Monday, December 17, 2007

 

Bản tin về Khối 8406 với cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược ngày


Vietnam – Victory (logo biểu tình) Tại Sài gòn

Kỹ sư Đỗ Nam Hải, thành viên ban đại diện lâm thời Khối 8406, ngay từ 8g sáng ngày 16-12, đã ra khỏi nhà ở đường Nguyễn Kiệm. Ngay lập tức, 5 tên công an mặc thường phục liền chận anh lại. Nghe anh nói là đi ăn sáng, chúng mới dãn ra.

Vào lúc gần 12g trưa, biết là giờ cao điểm của cuộc biểu tình (như đã được tin nhắn), kỹ sư Hải lại lấy xe máy ra đi. 5 tên công an hồi sáng lại vây quanh anh. Anh nói với chúng:

- Tôi đi tham dự biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các anh không biết sự kiện này à?

- Biết chứ!

- Thế tại sao các anh lại chặn tôi, chặn lòng yêu nước? Các anh không phải là người Việt Nam ư?

- Chúng tôi đã được lệnh trên. Xin anh đừng làm khó cho chúng tôi. Nếu là một người thường thì không có vấn đề gì. Nhưng anh là một người đặc biệt, nên chúng tôi phải chặn anh lại. Vậy thì một là anh về lại nhà, hai là mời anh về sở công an thành phố.

- Về nhà thì tôi nhất định không về rồi. Thôi thì tôi sẽ đến sở công an thành phố với các anh.

Vậy là 5 tên công an, đi trên 3 chiếc xe máy, kèm hai bên anh Hải. Nhưng mới đi một đoạn, chúng lại nói:

- Thôi, mời anh về đồn công an phường 8, quận Phú Nhuận. (Đồn này đóng tại 181 đường Hoàng Văn Thụ).

Vừa thấy anh Hải xuất hiện, viên trung tá trưởng đồn vui mừng ra mặt:

- À! Lần này anh Hải mau mắn chấp hành mệnh lệnh!

- Làm gì mà có chuyện chấp hành mệnh lệnh các anh –kỹ sư Hải trả lời- Tôi cố ý đến đây là để chất vấn các anh thôi.

Thế là kỹ sư Hải bắt đầu dạy cho cả đồn công an một bài học về lòng yêu nước. Đại ý anh nói:

- Trung Quốc đang xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta. Nhà nước đã không phản kháng cách mạnh mẽ và hữu hiệu, lại còn che giấu mọi thông tin, và hôm nay cũng như Chúa nhật tuần trước, ngăn cản đồng bào mình, nhất là các bạn sinh viên ở Hà Nội lẫn Sài Gòn đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước. Các anh có biết không? Sở dĩ Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm hai quần đảo, chính vì ông Hồ Chí Minh và ông Phạm Văn Đồng đã ký công hàm dâng cho họ mảnh đất ấy từ năm 1958 cơ. Đến tháng 12 năm 1999 lại dâng một phần biên thùy phía Bắc, trong đó có Ải Nam Quan, thác Bản Giốc. Tháng 12 năm 2000 lại dâng tiếp cho Trung Quốc gần 10.000 km trên biển. Thế là chúng nó cứ tiến thêm nữa. Các anh không rõ à ?

Có tên gật gù ra vẻ thông hiểu, có tên lại trố mắt ngạc nhiên. Anh Hải nói tiếp:

- Các anh là công an, ăn lương của nhân dân, sao các anh lại chặn nhân dân bày tỏ lòng yêu nước. Tổ quốc lâm nguy, sao các anh không bảo vệ? Ngoại bang xâm chiếm đất nước, sao các anh không lên án? Nhà nước ta nhu nhược trước kẻ thù lại còn ra lệnh cho công an ngăn chận nhân dân biểu tình phản đối chúng, sao các anh lại cúi mặt vâng phục? Các anh có phải là người Việt Nam không? Đất nước này đã nhờ ai mà có? Đã nhờ ai xây dựng? Và nay ai có trách nhiệm bảo vệ?

Cả đồn công an ngồi im re, chẳng nói được lời nào. Tuy nhiên kỹ sư Hải vẫn bị nhốt cho tới 15g, lúc cuộc biểu tình đã hoàn toàn giải tán, anh mới được thả.

Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm 16 đến 17-07-2007, lúc đồng bào dân oan đang ngồi trước Văn phòng hai Quốc hội CS tại đường Hoàng Văn Thụ, kỹ sư Hải –vốn ở gần đó- đã nhiều lần tìm cách đến hỗ trợ đồng bào. Nhưng lần nào cũng vậy, vừa ra khỏi nhà là bị công an áp giải đến đồn. Tuy thế, chiến sĩ dân chủ này đã lợi dụng các cơ hội ấy để chất vấn và giải thích cho lực lượng công an về lý do và ý nghĩa việc dân oan khiếu kiện.

Tại Huế

Dù tại Huế chưa nổ ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào, nhưng từ suốt tuần lễ qua, công an luôn lảng vảng ngày đêm trước nhà linh mục Phan Văn Lợi, thành viên ban đại diện lâm thời Khối 8406, khiến nhiều đồng bào trong khu vực mất ngủ vì chó sủa liên tục. Công an cũng rình mò trước tư gia một số nhà đấu tranh khác, như cô Lê Thị Lệ Hằng (bị án treo trong vụ linh mục Nguyễn Văn Lý ngày 30-3-2007), cũng là thành viên Khối 8406. Cả hai cùng ở tại phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.

Linh mục Lợi đã bày tỏ sự hiệp thông với đồng bào biểu tình bằng một bài phát biểu ngắn, được tung lên mạng toàn cầu tối ngày 15-12 (có đăng trong vietnamexodus.org). Sáng 16-12, linh mục lại vào Paltalk, tham dự hai diễn đàn “Tiếng nói tự do của người dân Việt Nam” và “Diễn đàn thảo luận hiện tình đất nước về tự do dân chủ”. Hai diễn đàn này lúc ấy truyền thanh trực tiếp cuộc biểu tình từ Hà Nội lẫn Sài Gòn, nghe những phát biểu và tường thuật chủ yếu từ các bạn sinh viên yêu nước và can đảm. Rất sống động và cảm động! Linh mục Lợi cũng nói đôi lời, chủ yếu đọc lại bài phát biểu đã tung hôm trước.

Tại Hà Nội

Chiến sĩ dân oan kiên trì đồng thời là phóng viên dân chủ lì lợm, cô Lê Thị Kim Thu, thành viên Khối 8406, đã có mặt ngay từ sáng sớm ngày 16-12, một tay cầm điện thoại di động, một tay cầm máy ảnh kỹ thuật số vừa chụp được hình vừa quay được video (cô đã bị công an cướp một cái tương tự hôm 27-10, trong dịp bị trục xuất khỏi Hà Nội lần hai; lần trục xuất thứ nhất là vào ngày 01-09). Dù công an Hà Nội nhẵn mặt cô, cô vẫn xông xáo không chút sợ hãi, bám sát đoàn biểu tình của sinh viên trên lộ trình tuần hành của họ, khi thì chụp ảnh, khi thì quay video, khi thì trường tình hay phỏng vấn các tham dự viên. Cô làm nhanh nhẹn, thoăn thoắt, khiến công an không thể nào ra tay chặn được. Âm thanh được truyền trực tiếp lên mạng, qua Vietnamexodus.org, cho đồng bào khắp thế giới theo dõi. Còn ảnh chụp và các video clip thì cô đã vào tiệm internet gởi ngay sau khi cuộc biểu tình chấm dứt (toàn bộ lưu lại trên Vietnamexodus và Voiceofvietnam.org là trang mạng của dân oan). Ta hãy nghe một đoạn thư gởi từ Úc châu:

Kính gởi anh Tường Thắng –Vietnamexodus. Tôi vừa theo dõi phóng sự do cô Lê thị Kim THU tường trình trực tiếp từ Hà Nội cuộc biểu tình của Sinh viên và đồng bào sáng nay 16-12-07. Càng nghe những tiếng kêu gào thảm thiết của sinh viên đòi lại Hòang sa Trường sa, thật tình ai trong chúng ta mà không đau lòng, càng nghĩ càng căm thù lũ khốn kiếp Cộng sản bán nước, nhưng chúng ta chỉ còn có cách là ym trợ cho những người đang dấn thân đấu tranh ở trong nước. Vậy xin anh Tường Thắng vui lòng cho lại tôi địa chỉ của cô Lê thị Kim Thu để anh em chúng tôi sẽ gởi 1 số tiền gọi là ym trợ cho cô ấy đang làm những việc mà ít có người dám làm trong lúc dầu sôi la bỏng nầy” (phungbahuynh@yahoo.com.au)

Tưởng cũng nên nhắc lại: hầu hết các hình ảnh về dân oan biểu tình khiếu kiện tại Hà Nội suốt cả năm nay, về quang cảnh ngoài phiên tòa phúc thẩm xử hai luật sư Đài và Công Nhân hôm 27-11 mới rồi, về cuộc biểu tình hôm 09-12 tại Hà Nội… đều là của phóng viên nghiệp dư Lê Thị Kim Thu. Tất cả lên tới mấy trăm ảnh màu. Nhiều tấm hình đã được một số chuyên viên làm thành slide show, lồng tiếng và lồng nhạc. Video clip do cô thực hiện tại hiện trường thì vài chục. Quý bạn có thể tìm thấy trên các trang mạng đã nêu trên cũng như nhiều trang mạng khác, của RFA chẳng hạn.


Tin tức mới nhất về Linh mục Nguyễn Văn Lý
tại
nhà tù Ba Sao, Nam Hà

Hôm 10-12 mới rồi, bà Nguyễn Thị Hiểu cùng một người cháu ruột của linh mục Lý, tên là Nguyễn Văn Thám, đã đến trại tù K1, Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà thăm cha Lý (lần thứ tư kể từ ngày 30-3-2007). Nộp giấy tờ ở cổng lúc 8g30, đến 11g cả hai mới được thăm gặp.

Linh mục Lý xuất hiện trong chiếc áo tù sọc xanh. Trông vẫn mạnh khỏe và tươi tắn, ung dung và kiên nghị. Cha cho biết mình vẫn tiếp tục bị biệt giam, không có giấy bút, không có sách nguyện (kinh nhật tụng của mỗi linh mục mà gia đình gởi vào từ lâu nhưng trại không cho cha dùng). Chỉ “được phép” đọc báo Pháp luật (của nhà nước) và học Anh ngữ qua hai cuốn từ điển Việt Anh và Anh Việt do gia đình đã gởi mà trại cho nhận. Ngoài ra, còn một “đặc ân” khác là thỉnh thoảng được xem truyền hình (đài VTV của CS). Cha có nhờ gia đình vào lại giáo xứ Phúc Nhạc, giáo phận Xuân Lộc, thuộc xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), hỏi xem vụ việc hôm 5-11, đã diễn ra lễ trao tặng tước hiệu Đại hiệp sĩ (còn gọi là Hiệp sĩ đại thánh giá, do Đức Giáo hoàng ban) cho một linh mục hay một giáo dân gì đó, có sự hiện diện của mấy vị Giám mục, mà đài truyền hình nhà nước có tường thuật. Bà Hiểu và anh Thám tỏ ra hơi ngạc nhiên vì không biết, nên hứa sẽ vào tìm hiểu để báo lại trong chuyến thăm sau. Cha Lý nói:

- Lần tới, thay vì đi thăm tháng 3-2008, thì xin Chị đi thăm sớm hơn một tí. Em băn khoăn không biết vì sao vị ấy có vẻ “tốt đời đẹp đạo”, vừa có công trạng trước mặt Giáo hội (Đức Giáo hoàng ban tước, các đức Giám mục đến trao), vừa được nhà nước ưu ái cử đại diện đến dự, rồi lại còn đưa lên tivi nữa. Nếu thế thì việc em tố cáo nhà nước bách hại tôn giáo, khống chế Giáo hội xem ra vô ích quá! (xin xem thêm chú thích ở dưới).

Trước khi giã từ, cha Lý mượn cây bút của bà Hiểu và xin một mảnh giấy để ghi lại kinh “Ôi Giêsu…” nhưng cha có cải biên chút ít cho hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, sau khi linh mục bị dẫn vào lại phòng giam, thì cán bộ đã bắt bà Hiểu chép lại, chứ không được giữ thủ bút của cha Lý. Ngoài ra, có vài lá thư mà mấy cháu của cha bên Mỹ đã nhờ phái đoàn Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đem về hôm tháng 10-2007, nay bà Hiểu trao cho cha Lý trước mặt cán bộ, nhưng họ vẫn giữ lại để kiểm soát trước (có trao lại hay không thì “hồi sau sẽ rõ”!!). Các thực phẩm bới xách (trong đó có vài món tươi), cha Lý vẫn không được mang ngay vào. Chắc là nhà nước ta quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân ta!

Lần này, bà Hiểu tiếp tục đòi lại chai rượu lễ (rượu nho nhập từ Pháp) mà hai linh mục Huế đã đem ra cho cha Lý hôm 05-09 nhưng trại giữ lại không cho cha nhận. Hôm 10-10, theo gợi ý của cha Lý, bà đã đòi lại nó –để đem về trả cho tòa Giám mục- từ viên thiếu tá tên Nam là người cất giữ nhưng ông ta chưa giao. Lần này, ông ta vắng mặt, nên cán bộ phụ trách thăm gặp phải điện thoại để ông ta cho người đem tới. Thế nhưng rượu đã bị chuyển từ chai thủy tinh sang một chai nhựa đựng nước khoáng nhỏ hơn. Về lại Huế, khi nhận chai rượu từ tay bà Hiểu để bỏ lại vào kho, linh mục quản lý Nhà Chung nếm thử thì thấy nó nhạt thếch như nước lã !?!

Tưởng cũng nên nói thêm: sau khi gặp linh mục quản lý (chiều ngày 11-12), bà Hiểu xin được yết kiến Đức Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể để thông báo tình hình và chuyển lời kính thăm của vị tù nhân lương tâm đến chủ chăn của mình. Cha quản lý bảo bà cứ tạm về, ngày mai hãy tới, vì Đức Cha đi khỏi. Bà Hiểu nhờ cha quản lý trình báo và xin phép trước. Hôm sau, bà lại tất tả đến Tòa Giám mục. Linh mục quản lý vẫn bảo là Đức Cha đang đi đâu đó. Bà kiên nhẫn đợi cả mấy giờ đồng hồ. Cuối cùng, thấy mặt vị chủ chăn của linh mục Lý, bà xấn tới xin gặp, thì Đức Cha Thể chỉ buông một câu: “Tới gặp cha quản lý!” rồi bỏ đi. Bà Hiểu đành cay đắng ra về.

Đây là lần thứ 3 bà đến tòa giám mục Huế, xin gặp Đức Tổng giám mục sau khi thăm cha Lý về, để báo cáo tình hình sức khỏe và chuyển lời hỏi thăm của cha Lý, nhưng lần nào cũng bị từ chối. Chính Đức Cha cũng cấm phổ biến công khai cho mọi linh mục Giáo phận cuốn “Vụ án linh mục Nguyễn Văn Lý và lương tâm Công giáo” !?! Chỉ duy mình Đức Giám mục Phụ tá Lê Văn Hồng là ân cần tiếp đón, hỏi thăm. Tưởng cũng nên nhắc lại là trong hơn 15 lần thăm nuôi linh mục Lý đợt tù thứ ba (2001-2005), gia đình cha Lý cũng chỉ được Đức TGM Nguyễn Như Thể cho diễm phúc gặp một lần, cũng như chỉ một lần diễm phúc được ngài tặng 50 đôla để thăm nuôi cha Lý.

Dẫu sao, vị tù nhân kiệt xuất cô đơn đang được nhiều người nhớ đến qua chiến dịch gởi thiệp Giáng sinh do cô Sarah-Anne Thanh Hà và thân hữu phát động như dưới đây:

Kính thưa quý đồng hương,

Lm Nguyễn văn Lý đã thét lên bằng chính sự căm nén trong lòng một dân tộc đang bị kìm hãm dưới bàn tay của một chế độ độc tài toàn trị trong phiên tòa ô nhục ngày 30 tháng 3 năm 2007.

Đả đảo Đảng Cộng sản Việt Nam!

Tiếng hô khẳng định rằng dân tộc Việt Nam không bao giờ quỳ gối trước bạo quyền vô nhân. Đó là nguồn năng lượng tinh thần bất tận cho tất cả mọi người đã đang và sẽ dấn thân tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ tự do.

Nếu quý vị muốn gởi thiệp Giáng Sinh đến LM Nguyễn văn Lý, xin gởi về địa chỉ sau đây:

Lm Nguyễn Văn Lý
Trại tù K1
Xã BA SAO
Huyện KIM BẢNG
Thị xã PHỦ LÝ,
Tỉnh HÀ NAM,
VI
T NAM

Nhóm phóng viên FNA từ Huế

Chú thích: Trên các trang điện tử của các báo CS như báo Đồng Nai, báo Người Lao động, báo Lao động, báo Sài Gòn giải phóng và trên VTV (truyền hình nhà nước) các ngày 5-7/11/2007, có đăng bản tin: “Ngày 5-11, tại giáo xứ Phúc Nhạc thuộc xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) đã diễn ra lễ trao tặng tước hiệu Đại hiệp sĩ (còn gọi là Hiệp sĩ đại thánh giá) cho giáo dân Lê Đức Thịnh, 46 tuổi. Đây là tước hiệu cao quý mà Tòa thánh Vatican đã ban tặng cho một giáo dân Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn trong hoạt động từ thiện và xây dựng xã hội bác ái, phúc âm… Lễ phong tước được tổ chức với sự hiện diện của đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, 3 giám mục phụ trách các giáo phận Nha Trang (ct: GM Nguyễn Văn Hòa), Xuân Lộc (ct: GM Nguyễn Chu Trinh), Mỹ Tho (ct: GM Bùi Văn Đọc) và hơn 120 linh mục, cùng đông đảo bà con giáo dân”… “Giáo dân Lê Đức Thịnh là người đã tích cực đứng ra vận động mọi tín đồ Kitô giáo sống phúc âm giữa lòng dân tộc, sống tốt đạo đẹp đời. Bên cạnh, ông đã dũng cảm đứng lên tranh đấu chống lại mọi biểu hiện, hành vi lợi dụng tôn giáo để chống phá Giáo hội, chống phá pháp luật Nhà nước, làm phương hại đến chính sách đại đoàn kết dân tộc”… “Phát biểu tại lễ thụ phong, ông Thịnh, khẳng định, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện cho bà con giáo dân tích cực tham gia các hoạt động của giáo hội và đóng góp sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”… “Tại buổi lễ, ông Nguyễn Túc - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban TƯMTTQVN - khẳng định: Việc Đức Giáo hoàng Benedict XVI phong tước Hiệp sĩ Đại Thánh giá cho ông Lê Đức Thịnh đã minh chứng cho chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Những việc làm của ông Thịnh đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Dĩ nhiên người đã giới thiệu ông Thịnh với Tòa Thánh chỉ có thể là Đức Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Nguyễn Chu Trinh.

http://www.baodongnai.com.vn/default.aspx?tabid=556&ItemID=23773

http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/206816.asp

http://www.laodong.com.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=63181

http://www.sggp.org.vn//xahoi/2007/11/129357/

http://www.docbao.com.vn/enewsdetail/14/34970/34970/default.dec


 

Phát biểu nhân cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa ngày 16-12-2007

Kính thưa Quý Lãnh đạo Tinh thần và Thân hào Nhân sĩ

Kính thưa Quý Đại diện cộng đồng, cơ quan, đoàn thể

Kính thưa Quý Đồng bào thân yêu đang hiện diện.

Giờ phút này đây, tại quê nhà yêu quý, đồng bào quốc nội đang sục sôi biểu tình trước tòa đại sứ và tòa lãnh sự Trung Quốc ở hai đầu tổ quốc để mạnh mẽ phản đối việc họ xâm chiếm hai phần thân thể của Đất nước là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dù cách xa nửa vòng trái đất, tấm lòng tưởng nhớ cố quốc và thương yêu đất Mẹ đang đưa chúng ta lại gần đồng bào và muốn đập cùng một nhịp tim, nung cùng một ý chí với những người con ái quốc và can đảm của dân tộc.

Chúng ta đang nghe vọng lại những áng hùng văn Nam quốc sơn hà, Hịch truyền tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo. Chúng ta đang thấy van rền trống đồng Lạc Việt, lời nguyền sông Hóa, đàn thề Đông Quan, tiếng hô Yên Bái đầy dõng dạc. Chúng ta đang nhớ lại di huấn tiên tổ qua lời Đức Trần Nhân Tôn: Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho con cháu muôn đời”.

Kính thưa Quý vị, điều cảnh báo của tổ tiên nay đã thành sự thật. Bắc triều Đại Hán, nước lớn Trung Quốc, lân bang ngàn năm xâm lấn, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, giờ đây đang dày xéo vùng đất tổ quốc. Với việc chúng tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam ngày 2-12-2007 vừa qua để quản trị một số quần đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, hai tiền đồn phía đông của Tổ quốc coi như bị mất hoàn toàn. VN ta sẽ hết đường ra biển lớn, tiến vào đại dương, sẽ cạn nguồn thủy sản và khoáng sản cần để nuôi sống cả dân tộc. Chiếm được hai quần đảo này, TQ sẽ dễ dàng khống chế VN về mặt an ninh, quân sự: phi trường và đồn lính họ đang xây trên đó sẽ dễ dàng tấn công đất nước toàn diện từ Bắc chí Nam. Nghĩ đến đấy, không đứa con nào của Mẹ Âu Cơ lại không cảm thấy hãi hùng cho tương lai đất nước, lại chẳng cảm thấy âu lo cho tiền đồ dân tộc. Điều đau đớn hơn nữa là kẻ ngoại xâm này lại được sự đồng lòng, hỗ trợ, cõng rắn cắn nhà gà của một lũ nội xâm, vốn cùng chung chủ nghĩa tam vô cộng sản: vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc. Hạng tặc tử cộng nô này đã cam tâm dâng hiến nhiều vùng đất thiêng của tổ quốc cho ngoại bang ngay từ công hàm bán nước năm 1958, đến hai hiệp định về lãnh thổ năm 1999 và lãnh hải năm 2000, để được ngoại bang và đồng đảng bảo vệ ngai vàng mà muôn đời trường trị, chà đạp lên cả tình dân tộc và nghĩa đồng bào, coi thường sinh mệnh dân tộc và vận mạng đất nước.

Tổ quốc đang lâm nguy, biên thùy đang dậy sóng, lòng dân đang rúng động, trước kẻ ngoại thù Đại Hán và kẻ nội thù cộng sản. Cả hai đã phối hợp để ngăn chận cuộc biểu tình hôm 09-12 và có thể đang tìm cách trấn áp cuộc biểu tình hôm nay. Vậy hỡi đồng bào thân yêu, chúng ta phải biểu lộ ý chí bảo vệ tổ quốc, phải khơi lại khí phách giữ gìn đất mẹ, phải làm sống dậy tinh thần hào hùng, thái độ bất khuất trước thù trong giặc ngoài của đất nước, dù chúng mạnh mẽ và xảo trá đến đâu. Chúng ta sẽ đấu tranh mãi mãi, biểu tình dài dài, cho đến khi Trung Quốc trả lại Hoàng sa, Trường sa, trả lại ải Nam quan, thác Bản giốc, trả lại biên thùy phía bắc và lãnh hải phía đông. Dân tộc ta nhỏ bé nhưng đã chống lại cả biết bao đế chế hùng cường xâm phạm bờ cõi. Nay chúng ta cũng tiếp tục truyền thống giữ gìn đất nước của cha ông tiên tổ, hy sinh vì đất nước của anh hùng liệt sĩ, để tổ quốc VN mãi mãi nguyên vẹn. Nguyện hồn thiêng sông núi phù trợ cho chúng ta.

Phát biểu từ Huế, ngày 15-12-2007

Chúng tôi, linh mục Phêrô Phan Văn Lợi.


 

Bieu Tình chống Trung cộng

Ngày 16 tháng 12 này sẽ có những cuộc biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội nữa. Và tôi sẽ tham gia. tại địa chỉ :

1-Lãnh sự quán Trung Quốc ở số 39 Nguyễn thị Minh Khai. Sài Gòn (TP hcm), Việt Nam

2-Toà Đại Sứ Trung Quốc ở số 46 Hoàng Diệu , Hà Nội , Việt Nam


XIN MỜI MỌI NGƯỜI THAM GIA THẬT ĐÔNG ĐỦ MỌI THÀNH PHẦN TRONG XÃ HỘI...... Và cổ võ mọi người tham gia.....nói lên tinh thần yêu nước và bất khuất dân tộc Việt Nam........Các bạn có thể dùng yahoo messeger, Email hoặc Phone gọi đến các bạn khác cổ võ mọi người tham gia......

http://www.youtube.com/watch?v=_XeAOXarXpE
http://www.youtube.com/watch?v=Db5neVWsMpw
http://www.youtube.com/watch?v=QpwghPLaQC8
http://www.youtube.com/watch?v=HS9PuD11vos
http://www.youtube.com/watch?v=1-2UztT27HA
http://www.youtube.com/watch?v=H69GZXdTW-Q&feature=related

Phản ứng của giới trẻ về vụ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa (phần 1)

2007.12.12

Trà Mi, phóng viên đài RFA
Việc Trung Quốc thành lập đơn vị hành chính để quản lý ba hòn đảo ở Biển Đông là Hoàng Sa, Trường Sa, và Trung Sa đã khơi dậy ngọn lửa phẫn nộ vốn âm ỉ trong lòng người Việt khắp nơi trước các hành động lấn áp ngang ngược của Bắc Kinh từ trước đến nay.
Sinh viên, thanh niên VIệt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc. AFP PHOTO.
Liên quan đề tài này, Trà Mi ghi nhận phản ứng của giới trẻ trong nước qua cuộc hội luận với 4 thanh niên từ hai miền Nam-Bắc là Vỹ và Minh từ Hà Nội, Tài và Hùng tại Sài Gòn. Mời quý vị theo dõi kỳ thứ nhất:
Minh : Chào chị Trà Mi. Chào các anh chị. Tôi là Minh từ Hà Nội.
Vỹ: Xin chào mọi người. Tôi là Phạm Hùng Vỹ ở Hà Nội ạ.
Hùng: Mình tên Hùng đang sống ở Sài Gòn.
Tài: Tôi là Tài. Tôi đang ở Sài Gòn.
Trà Mi: Cảm ơn các anh rất nhiều đã bỏ thời gian tham gia vào chương trình ngày hôm nay nói vêc cảm nhận của người trẻ trước sự việc Hoàng Sa và Trường Sa là một vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận cộng đồng nguời Việt ở trong lẫn ngoài nước. Trước tiên Trà Mi có nghe nói về cuộc biểu tình mà đa số là người trẻ tham gia diễn ra vào Chủ Nhật 9-12 vừa qua ở Hà Nội và Sài Gòn. Không biết các anh ở đây có anh nào đã tham gia vào cuộc biểu tình đó không?
Hùng: Cuộc biểu tình ngày 9 tháng 12 thì trước đó một hai hôm trong các diễn đàn trên Yahoo! đều có những cái tin và những thông báo biểu tình vào ngày mùng 9. Thực sự lúc đó mình cũng không có nghĩ là nó sẽ xảy ra cho nên mình cũng không tham dự cái buổi ngày hôm đó.
Trà Mi: Dạ. Ở đây có anh nào có dịp tham gia vào cuộc biểu tình cho dù là ở Sài Gòn hay ở Hà Nội gì đó chăng?
Vỹ: Mình rất tiếc là tại cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đó thì mình cũng không có mặt ở Hà Nội, nhưng mình và các bạn bè của mình là một trong số rất nhiều người trẻ Việt Nam đã rất tích cực hỗ trợ cho phong trào đó, và còn nhiều nhiều hành động khác thông qua các diễn đàn Yahoo Messenger mình và các bạn đã rất là tích cực trưyền bá cái thông tin về việc Trung Quốc xâm lấn Trường Sa và Hoàng Sa. Mình rất là tiếc là đã không được tham gia biểu tình!

Video cung cấp bởi cô Kim Thu.
Xem video clip này bằng cửa sổ riêng
Trà Mi: Vâng cảm ơn anh Vỹ. Các anh cho biết là rất tiếc vì đã bỏ lỡ cơ hội đó, không tham gia. Và anh Hùng nói là bán tín bán nghi trước thông tin đó khi nó vừa được tung lên. Trà Mi thắc mắc là tại sao các anh cảm thấy tiếc nuối hoặc là cảm thấy nghi ngờ trước thông tin về một cuộc biểu tình diễn ra trước Toà Lãnh Sự hoặc là Toà Đại Sứ Trung Quốc tại Việt Nam?
Hùng: Cho mình trả lờì trước câu hỏi này.
Trà Mi: Xin mời anh Hùng.
Hùng: Lý do mình bỏ lỡ là vì mình không tin tưởng những cái tin trên mạng.
Trà Mi: Còn tại sao các anh có cảm giác tiếc là đã không tham gia vào những cuộc biểu tình như vậy?
Vỹ: Tôi xin phép tham gia vào cái phần này. Tất cả chúng tôi đều tiếc vì đây là một thử nghiêm, một xét nghiệm về cái ý thức công dân của tất cả mọi người, không phải chỉ riêng đối với giới trẻ. Cái kết quả đạt được cũng như là ý nghĩa của hoạt động này đã được các giới thông tấn quốc tế đánh giá rất là mạnh, thì đó cũng là điều làm chúng tôi cảm thấy rất là tiếc khi mà chúng tôi không thể hiện diện trong một hoạt động ý nghĩa như vậy.
Trà Mi: Vâng. Anh nói về kết quả của hoạt động biểu tình này thì cũng xin anh cho biết rõ thêm là qua sự việc hai cuộc biểu tình diễn ra trước Toà Lãnh Sự cũng như Toà Đại Sứ Trung Quốc ở Việt Nam thì cái tác dụng cho tới hiện nay mà người trẻ ghi nhận được là gì?
Vỹ: Cái tác dụng đầu tiên nó muốn nhắc nhở mọi người là tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc của người Việt. Cái yếu tố thứ hai nữa là giữa Việt Nam và Trung Quốc vốn có sự rất là phức tạp về quan hệ. Phải nói rằng là một trăm phần trăm số người Việt Nam luôn luôn có một tâm lý bị kèm nén, bị ức chế đối với cái chính sách, biện pháp mà Trung Quốc đã áp đặt trong lịch sử cũng như hiện tại đối với người Việt Nam. Cuộc biểu tình này là một cái việc mở "van" đúng thời điểm và rất kịp thời.
Trà Mi: Cảm ơn ý kiến của anh Vỹ.
Minh: Và anh Vỹ vừa nhắc tới thì mình cũng ở cương vị người Việt Nam thì tôi thấy Trung Quốc một nghìn nắm trước đã xâm chiếm Việt Nam, đang xâm chiếm Việt Nam và sẽ xâm chiếm Việt Nam. Đúng là cái dã tâm của Trung Quốc rất là lớn. Đó là lý do tại sao mà mình rất là tiếc nuối đã không thể tham gia vào cuộc biểu tình để thể hiện lòng yêu nước của chúng ta. Một tiếc nuối nữa là ở Việt Nam chúng ta không có nhiều cơ hội để có thể tập trung lại và thể hiện ý kiến của mình một cách công khai như thế. Đó là một điều tiếc nuối nữa.
Hùng: Tôi có ý kiến bổ sung với hai anh vừa rồi. Trước sự kiện vừa qua, theo tôi, nó đánh động cái ý thức của giới trẻ hiện nay trong hoàn cảnh xã hội hiện nay. Cho nên đây là một sự kiện thực sự là rất tốt, đánh động ý thức dân tộc là thứ nhất, ý thức trách nhiệm với xã hội là thứ hai. Và vừa rồi tôi đã nhận được nhiều lời mời là ngày 16 tháng 12 này sẽ có những cuộc biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội nữa. Và tôi sẽ tham gia.
Trà Mi: Cảm ơn ý kiến của anh Hùng. Hành động vừa qua của chình phủ Trung Quốc được cho là một hành động cụ thể chứng minh là họ đang thực hiện kế hoạch chính thức hoá việc cai trị của họ đối với Trưòng Sa và Hoàng Sa là những vùng đảo mà tranh chấp bấy lâu nay giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng với một số nước khác trong khu vực, thì quan điểm của các bạn nói riêng cũng như phản ứng của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trước sự việc này ra sao theo ghi nhận của các bạn? Mong các bạn chia sẻ thêm. Mời anh Tài.
Tài: Chào chị. Em có ý kiến. Hoàng Sa và Trường Sa ngoài cái tiềm năng về dầu khí nó còn có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc khống chế Biển Đông cũng như là đường hàng hải qua eo biển Malacca, thì Trung Quốc có tham vọng là chiếm lãnh hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa nhằm mục đích thứ nhất là tìm thêm nguồn năng lượng cho mình, thứ hai nữa quan trọng hơn là sẽ khống chế được Biển Đông. Biển Đông của Việt Nam tức là Biển Nam Trung Hoa.
AFP PHOTO.
Nếu Trung Quốc đạt được điều đó thì thật sự là Việt Nam mình sẽ không còn đường đi ra ngoài đại dương nữa, không còn đường đi ra thế giới nữa. Việt Nam mình lúc đó nó giống như mảnh vườn của Trung Quốc thế thôi. Tham vọng của Trung Quốc là như thế đó.
Trà Mi: Và phản ứng của người trẻ Việt Nam nóí chung trước sự việc này ra sao? Xin ghi nhận ý kiến của các anh.
Tài: Cái ý đồ bành trướng của Trung Quốc mấy ngàn năm nay vẫn không thay đổi. Trung Quốc vẫn nuôi tham vọng làm bá chủ trong vùng Châu Á mà cụ thể là sẽ áp đặt sự thống trị, ít nhất cùng là một ảnh hưởng nặng nề cho vùng Đông Nam Á này.
Trà Mi: Xin mời ý kiến đóng góp của các anh khác.
Vỹ: Từ trước đây thì những thông tin như thế này thường là trong phạm vi rất hạn hẹp, thường được nói dưới dạng gọi là tin đồn truyền miệng và đa phần không chỉ giới trẻ mà đại bộ phận người dân Việt Nam đã không được biết những thông tin rất quan trọng đến quốc gia như vậy. Đây là một điều rất đáng tiếc và rất đáng trách.
Nhưng khi mà Trung Quốc đã chính thức hoá bằng một động thái gọi là thông qua Quốc Vụ Viện thì nó thể hiện đây là hành động mang tính chất nhà nước xâm phạm lãnh thổ và rất may là trong thời đạị thông tin toàn cầu này thì những hoạt động của bất kỳ một tổ chức, một cá nhân hay chính phủ nào đều được loan tin trên toàn cầu.
Giới trẻ Việt Nam tương đối nhanh nhạy với thông tin trong thời đại này, đã tiếp nhận thông tin rất nhanh và đã có phản ứng rầt mạnh mẽ. Theo tôi quan sát cũng như là tổng hợp trong thời gian vừa qua thì không những ý kiến được bày tỏ trên các diễn đàn internet, trên blog, rồi các chat-room, mà ở ngay cuộc sống ngoài đời thí dụ như công chức văn phòng, rồi các bạn học sinh - sinh viên - thanh niên cũng theo đuổi đề tài rất là sôi nổi.
Và tâm lý chung mọi người đều thể hiện một điều rằng những gì thuộc về Việt Nam: lãnh hải, lãnh thổ là thiêng liêng, và mọi người Việt Nam phải có hành động để bảo vệ những gì cha ông mình đã đổ máu đổ xương để giành được trong 4 nghìn năm qua.
Trà Mi: Có lý luận cho rằng âm mưu bành trướng của Trung Quốc được dựa trên cơ sở là mạnh được yếu thua, thì ta so với Trung Quốc thì ta quá nhỏ bé, làm thế nào có thể cản được, ngăn được việc này xảy ra? Ý kiến của các bạn như thế nào?
Hùng: Tôi xin trả lời câu hỏi này. Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á này, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không riêng gì Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp. Hiện giờ có tới 5 nước, 6 nước tranh chấp quần đảo đó, thì nếu như những nước nhỏ như Việt Nam, Mã Lai, Philippines... nếu mà có thể gộp lại đứng chung một chiến tuyến, có thể họ không giành được chủ quyền nhưng không để cho Trung Quốc chính thức hoá việc này, đó là thứ nhất.
Thứ hai, thiết nghĩ hành động cụ thể nhất của từng người dân từng nước và cụ thể là giới trẻ Việt Nam nên tẩy chay hàng Trung Quốc. Chí có cách đó thì mình mới biểu thị được cái cách để phản kháng lại chính phủ Trung Quốc, cho họ thấy được sức mạnh của người dân, trong tình hình là chính phủ Việt Nam hiện nay rất là lặng lẽ. Tôi nói lặng lẽ ở đây là vì sao? Vì hầu như họ không có động thái nào ngoài lời phát ngôn ngoại giao, những lời phát ngôn ngoại giao thì chúng tôi nghe rất là nhiều rồi.
Trà Mi: Vâng. Thế nhưng nguyên nhân của sự lặng lẽ đó là gì, theo ý kiến và ghi nhận của người trẻ? Mời quý vị đón nghe phần trao đổi tiếp theo trong buổi phát thanh tới.
===========================================================

Sinh viên tổ chức biểu tình trả lời phỏng vấn RFA

2007.12.10

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Như quý thính giả đã rõ, sáng hôm qua, hai cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc đã diễn ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của hàng trăm người, phần đông là những thanh niên, sinh viên. Một sinh viên trong Ban Tổ Chức ở thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngắn sau đây.

Video cung cấp bởi cô Kim Thu.
Xem video clip này bằng cửa sổ riêng

Hãy coi chừng những con người quật khởi

Nguyễn Khanh: Động cơ nào thúc đẩy các bạn đứng lên tổ chức và kêu gọi mọi người tham gia cuộc biểu tình mới diễn ra ngày hôm qua?
Sinh Viên VN: Các anh em xuống đường biểu tình chỉ để muốn nhắn nhủ với người Trung Quốc, đặc biệt với Chính Phủ Bắc Kinh, rằng nước Việt Nam tuy nhỏ bé, nhỏ bé vì ngàn năm bị giặc phương Bắc và nhiều thứ giăc khác xâu xé, giống như thân hình một con người, còm cõi, gầy nua, đã thế vẫn còn bị những kẻ lớn xâu xé, kéo đi phần da thịt của đất nước, kéo đi phần da thịt của cơ thể mình, thì mọi người phải phẫn nộ.
Chúng tôi, những người thanh niên Việt Nam muốn gửi một thông điệp cho Bắc Kinh. Thông điệp đó là hãy coi chừng những con người quật khởi, coi chừng sự trỗi dậy từ những đau đớn đó. Người Trung Hoa cũng như chính phủ Bắc Kinh chắc hẳn phải hiểu được rằng “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”. Ðó là quan điểm thứ nhất.
Quan điểm thứ hai của bọn em là muốn gửi một thông điệp với Chính Quyền Việt Nam, với nhà nước Việt Nam rằng thanh niên Việt Nam cũng như nhân dân Việt Nam hết sức ủng hộ chính quyền về việc phải lên tiếng và phải có những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, và phải chia sẻ thông tin này với đông đảo thanh niên thế hệ trẻ của đất nước.
Chúng tôi, những người thanh niên Việt Nam muốn gửi một thông điệp cho Bắc Kinh. Thông điệp đó là hãy coi chừng những con người quật khởi, coi chừng sự trỗi dậy từ những đau đớn đó. Người Trung Hoa cũng như chính phủ Bắc Kinh chắc hẳn phải hiểu được rằng “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”.
Sinh viên tổ chức biểu tình
Chúng em không biết những sự việc liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, ngoài trừ những thông tin từ nước ngoài, còn những thông tin ở trong nước thì không minh bạch, không cho biết Việt Nam mình còn bao nhiêu đảo, mất bao nhiêu đảo, dù đó là những điều mà người dân, đặc biệt là thanh niên, đều có quyền được biết.
Ðó là những động lực khiến thanh niên và sinh Việt Nam ngày hôm qua tụ họp đông đảo biểu tình.
Nguyễn Khanh: Kêu gọi các anh em khác cùng tham gia biểu tình và khi cùng đứng chung với nhau trong đoàn biểu tình, các bạn có điều gì lo sợ không?
Sinh Viên VN: Xin thưa với anh là sống và học tập dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa, chúng em được học tất cả những gì của đất nước, và tất cả chúng em đều tuân thủ luật pháp của đất nước.
Chúng em luôn luôn tuân thủ luật pháp và hiến pháp của đất nước, nhưng nếu đem so sánh với thói quen hàng trăm năm nay đã ghi sâu vào tiềm thức của người dân Việt thì việc làm của chúng em ngày hôm qua là việc làm đã vượt qua hẳn mọi điều.
Tất nhiên vì những lý do khách quan cũng như chủ quan, lúc đầu cũng có phần lúng túng, e ngại, nhưng khi thấy các bạn trẻ, thanh niên tập họp càng ngày càng đông và dân chúng qua đường dừng lại bày tỏ thái độ ủng hộ, tinh thần của anh em phấn chấn hơn.

Lịch sử ngàn năm yêu nước đã được minh chứng

Nguyễn Khanh: Khi trông thấy sự ủng hộ của dân chúng, cảm nghĩ của các bạn như thế nào?
Sinh Viên VN: Tất nhiên bọn em rất là vui. Vui ở chỗ lịch sử ngàn năm yêu nước đã được minh chứng, trái tim và tình yêu của những người dân Việt Nam không chết hẳn, mà chỉ nguội lạnh đi vì rất nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan nào đấy. Nhưng tất cả mọi người sẵn sàng đứng dậy khi cần thiết.
AFP PHOTO
Nguyễn Khanh: Trong thời gian các bạn kêu gọi, hô hào biểu tình, có rất nhiều thư phát tán trên mạng, trong đó có thư nói rằng các bạn phải cẩn thận, coi chừng bị khích động, giật dây bởi tổ chức này hoặc tổ chức khác, và đồng thời có cả thư của Công An bảo thanh niên sinh viên không tham gia cuộc biểu tình. Các bạn nghĩ gì về những lá thư, công văn như thế?
Sinh Viên VN: Em có nghe mang máng như vậy, nhưng cụ thể bản thân em thì không nhận được. Ngay từ lúc có cuộc biểu tình, thì có sự can thiệp của công an cũng như đại diện bên chính quyền, đặc biệt là bên thanh niên, động viên anh em nên giải tán, đề nghị anh em hợp tác với chính quyền.
Ðến lúc khoảng 12 giờ trưa thì xuất hiện một trong những vị lãnh đạo cao nhất của thành phố là ông Tài, nguyên Phó Chủ Tịch Thành Phố. Sau đó tất cả anh em đồng ý hợp tác với cơ quan chính quyền, đi vào để thảo luận và chất vấn những điều anh em thắc mắc, muốn được biết và cần được phía chính quyền chia sẻ thông tin.
Nguyễn Khanh: Phía Chính Quyền có hứa hẹn gì với các bạn không? Có hứa hẹn sẽ tiếp tay với các bạn, có hứa hẹn hỗ trợ cho việc các bạn làm hay không?
Sinh Viên VN: Thứ nhất là qua phát biểu của người lãnh đạo Chính Phủ Thành Phố, ông khẳng định chỉ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa là bất diệt, không thể tách rời. Ðiều thứ hai là ông ghi nhận tấm lòng cũng như tình cảm của các thanh niên yêu nước ngày hôm nay; thứ ba là ông có chỉ đạo bên thành đoàn nên tổ chức một cuộc mít tinh để đông đảo thanh niên tham gia.
Nguyễn Khanh: Nghe nói là các bạn vẫn giữ ý định sẽ tổ chức biểu tình tiếp vào hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật tuần này. Không biết điều đó có đúng không? Bạn có thể cho chúng tôi biết thêm về điều này không?
Sinh Viên VN: Thứ nhất là dự định thì chưa nghe nói. Phần lớn thanh niên trong nước đang chờ đợi xem phản ứng cụ thể từ bên Chính Quyền. Một lần nữa, tuổi trẻ và thanh niên vẫn đang cố gắng đặt lại lòng tin với phái Chính Quyền, chờ đợi xem những lời hứa của phía Chính Quyền sẽ được giải quyết, được thực hiện như thế nào, thực hiện ra sao.
Bạn nghĩ gì về tranh chấp này? Xin email về Vietweb@rfa.org, hoặc tham gia Diễn đàn RFA
Người dân trong nước cũng như tập thể thanh niên chúng tôi đang chờ đợi điều ấy. Sau đó kết quả như thế nào thì chúng tôi sẽ xin chia sẻ với anh.
Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn rất nhiều. Chúc bạn và những anh em khác may mắn, thành công trong mọi công việc.
Sinh Viên VN: Vâng cám ơn anh. Chúng em cũng muốn nhắn nhủ với bà con ở nước ngoài rằng hãy vững tin, đồng bào trong nước sẽ thực hiện mọi cuộc đấu tranh với mọi con người cản trở cuộc đấu tranh này, và đấu tranh với tất cả những con người cố tình xâm lấn đất nước này, hoặc cản trở tình cảm bảo vệ tổ quốc của người dân đất nước này.
Ðiều thứ hai là mong bà con ở nước ngoài ý thức về quê hương của mình, nơi bà con đã phải ra đi, bây giờ bà con đã có chỗ đứng ở bên đó, còn chúng tôi 80 triệu người Việt Nam ở trong nước sẽ đi đâu, sẽ bám víu vào đâu nếu điều chúng ta đang lo âu sẽ xảy ra? Chúng tôi xin gửi lời chào và mong bà con ở nước ngoài ủng hộ việc làm của chúng tôi ở bên này.
Vừa rồi là trao đổi giữa Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do với một thanh niên trong Ban Tổ Chức ở thành phố Hồ Chí Minh. Cũng xin được thưa thêm rằng khi kết thúc cuộc nói chuyện, Ban Việt Ngữ chúng tôi có đặt câu hỏi với anh là liệu có thể nêu tên thật và trường đại học anh đang theo học hay không, anh bạn trẻ trả lời:
Sinh Viên VN: Vâng anh cứ nói tên thật của em đi. Em đang sống và đang làm theo đúng hiến pháp của nhà nước, chúng em cũng đang kêu gọi mọi người một lần nữa tin tưởng, đặt thêm lòng tin vào Chính Phủ, và cũng kêu gọi đồng bào ở hải ngoại. Chúng ta không có gì phải né tránh cái tên thật của mình cả.
Ðất nước còn có thể mất thì tên thật của mình lại phải che dấu làm gì? Chúng ta không hề xấu hổ vì đất nước chúng ta nhỏ, chúng ta chỉ xấu hổ vì đất nước của chúng ta bị mất thôi.
Tuy nhiên sau khi cân nhắc, chúng tôi quyết định không nêu tên của người bạn trẻ này. Một lần nữa, xin chúc các bạn may mắn, thành công.
===========================================================

Sinh viên, thanh niên biểu tình tại Hà Nội, Sài Gòn phản đối Trung Quốc

2007.12.09


Video cung cấp bởi cô Kim Thu.
Xem video clip này bằng cửa sổ riêng
Hàng trăm sinh viên và thanh niên Việt Nam hôm nay đã tham biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn để phản đối Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.
Tại Hà Nội, khoảng 250 người đã biểu tình bên ngoài sứ quán Trung Quốc tại số nhà 46 Hoàng Diệu và tại Sài Gòn có hơn 100 người biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở số 39 Nguyễn thị Minh Khai.
Những người biểu tình hô khẩu hiệu, trương biểu ngữ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, mang nội dung như "Hoàng Sa và Trường là máu thiệt của Việt Nam", "Trung Quốc đừng đánh mất thiện cảm của Thanh Niên Việt Nam", "Dậy mà đi hỡi Đồng bào ơi".. để phản đối việc Bắc Kinh thiết lập đơn vị hành chính để quản trị hai vùng quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.
Các hãng tin quốc tế nhận xét rằng đây là những cuộc biểu tình hiếm hoi không bị công an ngăn trở, báo chi nước ngoài được tự do quay phim, chụp ảnh và tường thuật.
Hàng trăm người Việt Nam biểu tình trước Tòa đại sứ Trung ở Hà Nội hôm 9-12-2007, để phản đối việc TQ xâm phạm chủ quyền lãnh hải VN. AFP PHOTO.
Một cuộc biểu tình trước đây không bị công an giải tán diễn ra hồi năm 2003 khi Hoa Kỳ bắt đầu đưa quân vào Iraq. Còn những cuộc biểu tình, khiếu kiện của dân chúng thường xảy ra và bị dẹp tan chỉ sau một thời gian ngắn ngủi.

Phản đối Trung Quốc

Tuyên bố trong cuộc họp bào tại Hà Nội hôm thứ Năm 6-12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam khi dự tính tuyên bố quyền kiểm soát hành chính trên hai quần đảo tranh chấp trong biển Đông, khi cho thành lập đơn vị hành chánh ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Lời phản đối được Hà Nội đưa ra, sau khi Quốc Vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để trực tiếp quản lý ba quần đảo: Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa).
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN Lê Dũng tái khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên."
Theo chính phủ Trung Quốc, thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa là đơn vị hành chính mới lập ra để quản lý ba quần đảo. Trước đây, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa thuộc về quyền quản lý trực tiếp của tỉnh Hải Nam. Tỉnh này mới được thành lập chính thức năm 1988. Trước đó, Hải Nam thuộc quản lý của tỉnh Quảng Đông.
Hiện nay, ngoài Việt Nam và Trung Quốc, một số nước khác trong khu vực như Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố cĩ chủ quyền trên một phần hoặc toàn bộ các quần đảo này.
========================================

Việt Nam cần có phản ứng như thế nào trước sự xâm lấn của Trung Quốc?

2007.12.10

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Trong vài ngày trước đây Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam và thành phố này sẽ trực tiếp quản lý 3 hòn đảo là Trường Sa, Hoàng Sa và Trung Sa mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ. Vấn đề này một lần nữa dấy lên một làn sóng phản đối từ nhiều cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
Hàng trăm người Việt Nam biểu tình trước Tòa đại sứ Trung ở Hà Nội hôm 9-12-2007, để phản đối việc TQ xâm phạm chủ quyền lãnh hải VN. AFP PHOTO.
>> Xem hình lớn hơn
Chỉ trong vòng hơn một tháng Trung Quốc và Đài Loan đã liên tiếp có hành động xâm lấn vùng đất đang có tranh chấp và ngang nhiên vi phạm chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam. Từ ngày 16 đến ngày 23 tháng 11 năm 2007 Trung Quốc đã tiến hành tập trận tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bất kể sự phản đối của nhiều nước trong khu vực có tranh chấp.
Cùng lúc đó vào ngày 15 tháng 11 Đài Loan cho khởi công xây dựng một đường băng trên đảo Ba Bình thuộc Trườgn Sa và tiến hành xây dựng cái mà họ gọi là "Bia kỷ niệm công trình".
Trong khi hai sự kiện này chưa được giải quyết thì Trung Quốc một lần nữa ngang nhiên ra chỉ thị thành lập một thành phố cấp huyện có chức năng quản lý ba nhóm đảo mà hai trong số đó thuộc chủ quyền Việt Nam. Lần này nghiêm trọng hơn tất cả những lần trước đây vì Trung Quốc đã ngang nhiên thành lập một định chế hành chánh có tính cách chủ quyền quốc gia bất kể sự phản đối của Việt Nam.
Trả lời báo chí về thực trạng này và phản ứng chính thức của chính quyền Việt Nam ra sao ông Lê Dũng, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Việt Nam như thường lệ đã đưa ra một phản ứng quá cũ, được lập đi lập lại hàng chục lần gần như giống nhau sau mỗi lần Trung Quốc vi phạm chủ quyền đất nước.

Dân chúng biểu tình phản đối

Trước thực trạng này, vào ngày 9 tháng 12 vừa qua hàng trăm người đã tự phát tụ tập trước cửa Toà Đại Sứ Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Thành Phố Hồ Chí Minh để phản đối những việc làm ngang ngược này.
Sự kiện này như một giọt nước làm tràn chiếc ly bị đè nén lâu ngày. Việc dân chúng tụ tập được xem là điều cấm kỵ đối với tình hình mà giới chức cầm quyền Việt Nam luôn cho là nhạy cảm. Đây cũng là lần đầu tiên người dân hai miền Nam - Bắc công khai lên tiếng thay cho chế độ trước mối nguy bành trướng bá quyền của phương Bắc.
Theo Bạn, giải pháp nào cho Việt Nam trong việc đối phó với sự xâm lấn của Trung Quốc? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org
Chúng tôi trao đổi với nhà sử học, kiêm đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc và hỏi ông rằng, hình như mọi nổ lực ngoại giao và thương thuyết có vẻ không kiến hiệu trước lòng tham của Trung Quốc và hơn nữa nước này luôn dựa vào sức mạnh quân sự cũng như kinh tế của mình để thực hiện những thủ đoạn lấn chiếm và họ không giấu giếm ý đồ bành trướng đối với các nước Đông Nam Á.

Bài toán khó cho Việt Nam?

Việt Nam là nước nhỏ, thế yếu nhưng chúng ta có truyền thống chống Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay, tại sao Quốc Hội Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng thay cho dân chúng tỏ rõ cho Trung Quốc biết rằng chúng ta là một dân tộc không dễ bị đàn áp. Với tư cách là đại biểu Quốc Hội ông Dương Trung Quốc cho biết:
Ông Dương Trung Quốc: “Tôi nghĩ đây là vấn đề nó đã kéo dài từ rất lâu và phải nói là rất phức tạp, có liên quan đến tình hình của mỗi nước, tình hình chung, và cái xu thế chung.
Vừa rồi thì Hội Đồng Nhân Dân thành phố Đà Nẵng, cũng là cơ quan theo phân cấp hành chính (quản lý) huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôi nghĩ rằng cũng đã lên tiếng khẳng định. Còn việc tiếp theo như thế nào thì tôi nghĩ đây là cuộc đấu tranh về ngoại giao lâu dài. Điều quan trọng là làm sao cho cái ý thức của người dân không bao giờ từ bỏ sự quan tâm tới chủ quyền của đất nước.
Về phía nhà nước tôi nghĩ đây là cả một cái phức hợp mà trong mối quan hệ song phương với Trung Quốc cũng như với các quốc gia trong khu vực, tôi nghĩ rằng chỉ có dựa vào những quy định của luật pháp quốc tế và trong đó thì Việt Nam có một lợi thế duy nhất là lợi thế về lịch sử, bằng chứng lịch sử.
Cá nhân tôi là đại biểu quốc hội thì tôi cũng là một người hoạt động trong lãnh vực lịch sử, tôi cũng có phát biểu trên báo chí bài viết cách đây 3 năm khi vừa tròn 30 năm mà Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Và lần này tôi cũng có phát biểu ý kiến.
Thế còn việc có đưa ra Quốc Hội thì chắc chắn Quốc Hội có Uỷ Ban Đối Ngoại thì tôi cũng sẽ nếu đến kỳ họp tới tôi cũng có thể nêu lên nếu tình hình mà nó không có những diễn biến tích cực hơn.
Đúng là đây là cái vấn đề của lịch sử, mà ở đây là chủ quyền quốc gia và những vấn đề liên quan đến nhu cầu phát triển, đang đặt ra bài toán khó cho Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc, một mặt vừa muốn giữ sự ổn định, một sự hợp tác, đồng thời lại vào lúc cái tư tưởng bành trướng của Trung Quốc thì phải khẳng định là không bao giờ họ từ bỏ cả.
Công an ngăn chặn một sinh viên Việt Nam tiến về phía Tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội hôm 9-12-2007, để phản đối việc TQ xâm phạm chủ quyền lãnh hải VN. AFP PHOTO.
>> Xem hình lớn hơn
Chúng tôi cũng lưu ý tới một ý kiến cũng được đưa lên báo chí, tức là Việt Nam và Trung Quốc đều muốn ràng buộc với nhau bởi "16 chữ vàng" giữa việc làm và lời nói Trung Quốc rõ ràng là đòi hỏi Việt Nam phải cảnh giác hơn nữa.”
Thật ra nếu dựa vào sự can thiệp của các tổ chức quốc tế để giải quyết tranh chấp đất đai, lãnh thổ thì cơ may thành tựu sẽ rất xa vời vì bàn cờ quốc tế luôn được giải quyết dưới lợi nhuận kinh tế và tương quan chính trị. Trung Quốc biết yếu điểm của các cường quốc nên việc ngang nhiên chiếm đoạt các vùng đất đang tranh chấp được họ lên kế hoạch từ nhiều chục năm nay và họ biết rằng tiếng nói nhỏ bé của Việt Nam sẽ không vang ra khỏi chiếc ao làng.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng hiện giảng dạy môn bang giao quốc tế tại trường đại học George Madison cho biết những nhận xét của ông trước tình hình nghiêm trọng này:
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng: “Đối với những vấn đề quan trọng thì thường thuờng nước nào mạnh thì nó có lợi hơn. Chính vấn đề lãnh thổ ít khi được đưa ra Toà Án Quốc Tế, hay là một cơ quan thẩm quyền nào đó. Trường hợp Đền Preah Vihea bên Thái Lan và Cam Bốt sở dĩ được đưa ra (Toà Án Quốc Tế) là vì vấn đề đó nhỏ, không quan trọng.
Đàng này vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa là vấn đề quan trọng lớn lắm thì chuyện đưa ra Toà Án Quốc Tế hay một cơ quan trung lập đệ tam nào là chuyện khó xảy ra. Thành ra bây giờ chỉ còn vấn đề tương quan về chính trị, kinh tế và quyền lực thì cả 3 cái này Việt Nam đều yếu kém cả.
Về Hoàng Sa tôi thấy là khó được giải quyết. Nó đã chiếm rồi thì bây giờ phải đánh nó ra khỏi, mà đánh nó thì không được, mình chưa đủ khả năng đánh với nó. Cũng như ta thấy người Arab, khi Do Thái chiếm Đồi Golan, West Bank, Gaza thì đâu có đánh nó được. Đó là chuyện khó. Thế bây giờ chỉ còn vấn đề bảo vệ những phần còn lại của mình thôi thì cái này cũng khó lắm.
Đáng lẽ việc này phải được thực hiện từ lâu rồi. Điều này tôi nghĩ mọi người đều biết. Lãnh đạo Việt Nam biết thừa, là phải củng cố nội bộ. Nội bộ có nghĩa là trong nước phải đoàn kết như một và đoàn kết luôn với những người ngoại quốc nữa, bởi những người đó là những lobby rất lớn trong nước lớn của họ mới làm ầm lên được. Đó là điểm thứ nhất.
Thế, tăng cường nội bộ của mình, tăng cường thêm với những người trong mình, và thứ hai cũng phải quân bình quyền lực thì Việt Nam cũng đã cố tình làm đấy, thế nhưng những nước mà mình hiện nay có liên hệ tốt, thí dụ như Đông Nam Á, Nhật Bản, Nam Hàn, thì những nước đó không phải là đối trọng của Trung Quốc. Đối trọng với Trung Quốc là Mỹ cơ.”

Không thể cứ nhượng bộ mãi

Bạn nghĩ gì về tranh chấp này? Xin email về Vietweb@rfa.org, hoặc tham gia Diễn đàn RFA
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang một nhà tranh đấu trong nước thì cho rằng Việt Nam không thể nhượng bộ mãi và điều này càng làm cho Trung Quốc lấn áp và gây áp lực ngày một nặng nề hơn mà thôi. Ông manh mẽ tuyên bố:
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: “Tôi biết rằng tất cả những người Việt Nam có lòng yêu nước, có tinh thần bảo vệ lãnh thổ của mình và tổ quốc trọn vẹn của mình, thì đều kịch liệt phản đối việc nhà cầm quyên Trung Quốc trân tráo đưa Hoàng Sa và Truòng Sa vào lãnh thổ của họ và dưới quyền kiểm soát của một tỉnh của Trung Quốc.
Đấy là một hành động của tư tưởng đại bá, dù lãnh thổ của mình đã to lớn rồi nhưng muốn lấy thịt đè người và muốn đi ăn cướp đất đai của những nước xung quanh. Đấy là hành động mà tôi nghửcằng sẽ gây phẫn nộ hết sức cao độ của toàn thể nhân dân Việt Nam. Và nhân dân Việt Nam sẵn sàng đứng lên chống trả lại và đập tan những ý đồ xâm lược của bất cứ một kẻ thù nào.
Trong lịch sử Trung Quốc phải nhớ rằng Việt Nam không hề sợ Trung Quốc và không hề thua Trung Quốc nếu Trung Quốc bày tỏ dã tâm ăn cướp đất đai của Việt Nam.”
Trong văn bản phản đối chính quyền Trung Quốc, ông Lê Dũng lập lại điều mà nhà nước Việt Nam luôn theo đuổi: “Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông và khu vực.”
Xem ra các nghị định, công ước hay luật biển quốc tế cũng như thiện chí không làm lòng tham của phương Bắc bị chùn lại. Những hành động bột phát của nhóm người Việt mạnh dạn chống đối trước tòa đại sứ Trung Quốc có sức mạnh gấp trăm lần hơn những tuyên bố có tính chiếu lệ mà Bộ Ngoại Giao Việt Nam luôn copy sẵn một bản sao và dùng chung cho tất cả mọi trường hợp bị xâm phạm chủ quyền từ người anh em phương Bắc.
===========================================================

Quan điểm của Bắc Kinh về chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa

2007.12.12

Dân Lê, phóng viên đài RFA
Hôm thứ Ba tại Bắc Kinh, khi cảnh cáo Việt Nam về những vụ biểu tình phản đối Trung Quốc chính thức hóa sự cai trị của họ tại Trường Sa và Hoàng Sa, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định "Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề chủ quyền này và Trung Quốc hiểu rõ chuyện đó".

Video cung cấp bởi cô Kim Thu.
Xem video clip này bằng cửa sổ riêng
Do đâu mà có lời nói chắc nịch như vậy, Lê Dân tìm hiểu thêm qua tra cứu một số văn kiện và báo chí quốc tế để trình bày như sau. Mời quý vị theo dõi.
Phát ngôn nhân Qin Gang, đại diện cho bộ Ngoại giao Trung Quốc, không thể "nói mà không có sách, mách không có chứng". Duy chỉ có điều là chưa muốn nói hết thôi.
Theo tư liệu của bộ Ngoại giao Trung Quốc thì văn kiện mang tên "Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa" được tạp chí Beijing Review in lại trong số ấn hành ngày 18 tháng Hai năm 1980, thì Hà Nội đã thỏa hiệp được với Bắc Kinh trong quá khứ về việc này. Chúng tôi xin trích thuật:
"Vào tháng Sáu năm 1956, hai năm sau khi chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã thành lập tại Hà Nội, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Ung văn Khiêm đã nói với ông Li Zhimin, tham tán sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, rằng theo dữ liệu của Việt Nam thì đảo Tây Sa (tức Paracels, Hòang Sa) và đảo Nansha (tức Spratleys, Trường Sa) là một phần thuộc Trung Quốc theo lịch sử".
Đến ngày 4 tháng 9 năm 1959, Bắc Kinh ra tuyên bố chính thức về hải phận của họ, bao gồm 12 hải lý từ bất kỳ mốc lãnh thổ nào của Trung Quốc, "trong đó tính gồm cả các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa....."
Mười ngày sau, Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng gởi công hàm chính thức cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, chúng tôi xin đọc lại như sau, từ bản chụp lại của văn khố Trung Quốc và một số quốc gia khác.
Công hàm Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng gởi chính thức cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.
Xem công hàm bằng dạng pdf
Thủ tướng phủ, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Thưa Đồng chí Tổng lý, Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1959 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1959. Phạm văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Kính gửi: Đồng chí Chu Ân Lai Tổng lý Quốc vụ viện Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh.
Công hàm của nguyên Thủ tướng Phạm văn Đồng được tạp chí Trung Quốc Beijing Review in lại vào ngày 25 tháng Tám năm 1979 ở trang 25.

Video cung cấp bởi cô Kim Thu.
Xem video clip này bằng cửa sổ riêng
Lâu về sau này, trong cuộc phỏng vấn giành cho tạp chí Far Eastern Economic Review, đăng trong số ra ngày 16 tháng Ba năm 1979, cựu phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm cho biết Trung Quốc sẵn sàng chia đôi vùng biển Vịnh Bắc Bộ với Việt Nam, nhưng tại bàn thương thuyết, Hà Nội muốn phân định ranh giới biển của mình gần sát bờ đảo Hải Nam.
Ông Lý Tiên Niệm xác nhận rằng vào năm 1956 (có thể nhầm là 1958) Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy nhiên vào khoảng cuối năm 1975 thì Việt Nam đã chiếm quyền kiểm soát một phần quần đảo Trường Sa, còn Hoàng Sa hoàn toàn do Trung Quốc nắm giữ.
Đến năm 1977, cựu Thủ tướng Phạm văn Đồng giải bày về quan điểm của ông hồi năm 1956 rằng 'đó là thời chiến và ông phải nói như vậy thôi'.
Thời chiến tranh, là lúc mà Hà Nội cần sự chi viện hùng hậu của Bắc Kinh, cả về quân dụng, tư vấn, cho đến vận động dư luận quốc tế.
Như vậy, thì do đâu mà người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba 11 tháng 12 năm 2007 lại nói "Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề chủ quyền này và Trung Quốc hiểu rõ chuyện đó" ?
Bạn nghĩ gì về vụ tranh chấp này? Xin gửi email về Vietweb@rfa.org, hoặc vào Diễn đàn RFA
Nguyên bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm giải thích trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 và được Thông tấn xã Việt Nam loan ngày 3 tháng 12 năm 1992.
Ông nói: "các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.
Thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam phải tập trung hết mọi lực lượng vào cuộc chiến chống Mỹ nên cần bạn bè khắp nơi. Tình hữu nghị Việt-Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung Quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị.
Trong tinh thần đấy thì do tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung Quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hòang Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.
Đặc biệt, việc này còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế quốc Mỹ không sử dụng các quần đảo đó để tấn công chúng ta. Việc lãnh đạo ta tạm công nhận như thế với Trung Quốc không có can hệ gì đến chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cả".
Những lời trần tình của nguyên bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm được Thông tấn Xã Việt Nam đăng tải ngày 3 tháng 12 năm 1992, chứng minh điều người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc nhận xét "Việt Nam trong nhiều thời kỳ lịch sử đã có những quan điểm khác nhau về vấn đề chủ quyền này và Trung Quốc hiểu rõ chuyện đó".
Những công hàm cấp Thủ tướng Chính phủ gởi cho nhau, những lời tuyên bố nồng ấm mà các lãnh đạo trao cho nhau khi còn thắm thiết, khi còn cần nhau, và được công báo, văn khố chính thức của quốc gia lưu giữ và báo chí quốc tế ghi nhận, thì nay có còn giá trị pháp lý hay không? Trung Quốc khẳng định là họ hiểu rõ chuyện đó.
=====================================================

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở Hòang Sa

2007.11.24

Quần đảo Trường Sa, ảnh chụp từ trên máy bay. AFP PHOTO
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận trên khu vực quần đảo Hòang Sa từ ngày 16 đến ngày 23 vừa qua.
Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng nói rằng hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam, rằng Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để xác minh chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài biển Đông.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, sự kiện Trung Quốc tập trận trên quần đảo tranh chấp Hoàng Sa chẳng những không mang lợi ích cho mối quan hệ song phương, không phù hợp với nhận định chung của lãnh đạo hai quốc gia mà còn phản lại tinh thần cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua giữa thủ tứơng hai nứơc.
Vẫn theo lời ngừơi phát ngôn này thì Việt Nam mong duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, giải quyết ôn hoà mọi tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như Bản Tuyên Bố Về Cung Cách Ứng Xử Trên Biển Đông liên quan đến sự tranh chấp chủ quyền giữa các nứơc trong khu vực đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài vùng quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam và Trung Quốc còn tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa. Và mới đây việc Bắc Kinh loan báo mở các tour du lịch ra 2 quần đảo này cũng đã khiến cho tình hình căng thẳng hơn.
Váo lúc đó, Hà Nội cũng đã nhanh chóng đưa ra những lời chống đối Trung Quốc cho rằng việc nước này ngang nhiên tổ chức tour du lịch trên quần đảo vừa nói là sự việc hết sức nghiêm trọng xâm lấn chủ quyền của Việt Nam và hành động này khiến việc đối thoại giải quyết tranh chấp càng khó khăn thêm.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động công khai lấn áp Việt Nam. Trung Quốc đã từng áp lực hãng dầu khí BP phải bỏ cuộc khoan tìm dầu ngoài khơi quần đảo Trường Sa vào tháng Tư vừa qua.
Trong vụ này, ông Lê Dũng Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao đã phát biểu rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và ông nhấn mạnh rằng dự án hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu khí BP của Anh được thực hiện từ năm 2000 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.
Mặc cho những chống đối từ Việt Nam, Trung Quốc đã áp lực khiến BP phải bỏ cuộc và vụ việc đã rơi vào im lặng. Sự việc không ngừng lại ở đó khi Trung Quốc sã súng vào ngư dân Việt Nam đang đánh cá ngoài khơi biển đông và như thường lệ, vụ việc cũng không hề được giải quyết.
============================================================

Vụ hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh

2007.07.28

Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Sự kiện hải quân Trung Quốc bắn vào một số thuyền ngư dân Việt Nam trong khu vực biển Đông, Thái Bình Dương hồi đầu tháng này gây bức xúc cho những người quan tâm. Ủy ban Bảo vệ sự Vẹn toàn Lãnh thổ ở hải ngoại mới đây có ý kiến về vụ việc. Nhã Trân trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh, Chủ tịch ủy ban và cũng là một nhà luật học về công ước quốc tế.
Toà nhà quân sự của Trung Quốc trên đảo Trường Sa. AFP PHOTO
Nói về phản ứng của chính quyền Việt Nam sau khi vụ việc xảy ra, Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh cho rằng:
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Việt Nam mãi nhiều ngày sau mới lên tiếng. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, là hành vi cho thấy Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc.
Nhã Trân: Tiến sĩ nói Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc, xin được hỏi lập luận này dựa trên cơ sở nào?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Việt Nam đã bắt đầu hợp tác với Trung Quốc từ nhiều năm trước, từ thời ông Hồ Chí Minh đến những năm sau này với các ông như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, tuyên bố hai nước sẽ hợp tác trong việc thăm dò, khai thác dầu khí ở biển Đông.
Nhã Trân: Nói về vụ hải quân Trung Quốc bắn vào thuyền ngư dân, theo luật quốc tế thì tàu hải quân một nước có quyền tấn công thuyền ngư dân nước khác hay không, khi các thuyền này không vũ trang?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Theo luật, thông thường hải quân chỉ có thể bắt giữ, đưa ra tòa xử phạt nếu những ngư dân có hành động vi phạm, chứ không thể bắn giết.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về vietweb@rfa.org
Nhã Trân: Theo các thông tin thì khi ấy tàu hải quân Việt Nam có mặt tại hiện trường thế nhưng đã không can thiệp. Tiến sĩ có thể cho biết quyền hạn của hải quân Việt Nam trong trường hợp này ra sao, họ có thể làm gì khi ấy?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Hải quân một nước có nhiệm vụ bảo vệ ngư dân nước mình, phải bắn trả để bảo vệ họ. Hải quân Việt Nam lại đứng nhìn, cũng như lần trước, hồi năm 2005, khi tàu Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân ở miền Trung Việt Nam.
Nhã Trân: Thế còn chính quyền có trách nhiệm gì không, khi ngư dân bị tấn công như vậy?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Chính quyền phải có trách nhiệm, phải bảo vệ dân mình. Nhưng rất nhiều ngày sau khi chuyện xảy ra Việt Nam mới lên tiếng, và chỉ lên tiếng mà không làm điều gì cụ thể.
Nhã Trân: Chính quyền Việt Nam cho hay đang thảo luận với Trung Quốc về vụ này, thưa ông?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Việt Nam nói thảo luận, nhưng có lẽ rồi cũng như lần trước, chẳng đi đến đâu.
Nhã Trân: Thế thì, theo ý kiến của Tiến sĩ, phải làm gì để những việc như vừa rồi không còn xảy ra trong tương lai, để ngư dân Việt Nam không bị bắn giết tương tự?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Việt Nam phải có một thể chế mới để đối phó với vấn đề, vì đảng Cộng sản Việt Nam đã lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Muốn bảo vệ người dân, Việt Nam cần thay đổi.
Nhã Trân: Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh về cuộc phỏng vấn này.
=======================================================

Hải quân Trung Quốc bắn bị thương 5 ngư dân Việt Nam

2007.07.21

Hải quân Trung Quốc bắn vào tàu ngư dân Việt Nam, gây thương tích cho 5 người, nhưng cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều không loan báo gì về sự cố này.
Hãng tin Kyodo của Nhật Bản hôm nay loan báo như vừa kể, cho biết khi hỏi đã được phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm xác nhận về vụ đụng độ trong vùng gần quần đảo Trường Sa hôm mùng 9 tháng Bảy và bộ Ngoại giao Việt Nam đang tìm hiểu sự việc. Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thì nói là không có thông tin gì.
Thông tấn xã Kyodo nói thêm là tàu cá Việt Nam có thể xuất phát từ Quảng Nam, bị tàu hải quân Trung Quốc bắn đuổi do hoạt động đáng bắt hải sản gần khu vực biển mà Bắc Kinh tranh giành chủ quyền. Hiện chưa có thêm thông tin gì về số phận 5 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắn.
Hồi năm 1988 Trung Quốc và Việt Nam đã giao tranh trong vùng Trường Sa, khiến trên 70 lính hải quân Việt Nam thiệt mạng. Bắc Kinh và Hà Nội đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1991 nhưng mối tranh chấp chủ quyền về các vùng biển Hòang Sa và Trường Sa vẫn còn căng thẳng.
=======================================================

Tin thêm về vụ Hải quân Trung Quốc bắn vào tàu ngư dân Việt Nam

2007.07.16

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Chính phủ Việt Nam vẫn chưa lên tiếng nói gì về vụ tầu hải quân Trung Quốc nổ súng bắn tầu của ngư dân Việt Nam ở Trường Sa. Từ Washington, Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ có tường trình chi tiết sau đây.
Đã một tuần lễ trôi qua, chính phủ Việt Nam vẫn chưa lên tiếng nói gì về sự kiện tầu đánh cá của ngư dân Việt thả lưới ở Trường Sa bị tầu hải quân Trung Quốc nổ súng bắn.
Tin Ban Việt Ngữ chúng tôi ghi nhận được cho biết vụ việc xảy ra từ đầu tuần trước và vẫn theo sự tìm hiểu của chúng tôi, may mắn không có ngư dân Việt nào bị thiệt mạng, nhưng có người bị thương.
Cho đến tối hôm nay, giới thạo tin ở Hà Nội cũng nói là mà tin Ðài Á Châu Tự Do loan tải ngày hôm qua đã bán chính thức được xác nhận bởi các viên chức quốc phòng của Việt Nam” nhưng đồng thời họ được giải thích là “vì lý do tế nhị nên Việt Nam chưa thể lên tiếng nói gì ngay trong lúc này” và dường như “hai bên đang làm việc với nhau để giải quyết vấn đề”.
Có tin nói rằng theo thỏa thuận giữa Hà Nội và Bắc Kinh, tất cả những vụ việc liên quan đến tranh chấp ở Trường Sa “bất kỳ ở góc độ nào” đều sẽ được hai chính phủ giải quyết với nhau.

Không phải lần đầu tiên

Ðây không phải lần đầu tiên tầu đánh cá Việt Nam khi thả lưới ở Biển Ðông gặp khó khăn bởi tầu hải quân Hoa Lục. Một viên chức quốc phòng của Việt Nam yêu cầu không tiết lộ danh tánh còn nói với chúng tôi rằng trước đây, đã có lần nhìn thấy “một bản báo cáo từ Trường Sa gửi về cho biết tầu đánh cá của Trung Quốc bao vây và khiêu khích tầu của hải quân Việt Nam”.
Riêng với trường hợp vừa mới xảy ra, cũng viên chức quốc phòng này nói theo chỗ ông được biết, “các quan chức cấp cao hơn đều tin có thể giải quyết khéo léo giữa hai chính phủ”, cho dù “không loại bỏ khả năng có thể dẫn đến những xung đột quân sự khác”.
Trà Mi: Có một số câu hỏi muốn đặt ra với anh Khanh. Anh nói đây không phải lần đầu tiên sự việc xảy ra…
Nguyễn Khanh: Thưa chị đúng. Không chỉ gây khó khăn cho các ngư dân Việt Nam đánh cá ở vùng biển Ðông, Bắc Kinh còn tạp áp lực với Việt Nam trên nhiều khía cạnh khác nữa.
Tôi xin đơn cử một thí dụ. Cách đây chỉ một tháng, công ty dầu khí BP và Conoco-Phillips loan báo tạm ngưng các hoạt động dò tìm ở một khu vực nằm gần Trường Sa mà công ty này đã ký kết với Việt Nam.
Lời giải thích của BP là vì cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nên công ty nghĩ rằng không thể làm việc tiếp tục trong tình huống hiện tại, và hy vọng Hà Nội và Bắc Kinh giải quyết ổn thỏa những trở ngại đang có, trước khi công ty có thể vào để hoạt động tiếp.
Ngay sau đó, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều lên tiếng nói khu vực BP khai thác thuộc về chủ quyền của mình, và cũng ngay lúc đó, đã có tin cho hay phía Bắc Kinh ép BP phải ngưng hoạt động, và theo sự hỏi thì Trung Quốc cũng ép phía Việt Nam phải “hợp tác” chung với họ ở các khu vực trong vùng Trường Sa “nếu Việt Nam muốn các công ty nước ngoài tiếp tục thực hiện chương trình dò tìm dầu khí”. Ðó là sự kiện mới xảy ra hồi tháng Sáu vừa rồi, chỉ một tháng trước khi vụ hải quân Trung Quốc nổ súng bắn ngư dân Việt Nam xảy ra.
Đỗ Hiếu: Liệu có thể coi sự kiện mới xảy ra là hành động mang ý nghĩa “răn đe” từ phía Trung Quốc?
Nguyễn Khanh: Đương nhiên không ai loại bỏ khả năng đó. Tất cả những người được coi là “biết chuyện” ở Hà Nội lẫn thành phố Hồ Chí Minh đều bảo khi nghe được tin ngư dân Việt Nam gặp nạn ở Trường Sa, ngay lập tức họ nghĩ đến chuyện “răn đe” mà anh vừa nói.
Có người bảo rằng Trung Quốc muốn chứng tỏ là nước lớn có quyền “trên chân” Việt Nam, và cũng có người nói đây có thể là “tín hiệu” Bắc Kinh gửi Hà Nội, để ngăn chận tất cả mọi ý định đến gần với Hoa Kỳ mà chính quyền Việt Nam có thể thực hiện trong những ngày tháng tới.
=========================================================

Hải quân Trung Quốc bắn vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam

2007.07.15

Hải quân Trung Quốc bắn vào một số tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động gần lãnh hải quần đảo Trường sa, gây cho một số ngư dân bị thương, có thể có tử vong. Biến cố xảy ra từ hôm thứ hai, mùng 9 tháng 7 tuần trước, nhưng đến nay Hà Nội và Băc Kinh vẫn chưa lên tiếng.
Đài Á Châu Tự Do phối kiểm tin này từ những nguồn tin không muốn nêu tên, có thẩm quyền, từ Hà Nội và Washington.
Các nguồn tin cho biết thêm, đơn vị quân sự bảo vệ lãnh hải Trường Sa và Hoàng Sa là bộ tư lệnh vùng 5 hải quân Việt Nam, đã được lệnh báo động khẩn trương. Mọi giấy phép đều bị hoãn vô thời hạn, và tất cả các đơn vị thuộc vùng 5 hải quân đều đã ở trong tình trạng sẵn sàng tác chiến cao trong một tuần nay.
========================================================

Hà Nội thảo luận về việc tàu ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắn chìm

2007.07.27

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Việt Nam cho biết đang thảo luận với một số quốc gia trong vùng sau khi có thông tin nói là các tàu ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung Quốc và Indonesia bắn chìm, bắt giữ một số ngư phủ. Các cuộc tấn công này khiến 3 người thiệt mạng và xảy ra trong vùng biển Đông Nam, Thái Bình Dương, khu vực đang có tranh chấp chủ quyền từ nhiều nước.
Toà nhà quân sự của Trung Quốc trên đảo Trường Sa. AFP PHOTO
Trong cuộc họp báo thường lệ, khi được báo chí chất vấn, ông Lê Dũng, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết chính phủ đang cộng tác với tất cả những bên liên hệ để bảo vệ quyền lợi pháp lý của ngư dân Việt Nam và tìm giải pháp thích hợp.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam không nêu tên những quốc gia nào. Tin tức quốc tế gần đây cho biết hôm mùng 9 tháng bảy vừa qua, tàu hải quân Trung Quốc đã bắn chìm một tàu đánh cá Việt Nam trong vùng gần quần đảo Trường Sa, giết chết một ngư dân.
Trong một vụ khác, tàu hải quân Indonesia hôm 19 tháng Bảy cũng bắn tàu đánh cá Việt Nam, giết 2 ngư dân và gây thương tích cho một người khác trong vùng biển mà Jarkarta cho là của họ.
Khi được hỏi về cách thức giải quyết những trường hợp đáng tiếc như vậy và cứ tái diễn thường xuyên, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam giải thích, nhà nước đang xúc tiến các cuộc thảo luận với các quốc gia trong khu vực, đồng thời yêu cầu những chánh phủ liên hệ bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân cùng gia đình họ.

Phản ứng của Hà Nội

Quần đảo Trường Sa là khu vực có nhiều dầu hỏa và khí đốt, là vùng biển lâu nay xảy tranh chấp chủ quyền giữa các nước bao gồm, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về vietweb@rfa.org
Trong câu chuyện với phóng viên Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc, cựu Hải Quân Trung Tá VNCH, từng chỉ huy các chiến hạm trong thời gian 7 năm nói rằng, sụ việc ngư phủ Việt Nam bị tàu chiến Trung Quốc tấn công đã xảy ra từ hơn 2 tuần rồi mà theo tin tức trong nước thì lúc ấy hải quân Việt Nam có mặt trong vùng nhưng không hề can thiệp để bào vệ các ngư dân.
Vẫn theo ông Nguyễn Ngọc thì trước đây Trung Quốc đã nhiều lần bắn giết ngư phủ Việt Nam, và phía Hà Nội cũng không hề có phản ứng gì rõ rệt mà chỉ lên tiếng cho có lệ thôi.
Về vụ tàu chiến bắn chìm tàu đánh cá và sát hại ngư dân Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc cho đó là một hành động răng đe đối với các quốc gia khác thuộc khối ASEAN trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ngoài biển khơi, đặc biệt là quanh khu vực Trường Sa.
Mặt khác, ông Nguyễn Ngọc cũng nhấn mạnh rằng, theo luật pháp quốc tế thì hải quân các nước không có quyền bắn vào tàu của thường dân, trừ phi họ có sự chống đối bằng võ lực.
Đài Á Châu Tự Do xin cám ơn ông Nguyễn Ngọc đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay.

Theo dòng thời sự:

- Hà Nội lên tiếng về vụ hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam
- Hải quân Trung Quốc bắn vào tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam
- Tin thêm về vụ Hải quân Trung Quốc bắn vào tàu ngư dân Việt Nam
- Trung Quốc phản đối Việt Nam xây dựng hệ thống dẫn khí đốt ở Biển Đông

- BP ngưng dò tìm dầu khí ngoài khơi Việt Nam
=========================================

Chiều hướng quân sự Trung Quốc dưới nhãn quan tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương

2007.07.30

Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Trong bối cảnh một nước Trung Quốc ngày càng tiến gần đến mục tiêu là thành một cường quốc kinh tế, thì Bắc Kinh cũng không quên việc tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ thành quả đó, đồng thời gia tăng ảnh hưởng chính trị ra khắp nơi.
Đô đốc Timothy Keating, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương phát biểu trong một cuộc họp báo tại toà đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh hôm 12-5-2007. AFP PHOTO
Toàn cảnh sự việc đó được Hoa Kỳ nhận xét ra sao qua nhãn quan của vị tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương ? Nhã Trân lược thuật qua những thông tin đô đốc Timothy Keating đưa ra trong cuộc họp báo hôm thứ Ba vừa qua tại Washington. Lời đắp giọng tiếng Việt do Lê Dân đọc.
Trong dịp về thủ đô họp cùng bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và nhiều tư lệnh quân sự Mỹ khắp thế giới, hôm thứ Ba vừa qua đô đốc Timothy Keating, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã giành cho báo chí buổi nói chuyện tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington DC.
Người sĩ quan cao cấp từng gắn bó với vùng châu Á-Thái Bình Dương hàng thập niên qua đã trình bày những nhận xét của ông về những thay đổi lớn lao trong khu vực, từ kinh tế, xã hội cho đến quốc phòng. Dĩ nhiên, được chú ý hơn cả vẫn là nỗ lực nâng cao sức mạnh quân sự mà Bắc Kinh không ngừng theo đuổi và không hề muốn bị phơi bày.
Mở đầu cuộc họp báo, đô đốc Timothy Keating cho biết rất nhiều người cứ cho là bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương hết sức quan tâm, lo lắng về những diễn tiến xoay quanh lực lượng quân sự Trung Quốc. Thực tế là Mỹ chẳng hề lo lắng gì.

Những dị biệt

Đô đốc Keating cho biết là dĩ nhiên có dị biệt giữa cách nhìn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc với bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ về những tiến triển của sức mạnh vũ trang Trung Quốc:
Trung Quốc nói rằng nhu cầu về năng lượng của họ hết sức quan trọng, nhất là về dầu và than, cũng như nền mậu dịch hiện có giữa họ với các nước như Australia, hiện đã là đối tác lớn của Trung Quốc. Phần lớn nền thương mại đó phải trải qua hải phận của Trung Quốc và vì thế mà họ muốn xây dựng một lực lượng hải quân đủ sức bảo vệ các hải lộ quan yếu. Đó là điều mà Hoa Kỳ khó có thể bài bác được
Đô đốc Keating
“Trung Quốc nói rằng nhu cầu về năng lượng của họ hết sức quan trọng, nhất là về dầu và than, cũng như nền mậu dịch hiện có giữa họ với các nước như Australia, hiện đã là đối tác lớn của Trung Quốc. Phần lớn nền thương mại đó phải trải qua hải phận của Trung Quốc và vì thế mà họ muốn xây dựng một lực lượng hải quân đủ sức bảo vệ các hải lộ quan yếu. Đó là điều mà Hoa Kỳ khó có thể bài bác được”
Một điểm khá đặc biệt được báo giới chú ý là vấn đề Bắc Kinh thiết tha muốn chế tạo tàu sân bay vào khi nhiều cường quốc quân sự đang có khuynh hướng tiết giảm lượng tàu sân bay mà họ đang có. Lý do là với sức mạnh của khí tài quân sự hiện đại thì vai trò của tàu sân bay không còn ý nghĩa quyết định to lớn như trước. Đô đốc Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương cho biết :
“Họ rất quan tâm đến việc phát triển tàu sân bay. Một sĩ quan Quân đội Nhân dân nói với tôi như vậy. Chúng tôi đã có dịp thảo luận về việc này. Một số người biết rằng tôi rất quen thuộc với nhiều loại tàu sân bay. Đó là loại kỹ thuật rất khó sử dụng và tốn nhiều thời giờ.
Nó đắt tiền, tinh vi và nguy hiểm.....Họ đều bỏ qua những khó khăn đó, nói rằng Trung Quốc có quyền chế tạo tàu sân bay và không có gì ấn tượng và hùng vĩ hơn về hình ảnh hào hùng của một quốc gia bằng một chiếc tàu sân bay lướt sóng vào một bến cảng xa lạ.
Đó quả là một viễn tượng đẹp đối với một lực lượng hải quân không ai chối cãi được. Họ còn nêu lên sự hiệu quả của tàu sân bay Mỹ Abraham Lincoln trong công tác cứu trợ thiên tai sóng thần Indonesia và nói rằng Bắc Kinh cũng sẽ sử dụng tàu sân bay trong mục tiêu nhân đạo tương tự.”

Không đáng lo ngại

Dưới cái nhìn của người tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương thì nỗ lực chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc không đáng lo ngại vì nó nặng về phần thể diện mà Bắc Kinh đang muốn nâng cao lên hết cỡ cho thế giới thấy, đặc biệt là tại những nước đang phát triển. Mỹ không quan tâm nhiều vì tàu sân bay không còn là một vũ khí chiến lược quan trọng hàng đầu như hồi mấy thập niên trước.
Tuy nhiên đối với các hoạt động nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc thì Hoa Kỳ không thể làm ngơ. Đô đốc Timothy Keating cho biết:
“Họ đang cố gắng chế tạo thêm nhiều tàu ngầm, không phải loại quy ước, mà là loại dùng nhiên liệu hạt nhân. Chúng tôi quan sát cẩn thận và có thể nói rằng hiện Bắc Kinh chưa có tiến triển đáng kể nào, mà cũng chưa có dự đoán nào về tương lai khiến Hoa Kỳ phải lo ngại.
Điều đó không có nghĩa là không quan tâm. Việc Trung Quốc muốn có thêm tàu ngầm hoạt động tại Thái Bình Dương dĩ nhiên bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương phải lưu ý. Điển hình như một vài tàu ngầm loại Tống của Trung Quốc bị phát hiện gần tàu sân bay Mỹ Kitty Hawk hồi gần đây. Họ không được phép hiện diện như vậy, vì đó là phần biển của Hoa Kỳ.
Đó là một trong những vấn đề mà chúng tôi đã nêu lên khi thăm Trung Quốc. Chúng tôi muốn giảm bớt, hoặc loại trừ hẳn, nhưng lãnh vực có thể gây ngộ nhận. Hiểu lầm có thể đưa đến nhiều khó khăn, như đối đầu căng thẳng.”
Hoa Kỳ muốn giảm thiểu đối đầu với Trung Quốc trên biển Thái Bình Dương, thế nhưng Bắc Kinh có đồng ý nghĩ như vậy hay không ? Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương kết luận bằng việc thuật lại một câu nói đùa của một quan chức hải quân cao cấp Trung Quốc:
“Một vị khách Trung Quốc nói đây là những gì mình nên làm. Các anh lo cho vùng Đông Thái Bình Dương, chúng tôi sẽ đảm nhiệm vùng Tây Thái Bình Dương, rồi ta sẽ liên hệ với nhau.”
Nhã Trân tường trình từ Washington DC.
===================================

Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam – Hoa Kỳ qua chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Minh Triết

2007.06.20

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (trái) và ông Chủ tịch ban điều hành NYSE kiêm Phó chủ tịch NYSE Euronext Marshall Carter hôm 19-6-2007. AFP PHOTO
Trước khi chính thức sang Mỹ công du, Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã phải sang Trung Quốc để nói chuyện là vấn đề mà nhiều người cho rằng mất thể diện quốc gia.
Tuy nhiên, ông Trần Bình Nam ,người có nhiều bài viết bình luận thời cuộc thường được đăng tải trên các báo Việt ngữ hải ngoại đã có những nhận xét sâu sắc về những nguyên nhân mà nhà cầm quyền hiện nay không thể tránh khỏi khi phải vừa quan hệ tốt với Hoa Kỳ để tìm đối tác kinh tế nhưng cũng không được bỏ rơi người cựu thù Trung Quốc đang chăm chú nhìn từng bước đi của một đất nước vừa thóat ra được đói nghèo lạc hậu.
Mời quý thính giả theo dõi ý kiến của ông Trần Bình Nam qua trao đổi với biên tập viên Mặc Lâm.
Mặc Lâm: Thưa ông, chung quanh việc công du Hoa Kỳ của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết có vài điều đáng suy nghĩ đối với người Việt chúng ta, nhất là đồng bào đang sống tại hải ngoại.
Việc đầu tiên là trước khi sang Mỹ, Chủ Tịch Nước đã bất thình lình sang thăm Trung Quốc vài tuần trước đây, chúng tôi xin được hỏi ông câu đầu tiên là dưới nhãn quan của một người có kinh nghiệm trong môi trường chính trị ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Ông Trần Bình Nam: Tôi nghĩ trước hết cái việc của ông Chủ Tịch Nước Nguyễn minh Triết đi Trung Quốc theo như mình biết thì hoàn toàn không có dự trù trước trước khi có quyết định đi Hoa Kỳ thành ra chuyến đi đó rất là đột ngột, mà đi đột ngột như vậy rõ ràng là Việt Nam bị áp lực của Trung Quốc nghĩa là Trung Quốc muốn ông Triết phải sang Trung Quốc trước khi đi Mỹ.
Hình thức việc đi Trung Quốc cũng giống như một nước nhỏ phải sang triều cống nước lớn và chắc chắn trong việc đi như vậy thì ông Triết sẽ sang trình bày với Trung Quốc những dự định mà ông Triết sẽ sang Hoa Kỳ những vấn đề được sắp xếp như thế nào và hai nước có những đồng ý với nhau về những nguyên tắc lớn chẳng hạn như vấn đề buôn bán vấn đề chiến lược như thế nào.
Nói chung cái việc lựa chọn này thật hết sức khó khăn nhưng có lẽ họ không có một sự lựa chọn nào khác là phải đi cho nó êm chuyện, và tôi nghĩ rằng khi đi như vậy họ hy vọng rằng có lẽ là Mỹ cũng coi việc này là một vấn đề ngoại giao bình thường nhưng họ không ngờ rằng việc đi như vậy đã làm cho chính phủ Mỹ rất là bực mình, mà tôi nghĩ chính phủ Mỹ bực mình như vậy thì cũng hợp lý thôi vì đây là vấn đề hơi sĩ nhục Hoa Kỳ một chút
Ông Trần Bình Nam
Tôi nghĩ đi như vậy là quyết định rất là vụng về và chắc Việt Nam cũng thấy được điều này nhưng áp lực của Trung Quốc nó quá mạnh và có thể trong ban lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam cái thành phần thân Trung Quốc còn khá mạnh cho nên họ áp lực ông Triết phải đi cho yên chuyện. Nói tóm lại tôi cảm thấy việc đi như vậy là một hành động ngoại giao hết sức vụng về.
Mặc Lâm: Thưa ông hãy cho một ví dụ nếu vì tự ái dân tộc ông Triết không sang Trung Quốc thì hệ quả sẽ thấy trước mắt là phe bảo thủ tại Việt Nam sẽ gây bất lợi cho ông Triết ngay lập tức.
Giữa hai điều ông Triết phải chọn một và sự chọn lựa này cho thấy phái bảo thủ vẫn còn khá mạnh trong guồng máy tại Việt Nam phải không thưa ông?
Ông Trần Bình Nam: Thì chắc như vậy, có lẽ là họ đã bàn tính rất là kỹ cho nên ông Triết phải chọn giải pháp phải đi Trung Quốc để trong nội bộ được êm ả một chút.
Nói chung cái việc lựa chọn này thật hết sức khó khăn nhưng có lẽ họ không có một sự lựa chọn nào khác là phải đi cho nó êm chuyện, và tôi nghĩ rằng khi đi như vậy họ hy vọng rằng có lẽ là Mỹ cũng coi việc này là một vấn đề ngoại giao bình thường nhưng họ không ngờ rằng việc đi như vậy đã làm cho chính phủ Mỹ rất là bực mình, mà tôi nghĩ chính phủ Mỹ bực mình như vậy thì cũng hợp lý thôi vì đây là vấn đề hơi sĩ nhục Hoa Kỳ một chút
Mặc Lâm: Cứ cho rằng Chủ Tịch Nước đã thực hiện được một vế là làm yên lòng Trung Quốc nhưng ngược lại hành động này cũng có thể làm Mỹ phản ứng.
Ông có cho rằng Mỹ sẽ coi việc ông Triết sang Trung Quốc trước khi sang Mỹ là một việc làm bẽ mặt Hoa Kỳ hay không và mặc dù vẫn tiếp đón ông Triết nhưng Hoa Kỳ sẽ có những đối sách về sau?
Ông Trần Bình Nam: Tôi thấy cái vấn đề khó khăn của Việt Nam nhưng qua bao nhiêu trục trặc như vậy chẳng hạn những phản ứng rất rõ ràng về cung cách đón tiếp cũng như tung tin có thể hủy bỏ chuyến đi, đồng thời tiếp 4 nhà đấu tranh dân chủ của Việt Nam tôi nghĩ tất cả những việc đó đều là những message để báo cho Hà Nội biết rằng Hoa Kỳ hết sức bất mãn việc ông Triết đi Trung Quốc và gần như muốn hủy bỏ chuyến đi Mỹ của ông Triết.
Tuy nhiên trong thâm tâm Hoa Kỳ cũng không muốn hủy bỏ chuyến đi này, vì dù sao trong chuyến đi này về mặt chiến lược cũng có lợi cho Hoa Kỳ. Và cuối cùng với bao nhiêu trục trặc như vậy Hà Nội vẫn cố gắng vượt qua nên tôi nghĩ đây cũng là một nổ lực của Việt Nam trong vấn đề dù có phải thần phục Trung Quốc cũng chứng tỏ ra sự độc lập của mình.
Cộng đồng Việt Nam bây giờ như mình biết, đồng bào hải ngoại từ nhiều nơi trên nước Mỹ đã tập trung về miền Đông Hoa Kỳ để chuẩn bị cho những hoạt động biểu tình sắp tới để chống ông Triết.
Ông Trần Bình Nam
Mặc Lâm: Thưa ông, việc ông Chủ Tịch Nước sang Mỹ chắc chắn sẽ gặp sự chống đối của đồng bào hải ngoại, đặc biệt sau khi Hà Nội cho đàn áp các nhà đấu tranh trong nước.
Ông có nghĩ rằng nếu cộng đồng hải ngoại tiếp tục chống Việt Nam trong đề tài này thì sẽ có ảnh hưởng đến bộ mặt dân chủ của Hoa Kỳ và vì vậy những sức ép từ nhiều phía sẽ khiến bang giao Việt Mỹ bị trục trặc đưa đến những bất lợi về lâu về dài hay không?
Ông Trần Bình Nam: Cộng đồng Việt Nam bây giờ như mình biết, đồng bào hải ngoại từ nhiều nơi trên nước Mỹ đã tập trung về miền Đông Hoa Kỳ để chuẩn bị cho những hoạt động biểu tình sắp tới để chống ông Triết.
Tôi nghĩ đây là một vấn đề hết sức tế nhị vì khi mình biểu tình chống đối như vậy thì mình phải có một cái message đối với ông Triết và tôi nghĩ cái quan trọng nhất là chứng tỏ rằng nhân cái sự hiện diện của ông Triết thì truyền thông thế giới sẽ chú mục vào mình nhân dịp này báo cho thế giới biết cũng như ông Triết biết rằng cộng đồng Việt Nam phản đối những hành động đàn áp dân chủ tại Việt Nam chứ không phải chống đối chuyến đi của ông Tríêt.
Tôi nghĩ Việt Nam sang Hoa Kỳ lúc nào cũng có lợi cho việc bàn thảo của hai nước nhất là chuyến đi này có lợi về mặt chiến lược cho Việt Nam và Hoa Kỳ.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
=================================================

Công ước Quốc tế và vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc

2007.12.11

Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Sự kiện Trung Quốc thiết lập đơn vị hành chính để quản trị hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, mới được công bố vài ngày nay, đang gây căm phẫn trong công luận người Việt trong và ngoài nước. Cuối tuần qua, hàng trăm sinh viên, thanh niên đã biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn để phản đối Trung Quốc và biểu dương chủ quyền quốc gia.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh. RFA file photo.
Trước hành động xâm lấn chủ quyền của Bắc Kinh, Nhã Trân ghi nhận phân tích và ý kiến của một nhà luật học về công ước quốc tế. Xin mời quí vị theo dõi cuộc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Canh, Tiến sĩ Công Pháp Quốc Tế, cựu chuyên viên nghiên cứu chiến tranh và hoà bình Đông Dương, Viện Hoover (California) đồng thời cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ ở hải ngoại.

Công ước quốc tế về ranh giới biển

Nhã Trân: Thưa Tiến Sĩ, việc Trung Quốc đơn phương thành lập đơn vị hành chính mang tên Tam Sa để quản lý 3 quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa, có phù hợp với thông lệ, hay công ước quốc tế về ranh giới biển hay không ạ?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Về thông lệ quốc tế thì tôi không thấy có trường hợp nào xảy ra như vậy, trong tình trạng như là Tam Sa mà Trung Quốc vừa mới thiết lập là một đơn vị hành chánh nằm trong tỉnh Hải Nam, là một đơn vị hành chánh tại quốc gia mình để quản trị lãnh thổ hay lãnh hải như trong trường hợp này là của một quốc gia khác là Việt Nam thì không bao giờ có chuyện đó xảy ra trên quốc tế.
Nhã Trân: Còn nói về bản quy tắc hành sử chung trong vùng Biển Đông mà Trung Quốc đã ký kết với khối ASEAN, thì hành động của Bắc Kinh có thể được đánh giá ra sao?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Về bản Quy Tắc Hành Sử mà Trung Quốc ký với ASEAN thì có một sự việc như thế này. Trước đây khối ASEAN nghĩ rằng mình cộng tác với nhau thành một khối để đối đầu với Trung Quốc, để thương thảo với Trung Quốc những vấn đề liên quan tới quyền lợi của khối mình với Trung Quốc, nhưng Trung Hoa không bao giờ chịu.
Vấn đề bị giằng co cãi cọ nhau mãi cho tới khoảng chừng một chục năm sau thì Trung Quốc đưa ra một đề nghị là Trung Quốc muốn thương thảo với một nước nào đó ở trong khối ASEAN thì thương thảo tay đôi chứ không có thương thảo với cả khối. Đó là điểm thứ nhất.
Điểm thứ hai, khi mà cần phải giải quyết vấn đề gì đó thì thương thảo với nhau để giải quyết trước, không được dùng võ lực. Thế thì ở đây, trường hợp này Trung Quốc tự mình đứng ra quản trị vùng đó, coi như tài sản của mình, thì không đúng với điều chính Trung Quốc đã đưa ra viện lẽ rằng Trung Quốc muốn coi rằng vùng biển đó là của mình.
Nhã Trân: Thưa Tiến Sĩ, được biết hồi tháng 11 vừa qua, Malaysia và Singapore đã tranh biện tại tòa án quốc tế The Hague để nhờ tòa phân xử về một nhóm đảo nhỏ mà hai nước tranh chấp chủ quyền từ nhiều năm qua. Vụ kiện này có thể lấy làm thí dụ cho trường hợp Việt Nam và Trung Quốc trong vùng Hòang Sa và Trường Sa hay không? Xin T/s cho biết nếu có thì do đâu, và nếu không thì vì sao?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Trường hợp đưa ra Toà Án Quốc Tế La Haye để mà xử một vụ kiện tranh chấp về lãnh thổ lãnh hải thì có thể xảy ra được, có nghĩa là hai quốc gia phải đồng ý với nhau đưa vấn đề đó ra để Toà Án La Haye xét xử. Mỗi bên phải chứng mình chủ quyền của mình về phương diện lịch sử, về phương diện hành sử chủ quyền, v.v. đấy là phần đất của mình. Toà Án La Haye sẽ dựa vào đó để quyết định.
Nhưng mà trường hợp này thì cũng không phải như vậy, là vì đơn phương Trung Hoa lục địa với chính quyền cộng sản họ muốn bành trướng thế lực của họ thì chắc chắn họ không bao giờ châp nhận thẩm quyền của Toà Án La Haye. Vã lại Việt Nam thì từ trước tới giờ luôn luôn nghĩ rằng hợp tác với Trung Hoa thì họ có thể ngồi yên, tức là họ chấp nhận lép vế .
Nhã Trân: Thưa có phải ý của ông là Bắc Kinh sẽ không tán đồng việc đưa ra Toà Án Quốc Tế để phân xử, tại vì đơn giản là Trung Quốc chỉ muốn bành trường thế lực khi muốn chiếm các quần đảo này thôi?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Vâng, cái đó đúng. Tôi có thể lấy thí dụ như thế này. Vào khoảng thập niên 1980 Trung Quốc có phổ biến một bản đồ, vẽ một bản đồ rất rộng rãi ở vùng Biển Đông của Việt Nam. Tất cả vùng đó có diện tích chừng 3 triệu 5 trăm ngàn cây số vuông. Trung Quốc vẽ bản đồ đó thì họ chiếm mất 3 triệu cây số vuông và đường ranh phía Tây gần sát với Việt Nam.
Đến năm 1992 Trung Quốc có ban hành một đạo luật và tuyên bố khơi khơi rằng Biển Đông là phần lãnh hải của Trung Quốc, và nếu mà quốc gia nào có tàu chiến đi qua thì phải xin phép, nếu không thì Trung QUốc sẽ đánh chìm. Đồng thời những tàu khoa học nào hoạt động ở vùng này cũng phải xin phép. Có nghĩa rằng mà muốn thăm dò dầu hoả thì không được phép là vì lãnh thổ của Trung Quốc.
Năm 1988 Trung Quốc đã đưa quân chiếm 6 đảo ở Biển Đông của Việt Nam và đã đánh nhau với tàu của hải quân của Việt Nam và tàu Việt Nam bị chìm vì toàn những tàu cũ không có khả năng chống cự lại với Trung Quốc được.
Trung Quốc dùng sức mạnh để chiếm và đồng thời đã thiết lập một cái mốc đánh dấu chủ quyền trên đảo Đá Ba Đầu ở vùng này. Đây là một ấm mưu bành trướng chứ không phải là chuyện thương thảo với chính quyền Việt Nam để giải quyết vấn đề.

Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc

Nhã Trân: Như vậy thì Việt Nam có thể làm những gì để tranh lại chủ quyền chính đáng và lịch sử của mình trên vùng quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, chiếu theo công pháp quốc tế, thưa Tiến Sĩ?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Về phương diện công pháp quốc tế thì Việt Nam không có thể làm gì để mà giành lại chủ quyền. Ngay cả đến việc tháng 6 vừa rồi Trung Quốc vẽ lại bản đồ và cái bản đồ mới này có đường ranh sát vào Quận Tư Nghĩa của tỉnh Quảng Ngãi vào khoảng 145 hải lý, túc là trùm cả vào thềm lục địa của Việt Nam.
Đối với Cam Ranh thì chỉ còn có 172 hải lý gì đó mà thôi. Việt Nam cũng chẳng làm gì cả, chỉ nói rằng về phương diện lịch sử thì có đủ yếu tố chứng minh rằng có chủ quyền. Thành ra vì vậy mang công pháp quốc tế ra để mà giải quyết vấn đề thì có bao giờ Trung Quốc chịu chấp nhận giải pháp đó đâu.
Nhã Trân: Nếu như vậy phải chăng Việt Nam không có cách giải quyết nào khác, không có một chọn lựa nào khác trong vụ việc này, thưa ông?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Vâng. Hoàn toàn bế tắc. Trước đây Việt Nam cũng đã cố gắng tìm cách thoả hiệp với Trung Quốc. Thí dụ như tháng 12-2006 Việt Nam có đề nghị với Trung Quốc hợp tác dầu khí, hai bên dò tìm dầu khí để chia lời. Ý của Việt Nam là thôi bây giờ tôi với anh cùng làm chủ quyền chung với nhau, như vậy thì giải quyết được vấn đề.
Tháng 1-2007 thì Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng của Việt nam có tuyên bố rằng hai bên đã bắt đầu hợp tác về vấn đề tìm dò dầu khí, thì đây chỉ là một cách cố níu kéo để giành giựt lại chủ quyền cho mình một phần Biển Đông mà thôi.
Nhã Trân: Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ có nhận định ra sao về hành động của Trung Quốc là tự ý muốn kiểm soát vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách ngang nhiên, không đếm xỉa gì đến tiếng nói và cương vị Việt Nam, và tại sao Bắc Kinh có thái độ đó với Hà Nội trong khi có thái độ khác đối với một số chính quyền khác cũng đang cùng Trung Quốc tranh chấp về chủ quyền trên cùng một phần lãnh hải?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Với tư cách là Chủ Tịch Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ, tôi thấy rằng đây chỉ là tinh thần của chủ nghĩa bá quyền của người Hán mà Đảng Cộng Sản Trung Hoa thực hiện mưu đồ bành trướng về phía Nam. Sở dĩ mà có sự áp dảo đối với nhà cầm quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vì chính nhà cầm quyền Việt Nam với Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chịu, đã chấp thuận sự lãnh đạo của Trung QUốc.
Nhã Trân: Xin Tiến Sĩ cho biết luận cứ này dựa trên cơ sở nào ạ?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh: Bằng cớ là việc ký hai hiệp định vùng vịnh năm 1999 và năm 2000, kể cả vùng đất liền.
Nhã Trân: Thay mặt quý thính giả Đài Á Châu Tự Do, xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh về cuộc phỏng vấn này.

This page is powered by Blogger. Isn't yours?

Tin Việt Nam

(freevietnews.com)