thì họ mới đưa vào. Đợi một lúc thì họ mới đưa chúng tôi vào và chúng tôi phải đi qua cửa kiểm tra vũ khí… như ở sân bay đó.

Việt Hùng: Khi họ cho bà và vợ luật sư Đài vào thì…

Bà Trần Thị Lệ: Thì phiên toà đã bắt đầu trước rồi, lúc đó đã hơn 8 giờ rồi.

Việt Hùng: Bà có còn nhớ câu nói nào trước toà của con gái bà và luật sư Đài hay không?

Bà Trần Thị Lệ: Con gái tôi thì không có phát biểu gì nhiều, chỉ là trả lời hỏi cung thôi, toà họ hỏi thế nào thì con tôi trả lời có hoặc không. Nhưng tại phiên toà con gái tôi cũng phát biểu những việc làm của con gái tôi là không có tội!

Việt Hùng: Vừa rồi là lời bà Trần Thị Lệ, thân mẫu của luật sư Lê Thị Công Nhân nói về phiên toà mà trong đó luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân bị nhà cầm quyền gán cho tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam.

Về trường hợp em gái luật sư Lê Thị Công Nhân bị các cấp chính quyền trấn áp không cho vào tham dự phiên toà và thậm chí còn bị kéo lê ra đường bỏ lên xe đưa về đồn công an phường Trần Hưng Đạo, cô Lê Thị Minh Tâm thuật lại toàn bộ vụ việc trong một buổi phát thanh tới, mời quí vị nhớ đón nghe.

====================================================

Việt Nam bị thế giới chỉ trích vì xử tù những người không cùng chính kiến

2007.05.12

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Trong thời gian gần đây, một số vụ án do nhà cầm quyền Việt Nam tiến hành, xử tù những người dám nêu lên một cách ôn hòa những sai trái của chế độ, đã bị nhiều nhận xét bất lợi từ phía các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền. Còn từ những người Việt quan tâm đến dân tộc, quốc gia thì sao ?

Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại phiên toà ở Hà Nội 11-5-2007. AFP PHOTO

Linh mục Nguyễn văn Lý, rồi đến hai luật sư Nguyễn văn Đài, Lê thị Công nhân, và thứ Ba tuần sau là lượt luật sư Trần Quốc Hiền, đều bị nhà cầm quyền truy tố theo điều 88 luật Hình sự Việt Nam.

Các tội danh

Theo bản "cáo trạng" số 28/CT của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra tại phiên xử hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân thì các bị cáo "đã có hành vi tàng trữ các tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử dân tộc, bôi nhọ chế độ xã hội do đảng Cộng sản lãnh đạo, vu cáo xuyên tác chính sách của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam".

Thật ra từ hơn nửa thế kỷ nay, mọi thông tin tại nước Việt Nam đều do một phía, một nguồn đưa ra, là bộ phận tuyên truyền của đảng Cộng sản mà thôi. Từ lịch sử, cho đến cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo đảng, Nhà nước. Sự thật ra sao thì ít người có thể kiểm chứng được, dù các nguồn từ kho văn khố Nga, Pháp, Trung Quốc....đều có công bố, nhưng phương tiện truy cập chúng và khả năng ngoại ngữ của đa số người dân Việt còn rất hạn chế.

Còn tội danh "vu cáo, xuyên tạc chính sách của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân" ra sao, thì người ta có thể nhìn thấy trong chế độ của công nhân lao động mà hầu như tất cả hàng ngàn cuộc đình công của người lao động trong thời gian vừa qua để đòi quyền lợi chính đáng và nhân phẩm được tôn trọng, đều bị luật pháp Việt Nam đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Bộ Lao động của Nhà nước còn soạn thảo Nghị định buộc công nhân đình công phải bị trừ lương để bồi thường thiệt hại cho giới chủ nhân....

Điều 88 của luật Hình sự Việt Nam vừa tượng hình, vừa không hợp lý. Tượng hình vì điều 88 chính là hai cái còng số 8, một để trói tay linh mục Nguyễn văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân. Còn một thì để xích xiềng tự do, dân chủ....

Giáo sư Lê Đình Thông

Như vậy, nói chung thì nếu những bị can Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân có nêu lên các sự phi lý đó thì cũng không thể là cái tội, vì nó chỉ phản ảnh sự thật. Một sự thật chưa thể nói hết.

Điều 88 luật Hình sự

Nhìn chung, điều 88 bộ luật Hình sự Việt Nam là gì theo cái nhìn của các chuyên gia luật pháp ? Giáo sư Lê Đình Thông đang giảng dạy tại đại học Paris-Nanterre của Pháp nói:

“Điều 88 của luật Hình sự Việt Nam vừa tượng hình, vừa không hợp lý. Tượng hình vì điều 88 chính là hai cái còng số 8, một để trói tay linh mục Nguyễn văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân. Còn một thì để xích xiềng tự do, dân chủ....

Luật sư Tạ Quang Trung ở Richmond, Virginia, đưa ra nhận xét về tội danh của điều 88. Ông nói:

“Tội danh "xâm phạm nghiêm trọng an ninh Nhà nước", thì cái Nhà nước hiểu theo nghĩa người Cộng sản là đảng và những người cầm quyền. Trong công pháp quốc tế thì quốc gia chỉ gồm có 3 thành tố là dân tộc, lãnh thổ và chủ quyền. Cái Nhà nước của những người cộng sản Việt Nam là những người đang cầm quyền, không hơn, không kém.”

Nếu hiểu như vậy thì những người bị tù tội theo điều 88 luật Hình sự thật sự chỉ có "tội" là không ủng hộ đảng tiếp tục cầm quyền theo đường lối đã và đang theo hiện nay. Tức là nếu có tội, thì họ chỉ có tội đối với đảng không phải của họ, chứ họ không có tội với dân, với nước. Họ chỉ nêu lên những cái sai, cái quấy, để mong sửa đổi có lợi cho nước cho dân hơn. Mà ngay cả đối với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì họ càng không có tội.

Giáo sư Lê Đình Thông cho biết: “Tôi đã nói điều 88 là cái còng số 8 và nó đi ngược lại quy định của điều 53 của Hiến pháp Việt Nam, cho phép người dân được quyền phát biểu về những vấn đề chung của đất nước.

Điều 69 của Hiến pháp, theo ý tôi, còn cởi trói xích xiềng, cho phép người dân quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, rồi tự do hội họp, lập hội, biểu tình. Điều 146 của Hiến pháp Việt Nam quy định rõ ràng là các văn bản lập pháp, như trường hợp của luật Hình sự Việt Nam, và các văn bản lập quy, phải phù hợp với Hiến pháp. Vậy mà điều 88 của luật Hình sự, rõ ràng là đã trái ngược với điều 146 của Hiến pháp.”

Thực chất hệ thống luật pháp tại Việt Nam

Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân tại phiên toà xét xử hôm 11-5-2007. AFP PHOTO

Như vậy thì thực chất hệ thống luật pháp đang được áp dụng tại Việt Nam ra sao ? Luật sư Tạ Quang Trung đưa ra cái nhìn chung, đối chiếu với pháp luật các nước khác:

“Luật pháp ở Việt Nam hiện nay thực sự không phải là luật pháp, mà nó chỉ là một mớ kỷ luật áp dụng để bảo vệ chế độ, cho những người đang đương quyền mà thôi. Luật pháp ở những nước khác là dùng để bảo vệ người dân, mang lại an ninh trật tự cho xã hội, và bảo vệ những người thấp cổ, bé miệng.

Còn ở Việt Nam thì pháp luật bảo vệ cho chế độ và những người đang cầm quyền. Do đó những người có hành vi và tư tưởng khác với nhà cầm quyền, tỷ dụ như thấy những bất công của xã hội mà muốn phát biểu.

Phát biểu thôi, chứ chưa hành động, về những bất công, sai trái của nhà cầm quyền, đều bị khép tội làm mất an ninh trật tự. Cái an ninh đó là an ninh của những người cầm quyền, chứ không phải là an ninh của tổ quốc Việt Nam, hay an ninh của nhân dân Việt Nam.”

An ninh của tổ quốc, sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam cũng đã được quy định trong điều 81 mà giáo sư Lê Đình Thông muốn thấy nó cũng phải được tôn trọng và áp dụng, đặc biệt là khi nhà cầm quyền bị chỉ trích là nhượng đất, nhượng biển cho Trung Quốc. Ông nói:

“Tôi thiết nghĩ chính phủ Việt Nam cần nên thận trọng, không nên lập lại những sai lầm. Không những về mặt chính trị, mà trước hết là về mặt tư pháp. Nếu chính quyền bắt các luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân chỉ căn cứ vào các tội danh không rõ rệt, thì tòa án phải thụ lý trước vụ án vi phạm sự tòan vẹn lãnh thổ của các nhân vật lãnh đạo đảng và nhà nước với các bằng chứng cụ thể.

Chứng minh rằng pháp luật ở Việt Nam cũng "pháp bất vị thân", và cũng để chứng minh rằng nhà nước Việt Nam cũng tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, để quốc tế có thể tin cẩn mà giao dịch làm ăn buôn bán với Việt Nam.”

Tin tức cho biết vào thứ Ba tuần tới lại đến lượt luật sư Trần Quốc Hiền sẽ bị đưa ra xét xử cũng bởi điều 88 luật Hình sự, và sau đó sẽ là phiên luật sư Lê Quốc Quân bị bắt hồi tháng Ba vừa qua.






<< Home

This page is powered by Blogger. Isn't yours?

Tin Việt Nam

(freevietnews.com)