Wednesday, May 30, 2007

 

BỊT MIỆNG TOÀN DÂN MÃI ĐƯỢC SAO ???

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 28, ngày 01-06-2007

1- Thế là xong! Qua các phiên tòa liên tục ngày 30-03-2007 tại Huế, ngày 03-05-2007 tại Đồng Tháp, ngày 10-05-2007 tại Sài Gòn, ngày 11-05-2007 tại Hà Nội, ngày 15-05-2007 tại Sài Gòn, đảng ta đã dùng “chuyên chế vô sản”, “bạo lực cách mạng” bịt mồm được (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) những tên phản động sừng sỏ đã dám “tuyên truyền chống Nhà nước CHXNCN Việt Nam ưu việt”, nói xấu “Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vĩ đại”, bôi nhọ “Đảng Cộng sản quang vinh”, hạ thấp “Đỉnh cao trí tuệ loài người”! Mấy “tên” còn lại đang trong vòng giam giữ như Trương Quốc Huy, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Trần Khải Thanh Thuỷ, Hồ Thị Bích Khương… hay đang trong vòng truy nã như Nguyễn Chính Kết, Lê Trí Tuệ, Bạch Ngọc Dương… rồi cũng sẽ bị đảng ta trừng trị đích đáng!

Thế là xong! Qua cuộc bầu cử “đầy hồ hởi, phấn khởi” hôm 20-5, với toàn dân tham gia từ 99 đến 100 phần trăm (ngang bằng với cuộc bầu cử Saddam Hussein tại Iraq năm nào), trong “không khí nao nức tưng bừng của một ngày hội”, đảng ta đã nặn ra được một Quốc hội hoàn toàn trung với đảng, hiếu với Bộ chính trị. Mấy tên dám gọi đó là trò hề, là màn đóng kịch cả nước, là cuộc “đảng cử, dân bó buộc đi bầu”, dám trả lại thẻ cử tri, xua đuổi tổ bầu cử đến mời, ngang nhiên gạch bỏ mọi ứng viên trước đôi mắt công an trong phòng kín, nhất định không ký vào biên bản lập ra đối với chúng như tội phạm, thì “thái độ chống đối đảng và nhà nước của bọn chúng như thế sẽ bị xử lý nay mai” (nguyên văn lời một cán bộ tại phòng phiếu ở Gò Vấp, Sài Gòn). Với những trò khôn khéo từ lúc chuẩn bị đến lúc hoàn thành, đảng ta đã biến và sẽ biến tân Quốc hội khóa XII này như là phát ngôn nhân cho đảng và là công cụ bịt miệng đám thảo dân.

Đúng thế, tân Quốc hội cũng sẽ là bàn tay của đảng bịt miệng nhân dân vì bản thân các đảng biểu, í quên, đại biểu, đã là những kẻ bị bịt miệng rồi. Chủ trương bịt miệng này, đảng CSVN đã thực hiện từ hơn 60 năm qua, đối với mọi giới và bằng nhiều phương cách.

Trước hết, đối với quảng đại quần chúng, đảng bịt miệng bằng cách nắm trong tay mọi phương tiện truyền thông, từ báo chí đến phát thanh truyền hình, tự mình xác định mọi đường lối từ giáo dục đến thông tin, văn hóa….“Nghe theo đảng, nói theo đài” là châm ngôn sống mà mọi người dân đều bị bó buộc thực hiện. Toàn thể nhân dân chỉ được hiểu biết một chiều, suy nghĩ một chiều, nói năng một chiều và viết lách một chiều. Chiều này do đảng ấn định, không phải là chiều của sự thật, của lẽ phải khách quan, của ý dân, của lòng người phổ cập, nhưng là chiều của chủ thuyết Mác-Lê, của ý muốn bộ chính trị Nhà báo, nhà văn, tác gia, nghệ sĩ thay vì phản ảnh hiện thực xã hội khách quan (nói lên lòng người), thì phải phản ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa (trình bày ý đảng). Công an, bộ đội, viên chức thay vì tuân theo tiếng lương tâm và pháp luật chính đáng, sẽ chỉ còn biết nhắm mắt câm miệng, im lặng mù quáng tuân theo mệnh lệnh của đảng!

Đối với các thế hệ trẻ, đảng bịt miệng bằng cách trình bày và áp đặt một “mẫu gương tuyệt vời”, “một hình ảnh lý tưởng”, “một nhân cách vĩ đại”, “một anh hùng kiệt xuất”, tức con người Hồ Chí Minh vốn hoàn toàn ngược lại trong thực tế. Đảng bịt miệng giới trẻ bằng cách đề cao một thứ chủ nghĩa đã bị vứt vào sọt rác, tô hồng một kiểu xã hội hoang tưởng và tệ hại, đánh bóng cho một lịch sử đầy giết chóc và lường gạt, trát phấn cho một chế độ chỉ toàn là máu và nước mắt, thất bại và suy đồi. Nơi tâm hồn giới trẻ, lòng yêu đảng được đồng hóa với lòng ái quốc, niềm hiếu trung với nước bị đồng hóa với niềm vâng phục ý đảng. Thành thử bất chấp sự sa đọa đạo đức của học đường, sự sa sút trình độ của học sinh, đảng chỉ cần và chỉ biết tạo ra những tâm hồn nô lệ, những ý chí bạc nhược, những đầu óc mù quáng.

Đối với giới lãnh đạo tinh thần (giới trí thức và giới tu sĩ), Đảng bịt miệng bằng cách bắt thấm nhuần chủ nghĩa song song với việc trau dồi kiến thức chuyên môn, bằng cách trao ban chức tước và học vị với điều kiện đi kèm, bằng cách bắt mua giấy phép xuất dương, du học, tổ chức, xây dựng… với cái giá là sự im lặng, im lặng trước tội ác của đảng, sai lầm của chủ nghĩa, thất bại của chế độ, im lặng trước cảnh khổ của toàn dân, trước băng hoại của xã hội, trước cuộc đấu tranh của những nhà dân chủ. Đảng bịt miệng giới lãnh đạo tinh thần bằng cách khiến họ giải thích sự im lặng đồng lõa đó như là nhân đức nhẫn nhục, hiền lành, khiêm tốn, bác ái, hay ngược lại buộc họ lên tiếng kết án những đầu óc bất phục, những quả tim can trường, những ý chí bất khuất, bằng cách buộc họ dung hòa chủ nghĩa với giáo lý, đồng hóa nội quy với luật đảng, tham gia những màn kịch đồng diễn (như bầu quốc hội), đóng góp vào trò đánh hội đồng (như vụ án ngày 30-3).

Và xem ra đảng đã thành công với trò bịt miệng này. Bởi lẽ trước vụ đày dọa quân cán chính VNCH vào trại cải tạo, vụ “đánh tư sản” cướp của nhân dân miền Nam, vụ bán đất biển tổ tiên qua hai hiệp định lãnh thổ và lãnh hải, vụ nông dân Thái Bình nổi dậy bị đàn áp, vụ ngư dân Thanh Hóa và Quảng Nam bị Trung cộng sát hại, vụ người sắc tộc Tây Nguyên vùng lên bị nghiến nát, vụ buôn nô lệ lao công và nô lệ tình dục ra nước ngoài, vụ nông dân và thị dân bị cướp bóc đất đai nhà cửa và vô vọng khiếu kiện, vụ các chức sắc và tín đồ nhiều giáo hội bị bách hại, vụ các nhà đấu tranh dân sự và tôn giáo bị hành hạ, sự băng hoại của nền giáo dục và y tế, sự lộng hành của quan chức và công an, sự nhiễm độc của môi trường và thực phẩm, sự suy đồi của luân lý và văn hóa… người ta đã chờ đợi sự lên tiếng ở nơi có bổn phận lên tiếng nhất, có khả năng lên tiếng nhất, có sức mạnh lên tiếng nhất, nhưng hầu như chỉ thấy sự dửng dưng, im lặng, ngậm miệng ăn tiền, thậm chí phụ họa cho đảng, đổ tội cho dân, hay nhẹ hơn là cho cơ chế, cho thời cuộc!

2- Nhưng có phải đảng đã thực sự bịt miệng được toàn dân, mà trước hết là những tiếng nói dân chủ đối kháng chăng? Hoàn toàn không! Các nhà dân chủ hiên ngang khí phách không bao giờ bị bịt miệng, dù có cả ngàn bàn tay hộ pháp kiểu Nguyễn Minh Tân. Tiếng nói của họ vẫn sang sảng, bài viết của họ vẫn vang rền, sự bó tay của họ vẫn gây ảnh hưởng trên toàn cầu và sự im lặng của họ trong nhà tù vẫn đánh động lương tri thế giới. Ai mà chẳng thấy ngày 30-03-2007 đã đi vào lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại, lịch sử nhân quyền như “Ngày Bịt Miệng” với “Bức Ảnh Bịt Mồm” đã in ra hằng triệu triệu bản, phổ biến khắp chân trời góc bể! Tấm hình đó đã trở nên nguồn hứng khởi vô tận cho phong trào đấu tranh tại VN và khắp thế giới, trở nên cú bạt tai nẩy lửa tát vào bộ mặt bạo tàn man rợ của chế độ CSVN, trở nên lá bùa linh nghiệm trù yểm mọi hoạt động ngậm miệng xách bị xin tiền hay ngoác miệng khoe khoang “chế độ ta” dân chủ. Ai mà không nhớ những lời của một nữ anh thư thời đại đang bị tống ngục: “Tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước VN và dân tộc VN là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi để đấu tranh, trước hết là để giành lấy nhân quyền cho chính mình, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và CSVN đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thoả hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi... Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù, nhưng tôi xin khẳng định một lần nữa đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra...” Ai mà quên được thái độ khinh miệt, nụ cười bất khuất trước tòa án CS của một Lê Nguyên Sang, của một Nguyễn Bắc Truyển, của một Huỳnh Nguyên Đạo ?

Có phải đảng đã thực sự bịt miệng được toàn dân, mà đặc biệt là những tâm hồn non trẻ chăng? Xin hãy đọc lá thư chấn động của một nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Sài Gòn vừa phổ biến rộng rãi trên mạng (trích): “Những thanh niên từ 21 đến 23 tuổi như chúng tôi hôm nay, lớn lên trong sự giáo dục xã hội chủ nghĩa, lâu nay vẫn tin rằng mình đang sống trong một điều kiện tốt nhất và luôn bị kẻ thù là "bọn phản động", "các thế lực thù địch", đặc biệt là "bọn người Việt hải ngoại" chống phá, ngăn cản sự tiến bộ của đất nước. Thế rồi cuộc đàn áp, thanh trừng của đảng CSVN liên tiếp đối với hàng chục người tay không tấc sắt trong thời gian ngắn vừa qua, những người mà chúng tôi hết sức bàng hoàng vì biết đó là luật sư, thanh niên, linh mục, nhà báo... họ là những trí thức bị kết tội chung là tuyên truyền phá hoại chủ nghĩa xã hội với điều luật mơ hồ mang số 88. Báo chí một chiều theo đuôi trong nước chỉ nói là họ có tội, nhưng không nói gì thêm ngoài việc bôi nhọ, lăng mạ, kết tội và thông qua đó đe doạ những ai mang ý thức chống đối. Chúng tôi nghe và hoang mang. Tại sao nhiều trí thức bị kết tội như vậy. Và họ tại sao lại bị án tù nặng nề vì những ý kiến bất bạo động của mình? Những thông suốt dần dần đến. Từ bộ phim Vượt Sóng của Hàm Trần, cho đến chương trình Asia Bước chân VN, chúng tôi được nghe, được thấy và như sực tỉnh, chấm dứt sự u mê của mình. Hoá ra, những gì mà chúng tôi vẫn nghe người dân Saigon kể lại về ngày "giải phóng" đất nước của CS tại Miền Nam là có thật chứ không phải là ngôn ngữ phản động. Những dòng người ra đi tìm tự do là có thật chứ không phải chạy theo "bọn quan thầy đế quốc Mỹ Ngụy" mà chúng tôi được học. Đó là những nạn nhân của cuộc chiến tranh chứ không phải là những kẻ "đáng chết" như chúng tôi được dạy dỗ. Những giải thưởng quốc tế vinh danh cho bộ phim này xác nhận với chúng tôi rằng đó là những điều có thật chứ không phải là giả tưởng. Thế giới bên ngoài không mù lòa, chỉ có chúng tôi được nhồi sọ thành câm điếc và phủi bỏ quá khứ của dân tộc mình... Và rồi khi nhìn thấy cái phiên toà bỉ ổi nhất mà chúng tôi được chứng kiến trong đời mình là một linh mục bị bóp miệng, bị kèm chặt ở hai bên bởi công an "nhân dân" trong cuốn Asia-54 Bước chân VN, chúng tôi chợt hiểu tất cả. Mọi thứ chỉ là giả dối, đảng CSVN đang làm tất cả để bảo vệ quyền lợi và hơi tàn của mình, bất chấp điều đó là hành động đầy chất vô luân và dã thú…”.

BAN BIÊN TẬP


Sunday, May 20, 2007

 

Tổ Bầu Cử mang thùng phiếu đến nhà ép buộc cha Lợi bỏ phiếu

Bấm vào để nghe âm thanh thu được vào lúc tổ bầu cử đến nhà cha Lợi đòi cha Lợi bỏ phiếu, nhưng cha Lợi từ chối và tuyên bố tẩy chay:
http://www.freevn.org/audio/PhanVanLoi-TuyenbovebaucuQuochoi2007.ram

Thursday, May 17, 2007

 

3 Miền đất nước mỗi ngày vài luật sư, vài bác sĩ,... vào tù cộng sản !

Luật sư Trần Quốc Hiền bị tuyên án 5 năm tù giam và hai năm quản chế

2007.05.15

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Tiếp theo những phiên xử các nhà đối kháng vào hai ngày 10 và 11 vừa qua tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, hôm nay Toà án Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh mở phiên xử đối với một nhân vật bất đồng chính kíến khác nữa là luật sư Trần Quốc Hiền. Gia Minh trình bày thông tin liên quan trong phần sau.

Phiên toà xét xử ba nhà bất đồng chính kiến bác sĩ Lê Nguyên Sang, nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo, luật sư Nguyễn Bắc Truyển về tội hoạt động nhằm lật đổ nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm 10-5-2007. AFP PHOTO

Phiên xử hôm nay tại Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là phiên thứ ba trong vòng không đầy một tuần lễ mà cơ quan chức năng Việt Nam tổ chức để xét xử sáu nhà bất đồng chính kiến, theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam là những người này tuyên truyền chống nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam.

Những cáo buộc

Bị can tại phiên toà hôm nay là luật sư Trần Quốc Hiền, 42 tuổi, ngoài tội danh tuyên truyền chống nhà nước như vừa nêu còn bị buộc thêm tội phá rối an ninh.

Kết thúc phiên xử kéo dài chừng 4 tiếng đồng hồ, chánh án Vũ Phi Long tuyên án luật sư Trần Quốc Hiền 5 năm tù giam và hai năm quản chế.

Cáo trạng được tuyên đọc tại toà cho rằng luật sư Trần Quốc Hiền đã âm mưu tổ chức những cuộc biểu tình chống chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh hồi năm ngoái khi Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương, gọi tằt là APEC.

Ngoài ra, luật sư Hiền còn bị cáo buộc tham gia Khối 8406, đây là nhóm đưa ra tuyên ngôn dân chủ nhân quyền đòi hỏi những quyền căn bản cho người dân trong nước, và đa nguyên đa đảng tại Việt Nam.

Trong tư cách người điều hành Khối 8406, tôi kịch liệt phản đối phiên toà và bản án dành cho luật sư Trần Quốc Hiền. Từ Tết Định Hợi cho đến giờ nhà cầm quyền đã chỉa mũi dùi vào phong trào 8406. Cộng sản thấy khối là lực lượng quần chúng tập hợp được nhiều người nên rat ay đàn áp để răn đe. Nhưng càng răn đe thì chúng tôi càng quyết tâm hơn nữa.

Linh mục Phan Văn Lợi

Một thành viên của ban điều hành Khối 8406, linh mục Phan Văn Lợi đưa ra nhận định về bản án mà toà án Tp Hồ Chí Minh vừa tuyên với luật sư trần Quốc Hiền:

“Trong tư cách người điều hành Khối 8406, tôi kịch liệt phản đối phiên toà và bản án dành cho luật sư Trần Quốc Hiền. Từ Tết Định Hợi cho đến giờ nhà cầm quyền đã chỉa mũi dùi vào phong trào 8406. Cộng sản thấy khối là lực lượng quần chúng tập hợp được nhiều người nên rat ay đàn áp để răn đe. Nhưng càng răn đe thì chúng tôi càng quyết tâm hơn nữa.”

Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam

Ngoài việc tham gia khối 8406, luật sư Trần Quốc Hiền còn là phát ngôn nhân của Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam. Đây cũng là tổ chức độc lập đại diện cho giới công nhân và nông dân đang bị áp bức trong nước.

Một trong những mục tiêu của hiệp hội là ủng hộ các cuộc khiếu kiện, biểu tỉnh chống bất công, tham nhũng đòi nhà cửa đất đai và tài sản của nông dân đã bị quan chức đảng Cộng sản chiếm đọat. Nhà cầm quyền Hà Nội cũng không công nhận điều đó như phát biểu của một nông dân từng phải mang đơn khi kiện và bị kết án:

“Nhà tôi chịu thiệt thòi nhiều, bị cắt ruộng phá nhà (ngay cả chồng tôi là thương binh); khi đi khiếu kiện thì họ lại bảo chống lại đảng, chính phủ.”

Một người dân khác tại Việt Nam nói lên ý kiến về bản án tuyên phạt những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền như luật sư Trần Quốc Hiền:

“Những bản án đó là tuyên với người vô tội, nhà nước dùng điều 88 để kết án những nguỡi thực thi những quyền mà hiến pháp qui định.

Điều đó là vi hiến. Hiến pháp là luật căn bản cao nhất, văn bản luật nào trái hiến pháp là vi hiến; như luật bầu cử thì dân 21 tuổi được quyền ứng cử; thế nhưng khi ra ứng cử phải qua hiệp thương của Mặt trận tổ quốc như thế là vi hiến.”

Sau phiên xử, nhiều chính phủ các nước cũng lên tiếng phản đối việc trừng phạt các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam chỉ vì họ thực thi quyền tự do phát biểu tư tuởng môt cách ôn hoà.

Phía nhà cầm quyền Việt Nam thì một ngày trước phiên xử luật sư Trần Quốc Hiền lại đưa ra thông cáo lặp lại là ở Việt Nam không ai bị bắt vì chính kiến và tôn giáo, mà chỉ có những người vi phạm luật pháp Việt Nam mới bị trừng phạt.

============================================================

Phản ứng của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam trước bản ản dành cho luật sư Trần Quốc Hiền

2007.05.15

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Sáng ngày hôm nay thứ Ba (15-05) Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã cáo buộc luật sư Trần Quốc Hiền, người phát ngôn của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam và cũng là thành viên khối 8406 với bản án 5 năm tù, vi phạm điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Báo giới trong và ngoài nước cùng một số nhà ngọai giao phương Tây theo dõi phiên toà hôm 11-5-2007 qua màn ảnh truyền hình từ một phòng khác. AFP PHOTO

Phản ứng của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam ra sao? Nói chuyện với Việt Hùng của đài chúng tôi, ông Phạm Linh, người phát ngôn của Hiệp hội đưa ra nhận định.

Ông Phạm Linh: Vâng, thưa quí vị thính giả của đài Á châu Tự do với tư cách là phát ngôn nhân của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam chúng tôi lên án và phản đối bản án vi hiến mà nhà nước Việt nam đã dành cho luật sư Trần Quốc Hiền.

Cũng giống như các phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý, các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thì phiên toà ngày hôm nay cũng vẫn chỉ là một “vở diễn” của nhà cầm quyền Việt Nam, do đó có thể nói điều 88 hay 89 của bộ Luật Hình sự thực chất chỉ là công cụ đàn áp của giới cầm quyền đối với tất cả những người mà họ cho là ảnh hưởng tới lợi ích của họ.

Việt Hùng: Thưa ông Phạm Linh, ông đang sống ở Việt Nam nguyên do nào mà ông lại có thể nói phiên toà naà là vi hiến trong khi theo bản cáo trạng của nhà cầm quyền đối với luật sư Trần Quốc Hiền thì luật sư Trần Quốc Hiền đã tuyên truyền, vận động người nông dân biểu tình, khiếu kiện gây xáo trộn tình hình, mất trật tự trị an…, như vậy nếu chiểu theo luậtt pháp của Việt Nam là vi phạm?

Ông Phạm Linh: Mặc dù Hiến pháp Việt nam có cho phép công dân Việt Nam có quyền biểu tình, lập hội, quyền bày tỏ chính kiến khi thấy lợi ích của mình bị vi phạm hay đe dọa…, nhưng trên thực tế thì mọi người đều biết những quyền căn bản nhất của con người này đều đang bị xâm phạm nghiêm trọng, trong khi đó thì đại diện công đoàn nhà nước tại các công ty thì lại hưởng lương của giới chủ, báo chí thì bị đảng và chính phủ khống chế.

Do vậy dùng kiến thức hiểu biết pháp luật của mình để giúp những người nông dân và công nhân nói lên những tiếng nói chính đáng của bản thân họ thì hoàn toàn không phải là tuyên truyền. Vấn đề là họ thể hiện đúng thái độ một cách ôn hòa thì hoàn toàn không hề gây xáo trộn an ninh và luật sư Hiền chỉ làm những việc mà pháp luật Việt Nam không hề cấm, tức là hoàn toàn đúng luật.

Cũng giống như các phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý, các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thì phiên toà ngày hôm nay cũng vẫn chỉ là một “vở diễn” của nhà cầm quyền Việt Nam, do đó có thể nói điều 88 hay 89 của bộ Luật Hình sự thực chất chỉ là công cụ đàn áp của giới cầm quyền đối với tất cả những người mà họ cho là ảnh hưởng tới lợi ích của họ.

Ông Phạm Linh

Hơn nữa chủ trương của Hiệp hội là không kêu gọi đấu tranh bạo lực, không kêu gọi lật đổ chính quyền. Chúng tôi luôn luôn ủng hộ và khuyến khích bà con nông dân và anh chị em công nhân hãy mạnh dạn bày tỏ chính kiến và quyền công dân của mình đã được Hiến pháp Việt Nam qui định. Việc nhà nước dùng sức mạnh có trong tay để đàn áp, cưỡng bức các nhà bất đồng chính kiến thì chính họ mới là những người đang vi phạm pháp luật.

Việt Hùng: Trước đây nhà cầm quyền đã bắt ông Nguyễn Tấn Hoành, bà Trần Thị Hồng và một số thành viên của Hiệp hội tại tỉnh Đồng Nai, trường hợp của luật sư Hiền là bị bắt về sau này thì với cái nhìn của ông nguyên do nào nhà cầm quyền lại đưa luật sư Hiền ra xử trước những thành viên khác của Hiệp hội?

Ông Phạm Linh: Có lẽ là do thói quen che dấu và lấp liến của họ. Theo điều lệ thì đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, xuất thân từ công nhân và chiến đấu vì lợi ích của công nhân.

Tuy nhiên vì lợi ích cá nhân cục bộ họ đã quay lưng phản bội đàn áp chính cha đẻ của mình chính là công nhân Việt Nam, trong khi đó thì Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam thì lại mang những lợi ích thiết thực đến với công nhân và nông dân Việt Nam.

Việt Hùng: Thưa ông Phạm Linh, trở lại câu hỏi chúng tôi đặt ra, ông đánh giá như thế nào trong khi một số thành viên của Hiệp hội bị bắt trước luật sư Hiền, nhưng nhà cầm quyền lại đưa luật sư Hiền ra xử trước những người này?

Ông Phạm Linh: Chúng tôi cho rằng ảnh hưởng của luật sư Hiền, luật sư Trần Quốc Hiền từng là phát ngôn nhân của Hiệp hội chúng tôi, chính những ảnh hưởng của luật sư Hiền đối với sự phát triển của phong trào đã khiến cho nhà cầm quyền lo sợ và người ta đã đưa luật sư Hiền ra xử trước và xử tách riêng ra dể tránh dùng đến danh tính cũng như mục tiêu của Hiệp hội.

Việt Hùng: Cho đến nay ghi nhận trường hợp của những người như ông Nguyễn Tấn Hoành, bà Trần Thị Hồng và…, ghi nhận sức khỏe của họ ra sao thưa ông?

Ông Phạm Linh: Hiện nay có 4 thành viên của Hiệp hội đã bị bắt từ năm ngoái cùng đợt với nhiều chiến sĩ dân chủ khác. Hiện nay những người này đang bị giam cầm tại trại B5 trại giam Đồng Nai, sức khỏe của họ đều bị ảnh hưởng rất nặng, họ đang bị cô lập không được gặp gia đình cũng như thân nhân không được thăm. Đặc biệt là trường hợp của anh Đoàn Văn Diên hiện đang rất yếu do bị bệnh, không được chữa trị.

Việt Hùng: Trước đây trong một lần trả lời phỏng vấn với đài chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Hoành và bà Trần Thị Hồng nói rằng chủ trương của Hiệp hội là đấu tranh công khai, khi ra công khai chẳng được bao lâu thì những người này bị bắt, rồi trong thời gian vừa qua người ta không thấy sự lên tiếng trở lại ngoài sự lên tiến của luật sư Trần Quốc Hiền và rồi luật sư Hiền bị bắt, phải chăng Hiệp hội đã thay đổi hướng đi?

Chúng tôi cho rằng ảnh hưởng của luật sư Hiền, luật sư Trần Quốc Hiền từng là phát ngôn nhân của Hiệp hội chúng tôi, chính những ảnh hưởng của luật sư Hiền đối với sự phát triển của phong trào đã khiến cho nhà cầm quyền lo sợ và người ta đã đưa luật sư Hiền ra xử trước và xử tách riêng ra dể tránh dùng đến danh tính cũng như mục tiêu của Hiệp hội.

Ông Phạm Linh

Ông Phạm Linh: Vâng, hiện nay chúng tôi đã có 5 thành viên bị bắt, số thành viên hoạt động công khai của chúng tôi hiện cũng đang bị xách nhiễu, đe dọa, “khủng bố” về mặt tinh thần cũng như “khủng bố” gia đình thân nhân của họ, vì thế hiện nay sau một thời gian phải nín nhịn chèo kéo PNTR và WTO thì giới cầm quyền Việt Nam đàn áp phong trào.

Do vậy để đảm bảo, bảo toàn lực lượng cũng như để phát triển lực lượng nên các thành viên của Hiệp hội tạm thời hoạt động không công khai, tuy vậy các chương trình hành động và mục tiên đấu tranh của Hiệp hội vẫn được triển khai rất đều đặn.

Việt Hùng: Với tư cách phát ngôn nhân của Hiệp hội trước khi chia tay quí thính giả ông có muốn bày tỏ điều gì?

Ông Phạm Linh: Chúng tôi trân trọng cám ơn mọi sự giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế, những cá nhân, chính giới và người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Chúng tôi cũng kêu gọi sự hỗ trợ hơn nữa để nhà nước Việt Nam không thể tiếp tục đàn áp, tiếp tục bắt giam những người đấu tranh ôn hòa để rồi đưa ra xử những phiên toà vi hiến như vừa rồi.

Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy yểm trợ đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả tự do cho luật sư Trần Quốc Hiền và các thành viên của Hiệp hội, cũng như các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân và luật sư Nguyễn Văn Đài và rất nhiều nhà dân chủ khác. Và cũng xin thay mặt Hiệp hội chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quí vị, cảm ơn quí đài Á châu Tự do đã dành cho chúng tôi những cuộc phỏng vấn.

Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả cám ơn ông Phạm Linh.

==============================================================

Phản ứng của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam trước bản ản dành cho luật sư Trần Quốc Hiền

2007.05.15

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Sáng ngày hôm nay thứ Ba (15-05) Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã cáo buộc luật sư Trần Quốc Hiền, người phát ngôn của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam và cũng là thành viên khối 8406 với bản án 5 năm tù, vi phạm điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Báo giới trong và ngoài nước cùng một số nhà ngọai giao phương Tây theo dõi phiên toà hôm 11-5-2007 qua màn ảnh truyền hình từ một phòng khác. AFP PHOTO

Phản ứng của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam ra sao? Nói chuyện với Việt Hùng của đài chúng tôi, ông Phạm Linh, người phát ngôn của Hiệp hội đưa ra nhận định.

Ông Phạm Linh: Vâng, thưa quí vị thính giả của đài Á châu Tự do với tư cách là phát ngôn nhân của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam chúng tôi lên án và phản đối bản án vi hiến mà nhà nước Việt nam đã dành cho luật sư Trần Quốc Hiền.

Cũng giống như các phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý, các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thì phiên toà ngày hôm nay cũng vẫn chỉ là một “vở diễn” của nhà cầm quyền Việt Nam, do đó có thể nói điều 88 hay 89 của bộ Luật Hình sự thực chất chỉ là công cụ đàn áp của giới cầm quyền đối với tất cả những người mà họ cho là ảnh hưởng tới lợi ích của họ.

Việt Hùng: Thưa ông Phạm Linh, ông đang sống ở Việt Nam nguyên do nào mà ông lại có thể nói phiên toà naà là vi hiến trong khi theo bản cáo trạng của nhà cầm quyền đối với luật sư Trần Quốc Hiền thì luật sư Trần Quốc Hiền đã tuyên truyền, vận động người nông dân biểu tình, khiếu kiện gây xáo trộn tình hình, mất trật tự trị an…, như vậy nếu chiểu theo luậtt pháp của Việt Nam là vi phạm?

Ông Phạm Linh: Mặc dù Hiến pháp Việt nam có cho phép công dân Việt Nam có quyền biểu tình, lập hội, quyền bày tỏ chính kiến khi thấy lợi ích của mình bị vi phạm hay đe dọa…, nhưng trên thực tế thì mọi người đều biết những quyền căn bản nhất của con người này đều đang bị xâm phạm nghiêm trọng, trong khi đó thì đại diện công đoàn nhà nước tại các công ty thì lại hưởng lương của giới chủ, báo chí thì bị đảng và chính phủ khống chế.

Do vậy dùng kiến thức hiểu biết pháp luật của mình để giúp những người nông dân và công nhân nói lên những tiếng nói chính đáng của bản thân họ thì hoàn toàn không phải là tuyên truyền. Vấn đề là họ thể hiện đúng thái độ một cách ôn hòa thì hoàn toàn không hề gây xáo trộn an ninh và luật sư Hiền chỉ làm những việc mà pháp luật Việt Nam không hề cấm, tức là hoàn toàn đúng luật.

Cũng giống như các phiên toà xử linh mục Nguyễn Văn Lý, các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thì phiên toà ngày hôm nay cũng vẫn chỉ là một “vở diễn” của nhà cầm quyền Việt Nam, do đó có thể nói điều 88 hay 89 của bộ Luật Hình sự thực chất chỉ là công cụ đàn áp của giới cầm quyền đối với tất cả những người mà họ cho là ảnh hưởng tới lợi ích của họ.

Ông Phạm Linh

Hơn nữa chủ trương của Hiệp hội là không kêu gọi đấu tranh bạo lực, không kêu gọi lật đổ chính quyền. Chúng tôi luôn luôn ủng hộ và khuyến khích bà con nông dân và anh chị em công nhân hãy mạnh dạn bày tỏ chính kiến và quyền công dân của mình đã được Hiến pháp Việt Nam qui định. Việc nhà nước dùng sức mạnh có trong tay để đàn áp, cưỡng bức các nhà bất đồng chính kiến thì chính họ mới là những người đang vi phạm pháp luật.

Việt Hùng: Trước đây nhà cầm quyền đã bắt ông Nguyễn Tấn Hoành, bà Trần Thị Hồng và một số thành viên của Hiệp hội tại tỉnh Đồng Nai, trường hợp của luật sư Hiền là bị bắt về sau này thì với cái nhìn của ông nguyên do nào nhà cầm quyền lại đưa luật sư Hiền ra xử trước những thành viên khác của Hiệp hội?

Ông Phạm Linh: Có lẽ là do thói quen che dấu và lấp liến của họ. Theo điều lệ thì đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, xuất thân từ công nhân và chiến đấu vì lợi ích của công nhân.

Tuy nhiên vì lợi ích cá nhân cục bộ họ đã quay lưng phản bội đàn áp chính cha đẻ của mình chính là công nhân Việt Nam, trong khi đó thì Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam thì lại mang những lợi ích thiết thực đến với công nhân và nông dân Việt Nam.

Việt Hùng: Thưa ông Phạm Linh, trở lại câu hỏi chúng tôi đặt ra, ông đánh giá như thế nào trong khi một số thành viên của Hiệp hội bị bắt trước luật sư Hiền, nhưng nhà cầm quyền lại đưa luật sư Hiền ra xử trước những người này?

Ông Phạm Linh: Chúng tôi cho rằng ảnh hưởng của luật sư Hiền, luật sư Trần Quốc Hiền từng là phát ngôn nhân của Hiệp hội chúng tôi, chính những ảnh hưởng của luật sư Hiền đối với sự phát triển của phong trào đã khiến cho nhà cầm quyền lo sợ và người ta đã đưa luật sư Hiền ra xử trước và xử tách riêng ra dể tránh dùng đến danh tính cũng như mục tiêu của Hiệp hội.

Việt Hùng: Cho đến nay ghi nhận trường hợp của những người như ông Nguyễn Tấn Hoành, bà Trần Thị Hồng và…, ghi nhận sức khỏe của họ ra sao thưa ông?

Ông Phạm Linh: Hiện nay có 4 thành viên của Hiệp hội đã bị bắt từ năm ngoái cùng đợt với nhiều chiến sĩ dân chủ khác. Hiện nay những người này đang bị giam cầm tại trại B5 trại giam Đồng Nai, sức khỏe của họ đều bị ảnh hưởng rất nặng, họ đang bị cô lập không được gặp gia đình cũng như thân nhân không được thăm. Đặc biệt là trường hợp của anh Đoàn Văn Diên hiện đang rất yếu do bị bệnh, không được chữa trị.

Việt Hùng: Trước đây trong một lần trả lời phỏng vấn với đài chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Hoành và bà Trần Thị Hồng nói rằng chủ trương của Hiệp hội là đấu tranh công khai, khi ra công khai chẳng được bao lâu thì những người này bị bắt, rồi trong thời gian vừa qua người ta không thấy sự lên tiếng trở lại ngoài sự lên tiến của luật sư Trần Quốc Hiền và rồi luật sư Hiền bị bắt, phải chăng Hiệp hội đã thay đổi hướng đi?

Chúng tôi cho rằng ảnh hưởng của luật sư Hiền, luật sư Trần Quốc Hiền từng là phát ngôn nhân của Hiệp hội chúng tôi, chính những ảnh hưởng của luật sư Hiền đối với sự phát triển của phong trào đã khiến cho nhà cầm quyền lo sợ và người ta đã đưa luật sư Hiền ra xử trước và xử tách riêng ra dể tránh dùng đến danh tính cũng như mục tiêu của Hiệp hội.

Ông Phạm Linh

Ông Phạm Linh: Vâng, hiện nay chúng tôi đã có 5 thành viên bị bắt, số thành viên hoạt động công khai của chúng tôi hiện cũng đang bị xách nhiễu, đe dọa, “khủng bố” về mặt tinh thần cũng như “khủng bố” gia đình thân nhân của họ, vì thế hiện nay sau một thời gian phải nín nhịn chèo kéo PNTR và WTO thì giới cầm quyền Việt Nam đàn áp phong trào.

Do vậy để đảm bảo, bảo toàn lực lượng cũng như để phát triển lực lượng nên các thành viên của Hiệp hội tạm thời hoạt động không công khai, tuy vậy các chương trình hành động và mục tiên đấu tranh của Hiệp hội vẫn được triển khai rất đều đặn.

Việt Hùng: Với tư cách phát ngôn nhân của Hiệp hội trước khi chia tay quí thính giả ông có muốn bày tỏ điều gì?

Ông Phạm Linh: Chúng tôi trân trọng cám ơn mọi sự giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế, những cá nhân, chính giới và người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Chúng tôi cũng kêu gọi sự hỗ trợ hơn nữa để nhà nước Việt Nam không thể tiếp tục đàn áp, tiếp tục bắt giam những người đấu tranh ôn hòa để rồi đưa ra xử những phiên toà vi hiến như vừa rồi.

Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy yểm trợ đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả tự do cho luật sư Trần Quốc Hiền và các thành viên của Hiệp hội, cũng như các đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân, linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân và luật sư Nguyễn Văn Đài và rất nhiều nhà dân chủ khác. Và cũng xin thay mặt Hiệp hội chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quí vị, cảm ơn quí đài Á châu Tự do đã dành cho chúng tôi những cuộc phỏng vấn.

Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả cám ơn ông Phạm Linh.

==========================================

Quan điểm của gia đình luật sư Nguyễn Bắc Truyển về bản án và phiên toà vừa qua

2007.05.14

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Về bản án 4 năm cáo buộc luật sư Nguyễn Bắc Truyển “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” trong phiên toà xử tại thành phố Hồ Chí Minh hôm mùng 10-05 vừa qua, ông Nguyễn Minh Luân, cháu của luật sư Nguyễn Bắc Truyển đưa ra nhận định trong cuộc trao đổi với Việt Hùng của Đài chúng tôi như sau.

Luật sư Nguyễn Bắc Truyển (giữa) đang bị dẫn vào toà án TP HCM hôm 10-5-2007. AFP PHOTO

Ông Nguyễn Minh Luân: Nhận xét của cháu bản án 4 năm là một bản án rất nặng, tại vì đó là một thời gian dài, công việc của một người chỉ là làm những việc đứng đắn chứ không làm việc gì sai trái mà kết án như vậy là không được.

Lý do là cháu cũng nghe những phát biểu trả lời của ông cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt với đài BBC, ông ta nói “yêu nước có hàng trăm cách. Yêu nước mà không theo đảng cộng sản mà lại bắt họ thì đều là không đúng…”.

Cháu cảm thấy tại sao người cộng sản yêu nước là đúng là được, còn người yêu nước mà không theo đảng thì lại bắt họ, xử họ... đó là điều không đúng.

Việt Hùng: Nhưng mà việc làm của luật sư Nguyễn Bắc Truyển cùng hai thành viên khác của đảng Dân chủ Nhân dân như rải truyền đơn, kêu gọi xóa bỏ điều 4, gạch chéo điều 4, như vậy là yêu nước hay sao?

Ông Nguyễn Minh Luân: Thưa vấn đề truyền đơn là những vấn đề không được đưa lên báo, muốn người khác biết thì người ta đưa lên truyền đơn, tại sao không được đưa lên báo viết có lẽ là bởi vì đảng cầm quyền không muốn điều đó đưa lên.

Câu nói truyền đơn làm cho người ta hiểu lầm rằng điều truyền ra là sai, nhưng thật sự truyền đơn chỉ là vấn đề tuyên truyền nhưng không được một số chấp nhận mà muốn đưa cho một số người khác biết thì trở thành truyền đơn thôi, việc đó không có gì là sai cả.

Câu nói truyền đơn làm cho người ta hiểu lầm rằng điều truyền ra là sai, nhưng thật sự truyền đơn chỉ là vấn đề tuyên truyền nhưng không được một số chấp nhận mà muốn đưa cho một số người khác biết thì trở thành truyền đơn thôi, việc đó không có gì là sai cả.

Ông Nguyễn Minh Luân

Còn vấn đề gạch chéo số 4 trong Hiến pháp, nếu Hiến pháp không đúng cần tu sửa lại thì cũng cần phải lên tiếng nói và người ta muốn biểu lộ ra bằng cử chỉ rằng những điều đó người ta không muốn thì đâu có gì là sai.

Việt Hùng: Thưa ông Nguyễn Minh Luân, cho đến bây giờ chúng tôi ghi nhận bản án mà nhà cầm quyền cáp buộc luật sư Nguyễn Bắc Truyển khởi thủy là 5 năm, nhưng cuối cùng là 4 năm, phải chăng là vì luật sư Nguyễn Bắc Truyển có luật sư bào chữa?

Ông Nguyễn Minh Luân: Vâng đúng, điều đó là đúng, và luậy sư bào chữa cũng đưa lên bản án 5 năm là quá nặng và người ta bớt đi 1 năm, cuối cùng là 4 năm.

Việt Hùng: Tức là tại phiên toà đó được giảm xuống còn 4 năm hay là việc giảm đó đã có định sẵn từ trước?

Ông Nguyễn Minh Luân: …dạ thưa vấn đề này thì gia đình cũng không được biết rõ.

Việt Hùng: Nhưng mà theo tinh thần của luật pháp Việt Nam kể từ ngày phiên toà xử ngày 10-05 các bị cáo trong vòng 15 ngày có quyền kháng án, về phía gia đình luật sư Nguyễn Bắc Truyển dự tính như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Minh Luân: Vấn đề kháng án gia đình biết được có lẽ cũng rất nhiều vấn đề…, nhưng mà hiện nay gia đình chỉ muốn là đưa đơn yêu cầu để cho luật sư Nguyễn Bắc Truyển được thụ án ở trong Nam để gần, để cho gia đình có thể đi thăm nuôi, bởi vì bác Truyển chỉ còn một mẹ già cho nên vấn đề đi thăm nuôi nếu đi xa thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho nên gia đình viết đơn xin được ở gần ở trong Nam để có điều kiện đi thăm nuôi.

Đây là cháu nói cái nhìn của riêng bản thân cháu thì bác Truyển không vi phạm. Còn mẹ của bác Truyển bà cũng lớn tuổi rồi cho nên bà cũng không biết rõ những vấn đề luật pháp như thế nào thì bà không được thấu rõ…

Ông Nguyễn Minh Luân

Việt Hùng: Tính cho đến nay, cập nhật đến ngày 14-05 trường hợp luật sư Nguyễn Bắc Truyển đã đưa ra ngoài Bắc chưa hay là đang ở đâu?

Ông Nguyễn Minh Luân: Dạ thưa chưa, sau khi xử án xong thì luật sư Truyển hiện đang bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu.

Việt Hùng: Về phía gia đình thì gia đình cho rằng luật sư Nguyễn Bắc Truyển không vi phạm điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam?

Ông Nguyễn Minh Luân: Đây là cháu nói cái nhìn của riêng bản thân cháu thì bác Truyển không vi phạm. Còn mẹ của bác Truyển bà cũng lớn tuổi rồi cho nên bà cũng không biết rõ những vấn đề luật pháp như thế nào thì bà không được thấu rõ…

Việt Hùng: Nhưng mà với những việc làm của luật sư Truyển như là kêu gọi biểu tình, rải truyền đơn… vô hình chung phạm vào điều luật của Việt Nam tức là xách động quần chúng?

Ông Nguyễn Minh Luân: Dạ thưa nếu xách động quân chúng là khi chúng ta làm điều sai, nhưng mà khi làm điều đúng thì cái đó là biểu dương dân chủ, kêu gọi người ta biểu tình, đòi hỏi những vấn đề gì đúng, người ta tụ tập lại để biểu tình thì đó là dân chủ chư không phải là việc làm sai.

Thật sự cháu cảm thấy vấn đề nhân quyền ở Việt Nam còn rất là thấp. Đưa ra những bản án đối với những người đứng lên đòi hỏi quyền lợi cho mọi người chứ họ không có đòi quyền lợi riêng cho họ mà lại nói họ là những người chống phá đất nước thì điều đó là điều không đúng và cháu cảm thấy phiên toà này là phiên toà không đúng.

Việt Hùng: Xin cám ơn ông Nguyễn Minh Luân.

Ông Nguyễn Minh Luân: Vâng xin cám ơn quí đài.

==============================================

Gia đình ông Trần Văn Hòa, thành viên đảng Dân chủ Nhân Dân, tạm lánh nạn sang Cambodia

2007.05.13

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Vào tối ngày 9-05 vừa qua, thêm một gia đình 4 người và một người khác nữa chạy qua lánh nạn tại Cambodia trước sự truy bức của chính quyền đó là trường hợp ông Trần Văn Hòa, một tín đồ Tin Lành ở tỉnh Quảng Ninh và cũng là thành viên đảng Dân chủ Nhân Dân.

Ông Trần Văn Hòa, chấp sự của Hội thánh tại thành phố Hạ Long. RFA PHOTO

Nói chuyện với Việt Hùng của ban Việt ngữ đài Á châu Tự do, ông Trần Văn Hòa cho biết nguyên do nào dẫn đến việc ông và gia đình phải rời bỏ Việt Nam.

Ông Trần Văn Hòa: Nguyên do là ngày 6-03 chính quyền bắt luật sư Nguyễn Văn Đài thì ngày 13-03 chính quyền khám xét nhà tôi và bắt tôi làm việc liên tục trong vòng 1 tháng. Rồi ngày 10-04 sau khi họ làm việc với tôi thì họ bắt đầu làm việc với 8 người trong gia đình nhà tôi, gây áp lực với mọi người trong gia đình khiến tôi phải đi lánh nạn vào miền Nam.

Họ tiếp tục gây sức ép với gia đình tôi, họ đem giấy triệu tập đến yêu cầu gia đình phải ký vào để truy tìm tôi về việc bỏ trốn…

Ngày 4-05 vừa qua nhân viên an ninh thành phố tên là Phương và Thiện đã ập vào nhà tôi để truy tìm tôi đang trốn ở đâu. Với sự đàn áp vợ con tôi như vậy, tôi điện thoại cho vợ tôi và chúng tôi quyết định buộc phải ra đi vì tôi không còn nơi nào để ẩn nấp để sống yên ổ ở Việt Nam, vì tất cả những người bà con thân thuộc của tôi ở miền Nam đều bị dòm ngó và theo dõi…

Việt Hùng: Như vậy ông và gia đình đã tiếp xúc được với Văn phòng đại diện Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Cambodia chưa thưa ông?

Ông Trần Văn Hòa: Chúng tôi đã tiếp xúc được với Văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc rồi, chúng tôi gồm 5 người, hai vợ chồng và hai con của chúng tôi cũng như với một người nữa cũng là thành viên của đảng Dân chủ Nhân dân cùng đi chung.

Nguyên do là ngày 6-03 chính quyền bắt luật sư Nguyễn Văn Đài thì ngày 13-03 chính quyền khám xét nhà tôi và bắt tôi làm việc liên tục trong vòng 1 tháng. Rồi ngày 10-04 sau khi họ làm việc với tôi thì họ bắt đầu làm việc với 8 người trong gia đình nhà tôi, gây áp lực với mọi người trong gia đình khiến tôi phải đi lánh nạn vào miền Nam.

Ông Trần Văn Hòa

Việt Hùng: Thưa ông Trần Văn Hòa, nhà nước Việt Nam đã đưa 3 thành viên đảng Dân chủ Nhân dân ra xử cáo buộc phạm điều 88 tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phải chăng ông và gia đình quan ngại trước những việc như vậy nên phải rời bỏ Việt Nam?

Ông Trần Văn Hòa: Tối hôm nay (10-05) tôi cũng coi thấy họ đã đưa 3 anh LêNguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo và Nguyễn Bắc Truyển lên đài truyền hình trong phần thời sự…

Trường hợp của tôi thì chính quyền cũng đã nói thẳng với gia đình là tôi cũng sẽ bị xử cùng với các anh em trong đảng Dân chủ Nhân dân ở miền Nam, hoặc là trong vụ án với luật sư Nguyễn Văn Đài.

Việt Hùng: Ông quan ngại việc của ông và gia đình sẽ gặp trở ngại hay sao mà ông lại quyết định sang lánh nạn tại Cambodia?

Ông Trần Văn Hòa: Tôi quyết định rời Việt Nam là vì chính quyền họ đàn áp gia đình tôi, đàn áp vợ con tôi.

Việt Hùng: Nhưng mà với những điều ông trình bày như vậy đã có thể gọi là bằng chứng về việc “đàn áp” của chính quyền đối với ông và gia đình hay chưa?

Ông Trần Văn Hòa: Điều đó là quá rõ ràng, họ làm việc liên tục mỗi ngày, có những ngày từ sáng tới hơn 10 giờ đêm họ mới cho tôi về. Tính cho đến bây giờ kể từ tháng 9 năm ngoái thời gian tôi đi làm việc với công an là hơn 2 tháng.

Còn trong gia đình 7-8 người cũng phải đi làm việc với họ ít nhất la từ 2 lần trở lên và tôi không còn con đường nào khác nên phải ra đi, ở ngoài không khác gì ở tù…, anh tính có mấy tháng như thế mà tôi đã phải đi làm việc liên tục với công an hơn 2 tháng nay rồi, tôi không chịu nổi cứ vài ngày được ở nhà rồi vài ngày phải đi làm việc với họ, rồi là việc họ đưa tôi ra “đấu tố”… rồi nhiều việc khác cũng đã xảy ra, trong suốt thời gian đó thì có khác gì ở tù đâu anh.

Việt Hùng: Về phía các cấp chính quyền nói truy tố những người đồng đảng với ông là vi phạm vào điều luật Việt Nam chứ không phải truy tố, xét xử họ về tội danh chính trị?

Xin thưa với anh rằng tất cả thành viên đảng Dân chủ Nhân dân hay tất cả những anh em trong những đảng phái khác như đảng Thăng Tiến hay là Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài…tất cả họ đều đưa vào khung 88 hết thì như vậy mình có thể nhìn thấy ngay được điều 88 là như thế nào mà họ lại đưa tất cả những người khác vào cái khung như vậy mặc dù họ ở những tổ chức đảng phái khác nhau nhưng đều chung mục đích đấu tranh cho dân chủ, tự do và công bằng xã hội, mình có thể thấy một cách rất rõ ràng.

Ông Trần Văn Hòa

Ông Trần Văn Hòa: Xin thưa với anh rằng tất cả thành viên đảng Dân chủ Nhân dân hay tất cả những anh em trong những đảng phái khác như đảng Thăng Tiến hay là Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài…tất cả họ đều đưa vào khung 88 hết thì như vậy mình có thể nhìn thấy ngay được điều 88 là như thế nào mà họ lại đưa tất cả những người khác vào cái khung như vậy mặc dù họ ở những tổ chức đảng phái khác nhau nhưng đều chung mục đích đấu tranh cho dân chủ, tự do và công bằng xã hội, mình có thể thấy một cách rất rõ ràng.

Việt Hùng: Nhưng ông có nghĩ rằng việc ông và gia đình chạy qua Cambodia xin tị nạn như vậy có thể trở thành tiền lệ hay không?

Ông Trần Văn Hòa: Tôi nghĩ cái này không phải, cũng có một vài anh em bị đàn áp cũng đã đi trước tôi rồi. Bản thân tôi và gia đình và những ngườo nào bị xách nhiễu thì chúng tôi mới ra đi chứ còn những anh em khác “im lặng” thì vẫn còn ở lại, những anh em nào bị ở tù thì cũng đưa ra xét xử rồi.

Bản thân tôi thì tôi cũng không nghĩ việc ra đi, tôi cũng chấp nhận việc phải làm việc liên tục với họ hàng tháng như vậy, tôi cũng nói thẳng với họ là tôi sẵn sàng đi ở tù hay một hình phạt nào đó của họ, nhưng đằng này họ lại không bắt tôi nhưng họ lại đầy đọa như vậy, họ dùng chính sách đầy đọa…

Việt Hùng: Trở lại việc ông sang Cambodia xin tị nạn, cho đến bây giờ các ông đã đệ đơn chưa và phản ứng của Văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc như thế nào?

Ông Trần Văn Hòa: Chiều ngày 10-05 chúng tôi đã đến và gặp đại diện Văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc và ngày mai 11-05 chúng tô sẽ trở lại để tiếp tục làm những thủ tục còn lại.

Việt Hùng: Tức là cho đến bây giờ ông đã được Cao ủy Tị nạn tiếp nhận và cấp giấy, phản ứng của Cao ủy ra sao thưa ông?

Ông Trần Văn Hòa: Dạ vâng, họ rất vui vẻ niềm nở đón tiếp chúng tôi.

Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả của đài xin cám ơn ôgn Trần Văn Hòa.

Ông Trần Văn Hòa: Vâng xin cám ơn

=============================================

Nhà bất đồng chính kiến Lê Trí Tuệ bị mất tích

2007.05.15

Nhà bất đồng chính kiến Lê Trí Tuệ. RFA file photo

Một nguồn tin đáng tin cậy của Đài Á Châu Tự Do, không muốn nêu tên, cho biết nhà bất đồng chính kiến Lê Trí Tuệ đã mất tích hơn một tuần nay ở Campuchia sau khi ông từ Việt Nam đào thoát sang xứ Chùa Tháp cách nay chừng một tháng.

Vẫn theo nguồn tin này thì vào Chủ Nhật mùng 6 tháng 5 vừa qua, ông Lê Trí Tuệ có tiếp xúc với một người lạ mặt tên Lê Ái Quốc, và sau đó 3 tiếng đồng hồ thì ông Tuệ mất tích. Người lạ mặt này trước đó liên lạc với ông Tuệ, nói là có nghe đài Chân Trời Mới và muốn nói chuyện với ông.

Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và đại diện của Human Rights Watch ở Campuchia, bà Sarah Com, đã được thông báo về vấn đề này.

Theo bà Sarah thì người ta cố bắt những người tỵ nạn đang tá túc ở Campuchia, trong số đó có Mục sư Ngô Đắc Lũy và nhà bất đồng chính kiến Trương Quốc Tuấn, trước khi diễn ra bầu cử quốc hội ở Việt Nam.

===================================================

Việc bắt và giam giữ người trái phép trong vụ Khu Vườn Kỳ Lạ

2007.05.15

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Những việc bắt giữ và quản lý người trái phép hình như trở thành bình thường tại Việt Nam đến nỗi người dân cho rằng việc chính quyền các cấp phường, xã ra tay bắt người chỉ là việc bình thường đã và sẽ tiếp tục diễn ra trên khắp các nẻo đường đất nước.

Người dân đang ngồi chữa bệnh trong Khu Vườn Kỳ Lạ. Hình của Tuổi Trẻ Online.

Người dân thường không chờ đợi một phản hồi nào từ chính quyền trung ương vì họ biết rằng cấp trên không hề có ý can thiệp vào những vụ việc mà cấp cơ sở báo cáo, cho dù nguyên nhân bắt người có thích đáng hay không. Mặc Lâm có bài viết về Khu Vườn Kỳ Lạ liên quan đến việc bắt và giam giữ người trái phép, mời quý vị theo dõi

Cô Nguyễn Thị Kim Hồng thường trú nhân của ấp Tân Hội Xã Đức Lập Thượng, Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An sau một năm bị bắt giam, khi được thả về lại gia đình cô vẫn không hiểu tại sao mình bị bắt khi cô chỉ là người hướng dẫn dân chúng đến khu vườn do gia đình cô làm chủ chữa bệnh.

Khả năng chữa trị

Năm 2003, gia đình cô Hồng phát hiện ra những điều mà họ cho là huyền bí khi khu vườn sau nhà của cô có khả năng chữa bệnh. Nhiều người láng giềng của gia đình cô đến khu vườn này để thử nghiệm những gì mà họ xem là rất khó giải thích bằng khoa học chứng nghiệm.

Khả năng chữa trị khỏi nhiều căn bệnh khó gần như nan y đã khiến cho danh tiếng của khu vườn nhà cô lan rộng ra nhiều nơi trong nước. Báo chí đưa tin, người được chữa hết bệnh thì làm chứng bằng lời nói hay bài phỏng vấn, tất cả xoay chung quanh việc giải trừ mọi chứng bệnh khó chữa chỉ bằng những hành động đơn giản, không cầu kỳ, khó khăn mà lại hòan toàn miễn phí. Người có bệnh chỉ cần ngồi xếp bằng, thả hồn thư giản như kiểu ngồi thiền, và dần dần những căn bệnh trong người đều được chữa khỏi.

Người hết bệnh vui mừng bao nhiêu thì gia chủ của khu vườn kỳ lạ lại phiền nhiễu bấy nhiêu. Chính quyền địa phương cho rằng đây là một thể hiện của mê tín dị đoan và lừa gạt quần chúng. Gia đình bà Võ Thị Ngoan không hề nhận một đồng nào tiền sở hữu khu vườn mà trái lại bà Ngoan còn khuyến khích nhiều người tới gia đình bà để chữa bệnh.

Tôi đã vào trong khu vườn đó không phải 1 lần mà là 3 lần. Tôi đã chứng kiến rất nhiều việc kỳ lạ của nó. Trong đó có rất nhiều người nổi tiếng chẳng hạn như tiến sĩ, giáo sư các thứ đều vào đấy chữa bệnh và đều có kết quả.

Ông Nguyễn Hoài Vũ

Bà Ngoan và con gái là cô Nguyễn Thị Kim Hồng tìm mọi cách giúp đỡ những người khách phương xa đến chữa bệnh trong hoàn cảnh nghèo khó của mình khi thì lo lắng nơi nghĩ ngơi cho họ cũng có khi thấy khung cảnh chật chội của khu vườn, gia đình bà Ngoan tự động hiến luôn cả ngôi nhà tình nghĩa cho bệnh nhân. Hành động này đã gây mất lòng chính quyền sở tại và họ đã tìm cách bắt giữ cũng như kết tội cô Nguyễn Thị Kim Hồng là tổ chức mê tín dị đoan.

Bị ngăn cấm, bắt bớ

Bà Ngoan bức xúc trước những hành động này bèn tỏ ý chống lại thì cũng bị bắt giam sau đó. Khu vườn bị cấm, mọi người từ nơi xa đến bị đuổi về nguyên quán. Những tờ báo có đăng tải câu chuyện của khu vườn này đều được lệnh ngưng đăng cũng như rút những bài viết còn nằm trên trang web để tiêu hủy.

Người dân ngạc nhiên không hiểu nguyên nhân nào dẫn đến những quyết định vội vã như vậy. Chính quyền kết án bà Ngoan và cô Hồng tổ chức mê tín dị đoan trong khi bộ Công An lại chính thức thừa nhận việc cơ quan này cho phép mời những nhà ngoại cảm giúp đỡ việc tìm kiếm hài cốt bộ đội.

Nhiều bài báo ca tụng việc linh thiêng và hết sức khó tin của các nhà ngoại cảm và cho tới nay việc sử dụng các vị thày bói này vẫn chính thức được thừa nhận bởi những cơ quan cấp cao. Trong khi đó thì gia đình bà Ngoan chỉ vì thương người và không tuân theo sự áp đặt của nhà nước để phải đi đến chỗ tan tác.

Dư luận hoang mang không hiểu sao khu vườn từng chữa trị thành công cho hàng chục ngàn con người trong đó có không ít các vị lãnh đạo cao cấp của nhà nước cũng đã được ân sủng của khu vườn mà hết bệnh nhưng khi khu vườn bị triệt hạ, chủ nhân bị nguy khốn trong bốn bức tường nhà giam thì không thấy một vị nào lên tiếng minh oan cho gia đình ân nhân khốn khổ này.

Ông Nguyễn Hoài Vũ một người từ nước Anh xa xôi vì nghe tiếng khu vườn mà trở về để chữa bệnh cho chúng tôi biết:

Ông Nguyễn Hoài Vũ: Tôi đã vào trong khu vườn đó không phải 1 lần mà là 3 lần. Tôi đã chứng kiến rất nhiều việc kỳ lạ của nó. Trong đó có rất nhiều người nổi tiếng chẳng hạn như tiến sĩ, giáo sư các thứ đều vào đấy chữa bệnh và đều có kết quả.

Bản thân tôi cũng là một nhà khoa học và mình cũng không tin vào những chuyện thần thánh vớ vẫn nhưng khi vào đó thì bị thuyết phục bởi những chuyện xảy ra ở đó.

Tự nhiên nó vô nó nói khu vườn không có tác dụng, nó tràn vô nó bắt mình. Nó bắt nó nhốt tui hết năm tháng, thả ra không có tội gì hết. Hồi đó nó khép tui vô tội chống lại người thi hành công vụ sau khi nó xét thấy có cư trú rõ ràng nó thả ra.

Bà Ngoan

Mặc Lâm:Thưa ông như ông nhận định thì đây là một sự việc có thật chứ không phải bịa đặt do gia đình của bà Ngoan, vậy tại sao chính quyền lại ngăn cấm và bắt bớ gia đình bà này ?

Ông Nguyễn Hoài Vũ: Thế nhưng có một điều đáng buồn là chính quyền địa phương lại không ủng hộ việc đó, kể cả chính quyền trung ương nữa. người ta lại trấn áp khi người dân đến đấy để chữa bệnh kể cả người chủ khu vườn mặc dù người ta rất từ tâm.

Không một tiếng xin lỗi

Bà Ngoan thì giờ đây đã trở lại căn nhà xưa và lại tiếp tục cho người ta vào khu vườn để chữa bệnh. Khi chúng tôi hỏi tình trạng gia đình hiện nay bà cho chúng tôi biết:

“Tự nhiên nó vô nó nói khu vườn không có tác dụng, nó tràn vô nó bắt mình. Nó bắt nó nhốt tui hết năm tháng, thả ra không có tội gì hết. Hồi đó nó khép tui vô tội chống lại người thi hành công vụ sau khi nó xét thấy có cư trú rõ ràng nó thả ra."

Bây giờ thì khu vườn đã được hính thức cho phép hoạt động trở lại và người ta cũng đã bắt đầu viết những trang sách được gọi là nghiên cứu khoa học về khả năng kỳ lạ của khu vườn.

Nhà nước đã trả lại tiếng oan cho một mảnh đất vô tri nhưng tiếng oan của những con người như mẹ con bà Ngoan thì vẫn im lặng đến khó hiểu. Một tiếng xin lỗi đơn giản cũng không được thốt lên từ phía những người có trách nhiệm.

Tuy bà Ngoan và Cô Hồng không bị tiếp tục giam giữ nhưng thâm tâm họ vẫn cảm thấy một điều chưa được giải quyết thỏa đáng. Họ vẫn không thể yên tâm sống đời sống bình thường sau khi được thả ra từ nhà giam với một bản án vẫn in mãi trong hồ sơ cá nhân mà họ không hề vi phạm.

Sự áp đặt tùy tiện pháp luật của chính quyền địa phương không thể chấp nhận được vẫn hàng ngày xảy ra trên khắp làng quê Việt Nam nơi người dân không bao giờ có phương tiện chống đỡ những lời lên án tùy hứng và đôi khi rất khôi hài của nhà cầm quyền mang tên Xã Hội Chủ Nghĩa.

==================================================

Tòa án Sóc Trăng xét xử 5 nhà sư Khmer

2007.05.13

Nguyễn Bình, thông tín viên RFA tại Phnom Penh

Tin từ Sóc Trăng cho biết 5 vị sư Khmer bị chính quyền buộc hoàn tục hồi tháng Hai vừa qua, nay đã được đưa ra tòa xét xử với tội danh phá rối an ninh. Phóng viên Nguyễn Bình từ Campuchia có bài tường trình về vụ việc này như sau.

Các vị sư sãi gốc Khmer Nam Bộ tập họp trước hoàng cung. PHOTO RFA/ Nguyen Binh.

Có 5 nhà sư Khmer bị đưa ra tòa xét xử tại Sóc Trăng vào sáng ngày 10 tháng 5 vừa qua, với mức án từ 2 đến 4 năm tù, và với tội danh phá rối an ninh.

Được biết 5 nhà sư này bị chính quyền buộc phải hoàn tục và bắt giam khoảng gần 3 tháng nay sau khi tham gia biểu tình ôn hòa đòi tự do tính ngưỡng ở một trường Pali thuộc thị xã Sóc Trăng.

Ông Lý Phương, người anh ruột của sư Lý Sương, là một trong 5 vị sư vừa bị xét xử cho biết tòa án Sóc Trăng để thời hạn 45 ngày cho các vị kháng án lên tòa phúc thẩm. Ông rất lo, không biết giúp các vị bằng cách nào. Hiện nay chỉ còn một cách là yêu cầu tòa án giảm nhẹ hình phạt.

Sư Thạch Bình, trợ lý kế hoạch của Liên minh Khmer Kampuchea Krom ở Mỹ cho rằng 5 vị sư nói trên không có tội gì cả. Các nhà sư chỉ tham gia biểu tình ôn hòa.

Sư Bình cho rằng việc chính quyền Sóc Trăng đưa 5 vị sư ra tòa xét xử chỉ nhằm mục đích răng đe phong trào đấu tranh ôn hòa của người Khmer Krom trên toàn thế giới.

Tại Campuchia, Hòa thượng Dương Sinh, Chủ tịch Hội sư sãi Khmer Kampuchea Krom có trụ sở ở thủ đô Phnom Penh nói rằng các nhà sư Khmer Krom ở đây rất đau lòng khi nghe tin 5 vị sư ở Sóc Trăng bị đưa ra tòa xét xử chỉ vì tham gia biểu tình ôn hòa.

Tuy nhiên, Hòa thượng Dương Sinh cho biết việc làm của chính quyền Sóc Trăng không làm lung lai đến ý chí đấu tranh ôn hòa của các vị sư Khmer Krom ở Campuchia.

Sau khi 5 vị sư nói trên bị chính quyền Sóc Trăng buộc hoàn tục rồi tống giam, Hội sư sãi Khmer Kampuchea Krom của Hòa thượng Dương Sinh từng tổ chức biểu tình 3 lần tại thủ đô Phnom Penh để phản đối.

Trong đó có 2 lần biểu tình bất hợp pháp nhân chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và trước chuyến thăm Campuchia vài ngày của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Cả 2 lần điều bị chính quyền Phnom Penh dùng vũ lực để giải tán.

5 vị sư bị đưa ra xét xử ở Sóc Trăng bao gồm sư Danh Tô, quê ở tỉnh Hậu Giang, sư Kim Mươn, sư Thạch Thương, sư Lý Sương và sư Lý Quang quê ở tỉnh Sóc Trăng.

==============================================================

Việt Nam bị thế giới chỉ trích vì xử tù những người không cùng chính kiến

2007.05.12

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Trong thời gian gần đây, một số vụ án do nhà cầm quyền Việt Nam tiến hành, xử tù những người dám nêu lên một cách ôn hòa những sai trái của chế độ, đã bị nhiều nhận xét bất lợi từ phía các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền. Còn từ những người Việt quan tâm đến dân tộc, quốc gia thì sao ?

Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại phiên toà ở Hà Nội 11-5-2007. AFP PHOTO

Linh mục Nguyễn văn Lý, rồi đến hai luật sư Nguyễn văn Đài, Lê thị Công nhân, và thứ Ba tuần sau là lượt luật sư Trần Quốc Hiền, đều bị nhà cầm quyền truy tố theo điều 88 luật Hình sự Việt Nam.

Các tội danh

Theo bản "cáo trạng" số 28/CT của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra tại phiên xử hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân thì các bị cáo "đã có hành vi tàng trữ các tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử dân tộc, bôi nhọ chế độ xã hội do đảng Cộng sản lãnh đạo, vu cáo xuyên tác chính sách của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam".

Thật ra từ hơn nửa thế kỷ nay, mọi thông tin tại nước Việt Nam đều do một phía, một nguồn đưa ra, là bộ phận tuyên truyền của đảng Cộng sản mà thôi. Từ lịch sử, cho đến cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo đảng, Nhà nước. Sự thật ra sao thì ít người có thể kiểm chứng được, dù các nguồn từ kho văn khố Nga, Pháp, Trung Quốc....đều có công bố, nhưng phương tiện truy cập chúng và khả năng ngoại ngữ của đa số người dân Việt còn rất hạn chế.

Còn tội danh "vu cáo, xuyên tạc chính sách của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân" ra sao, thì người ta có thể nhìn thấy trong chế độ của công nhân lao động mà hầu như tất cả hàng ngàn cuộc đình công của người lao động trong thời gian vừa qua để đòi quyền lợi chính đáng và nhân phẩm được tôn trọng, đều bị luật pháp Việt Nam đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Bộ Lao động của Nhà nước còn soạn thảo Nghị định buộc công nhân đình công phải bị trừ lương để bồi thường thiệt hại cho giới chủ nhân....

Điều 88 của luật Hình sự Việt Nam vừa tượng hình, vừa không hợp lý. Tượng hình vì điều 88 chính là hai cái còng số 8, một để trói tay linh mục Nguyễn văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân. Còn một thì để xích xiềng tự do, dân chủ....

Giáo sư Lê Đình Thông

Như vậy, nói chung thì nếu những bị can Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân có nêu lên các sự phi lý đó thì cũng không thể là cái tội, vì nó chỉ phản ảnh sự thật. Một sự thật chưa thể nói hết.

Điều 88 luật Hình sự

Nhìn chung, điều 88 bộ luật Hình sự Việt Nam là gì theo cái nhìn của các chuyên gia luật pháp ? Giáo sư Lê Đình Thông đang giảng dạy tại đại học Paris-Nanterre của Pháp nói:

“Điều 88 của luật Hình sự Việt Nam vừa tượng hình, vừa không hợp lý. Tượng hình vì điều 88 chính là hai cái còng số 8, một để trói tay linh mục Nguyễn văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân. Còn một thì để xích xiềng tự do, dân chủ....

Luật sư Tạ Quang Trung ở Richmond, Virginia, đưa ra nhận xét về tội danh của điều 88. Ông nói:

“Tội danh "xâm phạm nghiêm trọng an ninh Nhà nước", thì cái Nhà nước hiểu theo nghĩa người Cộng sản là đảng và những người cầm quyền. Trong công pháp quốc tế thì quốc gia chỉ gồm có 3 thành tố là dân tộc, lãnh thổ và chủ quyền. Cái Nhà nước của những người cộng sản Việt Nam là những người đang cầm quyền, không hơn, không kém.”

Nếu hiểu như vậy thì những người bị tù tội theo điều 88 luật Hình sự thật sự chỉ có "tội" là không ủng hộ đảng tiếp tục cầm quyền theo đường lối đã và đang theo hiện nay. Tức là nếu có tội, thì họ chỉ có tội đối với đảng không phải của họ, chứ họ không có tội với dân, với nước. Họ chỉ nêu lên những cái sai, cái quấy, để mong sửa đổi có lợi cho nước cho dân hơn. Mà ngay cả đối với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì họ càng không có tội.

Giáo sư Lê Đình Thông cho biết: “Tôi đã nói điều 88 là cái còng số 8 và nó đi ngược lại quy định của điều 53 của Hiến pháp Việt Nam, cho phép người dân được quyền phát biểu về những vấn đề chung của đất nước.

Điều 69 của Hiến pháp, theo ý tôi, còn cởi trói xích xiềng, cho phép người dân quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, rồi tự do hội họp, lập hội, biểu tình. Điều 146 của Hiến pháp Việt Nam quy định rõ ràng là các văn bản lập pháp, như trường hợp của luật Hình sự Việt Nam, và các văn bản lập quy, phải phù hợp với Hiến pháp. Vậy mà điều 88 của luật Hình sự, rõ ràng là đã trái ngược với điều 146 của Hiến pháp.”

Thực chất hệ thống luật pháp tại Việt Nam

Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân tại phiên toà xét xử hôm 11-5-2007. AFP PHOTO

Như vậy thì thực chất hệ thống luật pháp đang được áp dụng tại Việt Nam ra sao ? Luật sư Tạ Quang Trung đưa ra cái nhìn chung, đối chiếu với pháp luật các nước khác:

“Luật pháp ở Việt Nam hiện nay thực sự không phải là luật pháp, mà nó chỉ là một mớ kỷ luật áp dụng để bảo vệ chế độ, cho những người đang đương quyền mà thôi. Luật pháp ở những nước khác là dùng để bảo vệ người dân, mang lại an ninh trật tự cho xã hội, và bảo vệ những người thấp cổ, bé miệng.

Còn ở Việt Nam thì pháp luật bảo vệ cho chế độ và những người đang cầm quyền. Do đó những người có hành vi và tư tưởng khác với nhà cầm quyền, tỷ dụ như thấy những bất công của xã hội mà muốn phát biểu.

Phát biểu thôi, chứ chưa hành động, về những bất công, sai trái của nhà cầm quyền, đều bị khép tội làm mất an ninh trật tự. Cái an ninh đó là an ninh của những người cầm quyền, chứ không phải là an ninh của tổ quốc Việt Nam, hay an ninh của nhân dân Việt Nam.”

An ninh của tổ quốc, sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam cũng đã được quy định trong điều 81 mà giáo sư Lê Đình Thông muốn thấy nó cũng phải được tôn trọng và áp dụng, đặc biệt là khi nhà cầm quyền bị chỉ trích là nhượng đất, nhượng biển cho Trung Quốc. Ông nói:

“Tôi thiết nghĩ chính phủ Việt Nam cần nên thận trọng, không nên lập lại những sai lầm. Không những về mặt chính trị, mà trước hết là về mặt tư pháp. Nếu chính quyền bắt các luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân chỉ căn cứ vào các tội danh không rõ rệt, thì tòa án phải thụ lý trước vụ án vi phạm sự tòan vẹn lãnh thổ của các nhân vật lãnh đạo đảng và nhà nước với các bằng chứng cụ thể.

Chứng minh rằng pháp luật ở Việt Nam cũng "pháp bất vị thân", và cũng để chứng minh rằng nhà nước Việt Nam cũng tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, để quốc tế có thể tin cẩn mà giao dịch làm ăn buôn bán với Việt Nam.”

Tin tức cho biết vào thứ Ba tuần tới lại đến lượt luật sư Trần Quốc Hiền sẽ bị đưa ra xét xử cũng bởi điều 88 luật Hình sự, và sau đó sẽ là phiên luật sư Lê Quốc Quân bị bắt hồi tháng Ba vừa qua.

=======================================================

Thân mẫu luật sư Lê Thị Công Nhân kể về phiên toà xét xử hôm nay

2007.05.11

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Với lời cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” sáng ngày hôm nay thứ Sáu ngày 11-05 Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên án 5 năm tù ở với luật sư Nguyễn Văn Đài và 4 năm tù giam với nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, trong khi những luật sư này chỉ lên tiếng đấu tranh cho nền tự do dân chủ tại Việt Nam.

Báo giới trong và ngoài nước cùng một số nhà ngọai giao phương Tây theo dõi phiên toà hôm 11-5-2007 qua màn ảnh truyền hình từ một phòng khác. AFP PHOTO

Ngay sau phiên toà, từ đồn công an phường Trần Hưng Đạo, bà Trần Thị Lệ, thân mẫu của luật sư Lê Thị Công Nhân đã trả lời phỏng vấn với Việt Hùng của đài chúng tôi.

Việt Hùng: Thưa bà Trần Thị Lệ, chúng tôi là Việt Hùng của đài Á châu Tự do…

Bà Trần Thị Lệ: Vâng, tôi đang ở đồn công an phường Trần Hưng Đạo, con gái tôi cũng đi dự phiên toà, không hiểu lý do làm sao mà con gái tôi lại bị bắt đến công an phường và hiện giờ tôi đang ở công an phường Trần Hưng Đạo để tìm hiểu và để đưa cháu về nhà.

Việt Hùng: Bà nói bà đang ở đồn công an?

Bà Trần Thị Lệ: Con gái út tôi là Minh Tâm cũng muốn vào tham dự phiên toà, tôi thì tôi đi trước khi tôi vào bên trong toà cũng không hiểu chuyện gì đã xảy ra với con gái tôi ở ngoài toà mà lại bị bắt đến công an phường Trần Hưng Đạo đây cho nên sau khi phiên toà kết thúc thì tôi đến đây để tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra với con tôi…và hiện bây giờ tôi đang ở công an phường.

Việt Hùng: Bà có thể cho quí thính giả của đài biết cảm tưởng của bà như thế nào sau khi nghe toà tuyên đọc bản án với con gái bà là luật sư Lê Thị Công Nhân?

Thân nhân vào tham dự phiên toà thì chỉ có tôi và cô Vũ Minh Khánh là vợ luật sư Đài là được vào tham dự phiên toà, còn lại tôi nhìn thấy đại đa số là những người thuộc bên công an, Bộ công an và cơ quan an ninh A42, không thấy phóng viên, bởi vì phóng viên thì phải ghi chép, đằng này tôi thấy rất ít người ghi chép cho nên tôi cũng chẳng hiểu ra sao nữa, tôi thấy có khoảng chừng 100 người dự phiên toà.

Bà Trần Thị Lệ

Bà Trần Thị Lệ: Con tôi bị tuyên án 4 năm tù và 3 năm quản chế, điều đấy tất nhiên tôi là người mẹ nên tôi rất xót xa cho con gái tôi là một người rất yêu nước.

Việt Hùng: Tại phiên toà con gái bà có được quyền nói và phát biểu gì hay không?

Bà Trần Thị Lệ: Lúc họ luận tội họ cũng cho phép nói một ít nhưng giới hạn trong một vài vấn đề cũng như thời gian cũng ít cho nên cũng không nói được nhiều.

Việt Hùng: Luật sư Trần Lâm là người bào chữa cho con gái bà hôm nay, chủ tọa phiên toà hôm nay họ có nghe những lời bào chữa của luật sư Trần Lâm và những lời tự bào chữa của con gái bà không?

Bà Trần Thị Lệ: Tất nhiên là khi luật sư Trần Lâm nói thì họ có nghe nhưng họ cứ bảo phải nói gọn lại, họ chỉ qui định trong một số vấn đề để nói thôi…

Việt Hùng: Phiên toà hôm nay các phóng viên quốc tế không được tham dự, ngoài sự tham dự của bà, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài thì còn có những ai tham dự thưa bà?

Bà Trần Thị Lệ: Thân nhân vào tham dự phiên toà thì chỉ có tôi và cô Vũ Minh Khánh là vợ luật sư Đài là được vào tham dự phiên toà, còn lại tôi nhìn thấy đại đa số là những người thuộc bên công an, Bộ công an và cơ quan an ninh A42, không thấy phóng viên, bởi vì phóng viên thì phải ghi chép, đằng này tôi thấy rất ít người ghi chép cho nên tôi cũng chẳng hiểu ra sao nữa, tôi thấy có khoảng chừng 100 người dự phiên toà.

Việt Hùng: Về phần con gái bà cũng như luật sư Nguyễn Văn Đài họ để thời gia cho trình bày những vấn đề khoảng bao nhiêu phút?

Bà Trần Thị Lệ: Phần của luật sư Đài thì cũng nói được kha khá…, còn phần con tôi thì cũng được ít thôi, con tôi cũng phản đối phiên toà, nói chung thời gian cũng được ít lắm…

Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân tại phiên toà xét xử hôm 11-5-2007. AFP PHOTO

Việt Hùng: Khi mà toà tuyên đọc bản án thì phản ứng của luật sư Nguyễn Văn Đài và của con gái bà như thế nào?

Bà Trần Thị Lệ: Khi đọc xong là họ tuyên bố kết thúc và dẫn con tôi đi ngay cho nên cũng không thể có ý kiến gì khác nữa, họ dẫn vào phòng bên trong luôn.

Việt Hùng: Ngày hôm nay có thể nói sau nhiều ngày tháng bà mới được nhìn thấy con gái bà? Tình trạng sức khỏe của con gái bà cũng như luật sư Nguyễn Văn Đài như thế nào thưa bà?

Bà Trần Thị Lệ: Tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng của phòng xử, rất là xa nên không thấy rõ, nhưng nghe tiếng thì tôi thấy luặt sư Đài thì có vẻ khỏe…còn con tôi thì bị ốm, giọng nói khản đi có lẽ là căng thẳng trước khi xử không ngủ được hay sao đó, cũng như thời tiết cũng có thay đổi cho nên con tôi cũng bị ho, giọng nói khàn do bị yếu cho nên con tôi xin phép được ngồi, có lúc cũng phải đứng dậy để nói chuyện.

Việt Hùng: Con gái bà và luật sư Đài khi ra toà là bận quần áo thường phục hay là bộ đồ tù?

Bà Trần Thị Lệ: Bận đồ thường, không bận đồ tù.

Việt Hùng: Lý do tại sao mà bà lại nói bà ngồi hàng ghế cuối cùng?

Bà Trần Thị Lệ: Họ sắp xếp như thế, tôi đến rất sớm, từ hơn 6: 30 AM một chút, bởi vì là mẹ mà con thì đi tù hơn 2 tháng chưa được gặp mặt, tôi thì tôi cũng có hi vọng là đến sớm khi xe tù họ chở đến thì còn gặp mặt con để thấy con một chút…

Thế nhưng khi tôi đến họ bảo tôi phải đi gửi xe vào chỗ có nơi rồi họ chỉ tôi vào ngồi ở phòng tiếp khách và ngồi đó mãi cho đến khi Phiên toà đã đọc lời khai mở phiên toà rồi thì chúng tôi mới được họ dẫn vào ngồi hàng băng ghế cuối cùng của phiên toà.

Việt Hùng: Trường hợp vợ luật sưNguyễn Văn Đài cũng như vậy phải không ạ?

Con gái tôi thì không có phát biểu gì nhiều, chỉ là trả lời hỏi cung thôi, toà họ hỏi thế nào thì con tôi trả lời có hoặc không. Nhưng tại phiên toà con gái tôi cũng phát biểu những việc làm của con gái tôi là không có tội!

Bà Trần Thị Lệ

Bà Trần Thị Lệ: Cũng như vậy.

Việt Hùng: Sau khi toà tuyên đọc án họ dẫn con gái bà đi ngay, bà có được tiếp cận gần con gái bà không?

Bà Trần Thị Lệ: Dạ thưa không, họ đưa ngay vô phòng, tôi tranh thủ tôi chạy lên đưa tay vẫy con tôi và con tôi cũng nhìn thấy tôi.

Việt Hùng: Tức là bà và con gái chỉ đứng xa xa thôi chứ không được tiếp cận gần? trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài cũng như vậy?

Bà Trần Thị Lệ: Trường hợp luật sư Đài cũng như vậy, tôi thì chạy từ đằng xa lại tôi có nói má đây thì con tôi có quay lại mỉm cười và chào tôi.

Việt Hùng: Khi bà tới toà bà có đề nghị để xin được gặp con gái bà không?

Bà Trần Thị Lệ: Tôi không được vào trước, nghĩa là họ bắt tôi, đề nghị tôi ngồi ở phòng khách phía bên ngoài, phiên toà khia mạc lúc 8:00 AM, lúc 8 giờ kép 15 thì tôi nói với vợ Đài là Minh Khánh để đi vào nhưng mấy người công an mặt thường phục họ không cho vào, họ nói được vào thì họ mới đưa vào. Đợi một lúc thì họ mới đưa chúng tôi vào và chúng tôi phải đi qua cửa kiểm tra vũ khí… như ở sân bay đó.

Việt Hùng: Khi họ cho bà và vợ luật sư Đài vào thì…

Bà Trần Thị Lệ: Thì phiên toà đã bắt đầu trước rồi, lúc đó đã hơn 8 giờ rồi.

Việt Hùng: Bà có còn nhớ câu nói nào trước toà của con gái bà và luật sư Đài hay không?

Bà Trần Thị Lệ: Con gái tôi thì không có phát biểu gì nhiều, chỉ là trả lời hỏi cung thôi, toà họ hỏi thế nào thì con tôi trả lời có hoặc không. Nhưng tại phiên toà con gái tôi cũng phát biểu những việc làm của con gái tôi là không có tội!

Việt Hùng: Vừa rồi là lời bà Trần Thị Lệ, thân mẫu của luật sư Lê Thị Công Nhân nói về phiên toà mà trong đó luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân bị nhà cầm quyền gán cho tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam.

Về trường hợp em gái luật sư Lê Thị Công Nhân bị các cấp chính quyền trấn áp không cho vào tham dự phiên toà và thậm chí còn bị kéo lê ra đường bỏ lên xe đưa về đồn công an phường Trần Hưng Đạo, cô Lê Thị Minh Tâm thuật lại toàn bộ vụ việc trong một buổi phát thanh tới, mời quí vị nhớ đón nghe.

====================================================

Việt Nam bị thế giới chỉ trích vì xử tù những người không cùng chính kiến

2007.05.12

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Trong thời gian gần đây, một số vụ án do nhà cầm quyền Việt Nam tiến hành, xử tù những người dám nêu lên một cách ôn hòa những sai trái của chế độ, đã bị nhiều nhận xét bất lợi từ phía các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền. Còn từ những người Việt quan tâm đến dân tộc, quốc gia thì sao ?

Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại phiên toà ở Hà Nội 11-5-2007. AFP PHOTO

Linh mục Nguyễn văn Lý, rồi đến hai luật sư Nguyễn văn Đài, Lê thị Công nhân, và thứ Ba tuần sau là lượt luật sư Trần Quốc Hiền, đều bị nhà cầm quyền truy tố theo điều 88 luật Hình sự Việt Nam.

Các tội danh

Theo bản "cáo trạng" số 28/CT của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra tại phiên xử hai luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân thì các bị cáo "đã có hành vi tàng trữ các tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử dân tộc, bôi nhọ chế độ xã hội do đảng Cộng sản lãnh đạo, vu cáo xuyên tác chính sách của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam".

Thật ra từ hơn nửa thế kỷ nay, mọi thông tin tại nước Việt Nam đều do một phía, một nguồn đưa ra, là bộ phận tuyên truyền của đảng Cộng sản mà thôi. Từ lịch sử, cho đến cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo đảng, Nhà nước. Sự thật ra sao thì ít người có thể kiểm chứng được, dù các nguồn từ kho văn khố Nga, Pháp, Trung Quốc....đều có công bố, nhưng phương tiện truy cập chúng và khả năng ngoại ngữ của đa số người dân Việt còn rất hạn chế.

Còn tội danh "vu cáo, xuyên tạc chính sách của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân" ra sao, thì người ta có thể nhìn thấy trong chế độ của công nhân lao động mà hầu như tất cả hàng ngàn cuộc đình công của người lao động trong thời gian vừa qua để đòi quyền lợi chính đáng và nhân phẩm được tôn trọng, đều bị luật pháp Việt Nam đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Bộ Lao động của Nhà nước còn soạn thảo Nghị định buộc công nhân đình công phải bị trừ lương để bồi thường thiệt hại cho giới chủ nhân....

Điều 88 của luật Hình sự Việt Nam vừa tượng hình, vừa không hợp lý. Tượng hình vì điều 88 chính là hai cái còng số 8, một để trói tay linh mục Nguyễn văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân. Còn một thì để xích xiềng tự do, dân chủ....

Giáo sư Lê Đình Thông

Như vậy, nói chung thì nếu những bị can Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân có nêu lên các sự phi lý đó thì cũng không thể là cái tội, vì nó chỉ phản ảnh sự thật. Một sự thật chưa thể nói hết.

Điều 88 luật Hình sự

Nhìn chung, điều 88 bộ luật Hình sự Việt Nam là gì theo cái nhìn của các chuyên gia luật pháp ? Giáo sư Lê Đình Thông đang giảng dạy tại đại học Paris-Nanterre của Pháp nói:

“Điều 88 của luật Hình sự Việt Nam vừa tượng hình, vừa không hợp lý. Tượng hình vì điều 88 chính là hai cái còng số 8, một để trói tay linh mục Nguyễn văn Lý, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân. Còn một thì để xích xiềng tự do, dân chủ....

Luật sư Tạ Quang Trung ở Richmond, Virginia, đưa ra nhận xét về tội danh của điều 88. Ông nói:

“Tội danh "xâm phạm nghiêm trọng an ninh Nhà nước", thì cái Nhà nước hiểu theo nghĩa người Cộng sản là đảng và những người cầm quyền. Trong công pháp quốc tế thì quốc gia chỉ gồm có 3 thành tố là dân tộc, lãnh thổ và chủ quyền. Cái Nhà nước của những người cộng sản Việt Nam là những người đang cầm quyền, không hơn, không kém.”

Nếu hiểu như vậy thì những người bị tù tội theo điều 88 luật Hình sự thật sự chỉ có "tội" là không ủng hộ đảng tiếp tục cầm quyền theo đường lối đã và đang theo hiện nay. Tức là nếu có tội, thì họ chỉ có tội đối với đảng không phải của họ, chứ họ không có tội với dân, với nước. Họ chỉ nêu lên những cái sai, cái quấy, để mong sửa đổi có lợi cho nước cho dân hơn. Mà ngay cả đối với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì họ càng không có tội.

Giáo sư Lê Đình Thông cho biết: “Tôi đã nói điều 88 là cái còng số 8 và nó đi ngược lại quy định của điều 53 của Hiến pháp Việt Nam, cho phép người dân được quyền phát biểu về những vấn đề chung của đất nước.

Điều 69 của Hiến pháp, theo ý tôi, còn cởi trói xích xiềng, cho phép người dân quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, rồi tự do hội họp, lập hội, biểu tình. Điều 146 của Hiến pháp Việt Nam quy định rõ ràng là các văn bản lập pháp, như trường hợp của luật Hình sự Việt Nam, và các văn bản lập quy, phải phù hợp với Hiến pháp. Vậy mà điều 88 của luật Hình sự, rõ ràng là đã trái ngược với điều 146 của Hiến pháp.”

Thực chất hệ thống luật pháp tại Việt Nam

Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân tại phiên toà xét xử hôm 11-5-2007. AFP PHOTO

Như vậy thì thực chất hệ thống luật pháp đang được áp dụng tại Việt Nam ra sao ? Luật sư Tạ Quang Trung đưa ra cái nhìn chung, đối chiếu với pháp luật các nước khác:

“Luật pháp ở Việt Nam hiện nay thực sự không phải là luật pháp, mà nó chỉ là một mớ kỷ luật áp dụng để bảo vệ chế độ, cho những người đang đương quyền mà thôi. Luật pháp ở những nước khác là dùng để bảo vệ người dân, mang lại an ninh trật tự cho xã hội, và bảo vệ những người thấp cổ, bé miệng.

Còn ở Việt Nam thì pháp luật bảo vệ cho chế độ và những người đang cầm quyền. Do đó những người có hành vi và tư tưởng khác với nhà cầm quyền, tỷ dụ như thấy những bất công của xã hội mà muốn phát biểu.

Phát biểu thôi, chứ chưa hành động, về những bất công, sai trái của nhà cầm quyền, đều bị khép tội làm mất an ninh trật tự. Cái an ninh đó là an ninh của những người cầm quyền, chứ không phải là an ninh của tổ quốc Việt Nam, hay an ninh của nhân dân Việt Nam.”

An ninh của tổ quốc, sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam cũng đã được quy định trong điều 81 mà giáo sư Lê Đình Thông muốn thấy nó cũng phải được tôn trọng và áp dụng, đặc biệt là khi nhà cầm quyền bị chỉ trích là nhượng đất, nhượng biển cho Trung Quốc. Ông nói:

“Tôi thiết nghĩ chính phủ Việt Nam cần nên thận trọng, không nên lập lại những sai lầm. Không những về mặt chính trị, mà trước hết là về mặt tư pháp. Nếu chính quyền bắt các luật sư Nguyễn văn Đài và Lê thị Công Nhân chỉ căn cứ vào các tội danh không rõ rệt, thì tòa án phải thụ lý trước vụ án vi phạm sự tòan vẹn lãnh thổ của các nhân vật lãnh đạo đảng và nhà nước với các bằng chứng cụ thể.

Chứng minh rằng pháp luật ở Việt Nam cũng "pháp bất vị thân", và cũng để chứng minh rằng nhà nước Việt Nam cũng tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, để quốc tế có thể tin cẩn mà giao dịch làm ăn buôn bán với Việt Nam.”

Tin tức cho biết vào thứ Ba tuần tới lại đến lượt luật sư Trần Quốc Hiền sẽ bị đưa ra xét xử cũng bởi điều 88 luật Hình sự, và sau đó sẽ là phiên luật sư Lê Quốc Quân bị bắt hồi tháng Ba vừa qua.


 

Dương Thị Xuân bị công an sách nhiễu

timeicon 9.05.2007 | Đề mục: Vận Động Dân Chủ | | Print This Post/Page

Nhóm phóng viên Quang Minh và hãng tin FNA.

Bản tin về việc chị Dương Thị Xuân - thư ký báo tập san Tự Do Dân Chủ bị công an cộng sản Việt Nam khủng bố

Mấy hôm nay bắt đầu từ sáng ngày 29-4-2007 cho đến hôm nay, chị Dương Thị Xuân – thư ký báo tập san Tự do Dân chủ vừa ra khỏi nhà đã thấy có mấy thanh niên nam giới, tuổi khoảng độ 22-25 đi theo. Khi chị Xuân vào nhà một người quen thì những nam thanh niên này đứng lại ngay ngoài ngõ. Người quen của chị Xuân ngạc nhiên hỏi : “Họ (các cậu thanh niên) quen em à, sao không mời vào lại để họ đứng ngoài thế”. Lúc này chị Xuân mới nhìn rõ mặt, các nam thanh niên này là mật vụ của sở công an Hà Nội thuộc phòng trinh sát PA 21. Vào năm ngoái họ cũng đã theo dõi chị Xuân một thời gian, nên chị biết họ. Chị Xuân bình tĩnh hỏi : “ Các anh có chiến dịch gì thế mà lại đi theo tôi ?”. Sau đó mấy người quen của chị Xuân nghĩ : “Ngày mai là 30-4 và 1-5-2007 nên có lẽ họ cảnh giới những người dân khiếu kiện đó ”.

Nhưng đến tối thì chị Xuân được người quen cho biết khoảng 19 giờ tối nhà của họ được công an khu vực và an ninh đến hỏi han về các mối quan hệ của chị rất gắt gao và căng thẳng…

Qua hết các ngày 30-4 và 1-5, tình hình theo dõi chị Xuân còn được tăng cường hơn, trung bình cứ có 2 xe máy và 4 thanh niên theo sát cứ 2 mật vụ chặn đầu như đi dẫn đường còn 2 mật vụ khác khóa đuôi kè kè y như dẫn giải tội phạm vậy.

Khi chị Dương Thị Xuân đi về huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam có công việc của gia đình có đến nhà người quen thì mấy mật vụ này ngồi cả ngày ngay ngoài ngõ trước cửa của nhà người ta luôn để canh gác y như coi chừng một kẻ phạm tội đặc biệt nguy hiểm vậy.

Ngày 5-5-2007, chị Dương Thị Xuân đi về quê ở tỉnh Nam Định cách Hà Nội hơn 90 km có công việc riêng của gia đình thì các thanh niên trẻ mật vụ công an này cũng theo sát tận nơi. Đêm đó chị Xuân nghỉ lại tại nhà của chị dâu họ, trong nhà chỉ có 2 người đàn bà và mấy con mèo, chó, lợn, gà. Nhưng ngoài đường thì hàng chục công an đứng chật lối đi. Ông trưởng công an huyện của địa phương đó còn vào nói chuyện vờ giơ 1cái ví trẻ con và nói “tôi nhặt được ví của chị ”. Chị Dương Thị Xuân biết thừa là nghiệp vụ của công an CS Việt Nam và cương quyết không nhận cái ví đó là của mình đánh rơi. Nên khi bọn trẻ con trong làng mở ra nói “trong chẳng có gì đâu” làm tay trưởng công an huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cũng xấu hổ đỏ cả mặt với đám trẻ con làng quê nghèo này vì dựng chuyện nói dối cả con nít và đàn bà. Thực ra là cấp trên của tốp công an bám theo chị Xuân về tận Nam Định đã chỉ đạo cấp công an huyện ở đó phải tạo bằng được tình huống để xông vào nhà nơi chị Xuân đang có mặt để kiểm tra dò xét xem có động tĩnh gì về tuyên truyền dân chủ đa đảng đa nguyên với bà con làng xóm này không và chỉ có thế thôi. Nhưng rốt cuộc chẳng tìm thấy dấu vết và hơi mùi dân chủ đâu cả….

Sáng ra đường làng cũng rất đông công an, mật vụ có cả ô tô con đứng ở đầu làng, còn các đầu mỗi ngõ cũng đều có công an, mật vụ đứng chặn. Dân làng họ nói chuyện : “Dạo này làng hay bị mất cắp xe máy, nên ở trên chắc cử công an về điều tra.” Người thạo tin hơn bảo : “Có cả công an Bộ ở Hà Nội về chắc là sợ biểu tình, hay chắc có vụ án chính trị nào đấy ”… Có người còn nói : “Tôi đi qua thấy nó nói chuyện với nhau nó bảo : “con giặc cái kia rồi”. Một ông bảo chắc công an nó nói ám hiệu đấy, ở đây làm gì có giặc cái với giặc đực. Làng quê người ta đang sống yên lặng vậy cớ gì mà kéo đàn kéo lũ về làm nhộn nhạo lên thế. Công an thì hùng hậu, đông đúc quá mức, ấy thế mà có ngăn chặn được bọn tham nhũng, hối lộ ăn cắp công quỹ đâu. Chỉ tổ hại cơm của dân của nước thôi ”.

Không chỉ có đi theo dõi tận nơi mà công an còn khủng bố cả chồng chị Xuân. Họ gọi chồng chị ra quán cà phê nói chuyện và đe nẹt, dọa dẫm chồng chị để qua đó đàn áp chị Dương Thị Xuân. Công an nói : “Anh chắc có nghe tin nhà nước vừa qua bắt rất nhiều, chị Xuân là một số ít chúng tôi chưa bắt vì hiện nay chị Xuân ngoài nước biết tên tuổi, trong nước chị nói bà con dân oan và nông dân các tỉnh rất tin nghe theo chị ”, và họ còn nói : “Công an không muốn thu máy vi tính của nhà anh”. Chồng chị Xuân là người rất hiền lành cũng không chịu được phải kêu : “Cô Xuân nhà tôi đi kiện mãi chưa đòi được nhà, suốt 20 năm nay cô ấy không làm ăn gì chỉ kiện đòi nhà sao các ông không trả nhà cho gia đình cô ấy, tôi đang muốn cho cô ấy ra vườn hoa ở đây, (ý nói vườn hoa Mai Xuân Thưởng – nơi tập trung dân khiếu kiện cả nước) cô ấy ra đó mà đi kiện cho thoải mái đấy”. Nghe thế công an xoa dịu : “Ấy chết, anh phải vận động giữ chị ấy ở nhà chứ đừng làm thế còn nguy hiểm cho an ninh quốc gia hơn đấy anh ạ…” Có nhiều hôm chị Xuân chưa sắp xếp công việc gia đình xong nên chưa thể ra khỏi nhà để mua sắp hoặc đi châm cứu bấm huyệt chữa bệnh cho khách được, thì tốp công an canh gác dưới nhà cử một vài tên trẻ tuổi trắng trợn lên tận nhà gõ cửa hỏi : “Chị Xuân ơi sao giờ này vẫn chưa đi à ?”…. Mấy hôm trước hồi tháng 4/2007 trời Hà Nội vẫn còn se lạnh do ảnh hưởng đợt gió mùa Đông Bắc cuối mùa tràn về, tốp an ninh mật vụ có nhiệm vụ đi theo dõi còn nói lớn : “ Chị Xuân ơi về thôi trời lạnh lắm ”…

Thế đấy, hễ công dân trong nước có tư tưởng tiến bộ, yêu dân chủ tự do thì bị công an nhà nước độc tài, độc đảng chăm sóc kỹ lưỡng, quá mức chu đáo như vậy đó. Ấy thế mà hàng năm dư luận quốc tế có lên án tố cáo đích danh Việt Nam vi phạm Nhân quyền và dân quyền thì lập tức mấy cái lưỡi gỗ như bà Tôn Nữ Thị Ninh ở quốc hội hay ông Lê Dũng ở bộ ngoại giao liền nhanh chóng cố gào lên bác bỏ, phủ nhận cả thế giới tiến bộ “có dụng ý xấu và thù địch với nhà nước Việt Nam ta ” !!!

Khi nhóm chúng tôi làm bản tin này thì tình hình nhà chị Dương Thị Xuân vẫn bị công an bao vây đêm ngày rất chặt chẽ. Mọi động tĩnh của gia đình và bản thân chị bị công an bám sát rất gắt gao cả đêm lẫn ngày, cả gia đình sống trong nỗi ám ảnh như sắp bị bắt bớ, khám xét.

Vấn đề được đặt ra là, Chị Dương Thị Xuân là một trí thức có thái độ ủng hộ dân chủ tự do, ủng hộ phong trào tranh đấu đòi dân chủ hóa nước nhà khá tích cực. Tháng 12/2006 chị cùng nhà sư Thích Đàm Thoa đã vào Huế gặp 2 linh mục đấu tranh cho dân chủ tự do, nhân quyền nổi tiếng là các Lm Nguyễn Văn Lý và Phan Văn Lợi để thăm sức khỏe và tìm hiểu tình hình. Chị đã tham gia viết một số bài ngắn lên tiếng với đảng CSVN và các lãnh đạo nhà nước CHXHCN Việt Nam đòi thả tù chính trị và cải cách thể chế trong nước cho tiến bộ hơn. Chị cũng tích cực lên tiếng bênh vực dân oan Mai Xuân Thưởng và cả nước nói chung một cách vô tư trong sáng. Các bài chị viết khá ôn hòa, có văn phong lịch sự mang tính văn hóa, không hàm hồ, thô tục và cực đoan. Vậy tại vì sao công an nhà nước CSVN lại bố ráp, khủng bố chị Dương Thị Xuân đến nông nỗi như thế ? Theo nhận định của nhóm phóng viên chúng tôi thì phía công an trong nước họ muốn dằn mặt chị Xuân, vì sợ rằng nếu không ngăn chặn, khủng bố chị mạnh mẽ như bây giờ, thì biết đâu đấy lại xuất hiện thêm những trí thức can đảm như nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, hay các cô Hồ Thị Bích Khương, Vũ Thúy Hà, Bùi Thị kim Ngân, Vũ Thanh Phương, Lê Thị Kim Thu…trong nay mai.

Thế đấy, ĐCSVN một mặt ra sức trương cái khẩu hiệu quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam sớm thành công để có một “ xã hội công bằng, dân chủ, văn minh….”. Nhưng trên thực tế thì đảng CSVN rất lo sợ tư tưởng dân chủ, tự do, nhân quyền tràn ngập đất nước khốn khổ còn nghèo đói nhất nhì khu vực và trên thế giới này. Bởi vậy tiền thuế của nhân dân đóng góp và mọi nguồn tài lực, nhân lực dồi dào của đất nước vẫn chủ yếu dồn vào việc nuôi dưỡng cho béo tốt lực lượng công an, mật vụ, quân đội, cán bộ đảng CS để củng cố bộ máy cai trị mãi mãi cả nước và cả dân tộc mà thôi. Vì thế chỉ có mỗi một mình chị Xuân “thân liễu yếu đào tơ, sức trói gà không chặt ”, thế mà nhà nước CSVN tại Hà Nội đã phải huy động một lực lượng công an đông đúc theo dõi, bám sát cả ngày lẫn đêm thì thật là một sự phung phí tiền bạc của ngân sách quốc gia. Ai cũng hiểu rằng việc bảo vệ cho chắc cái ghế quyền lực, độc tài đảng trị hiện nay thì đây mới chính là nhiệm vụ trọng yếu, số một trong giai đoạn hiện tại cũng như từ trước đến nay của công an Việt nam !!!

Nhóm phóng viên Quang Minh và hãng tin FNA - Tường thuật nhanh từ Hà Nội ngày 6-5-2007


 

Về tội Chống Nhà nước và tội Phá rối an ninh

timeicon 9.05.2007 | Đề mục: Vận Động Dân Chủ, Tiếng Anh | | Print This Post/Page

  • Về tội Chống Nhà nước và tội Phá rối an ninh
  • Vietnam to put 3 activists on trial
  • Việt Nam trả tự do cho một tù nhân chính trị.

Về tội Chống Nhà nước và tội Phá rối an ninh
2007.05.09 Luật sư Trần Thanh Hiệp, RFA

Từ ngày 10-05 cho đến ngày 15-05 nhà cầm quyền Hà Nội sẽ đem ra xử 6 nhân vật bất đồng chính kiến với chế độ. Đó là các ông Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Bắc Truyển và Trần Quốc Hiền thuộc thành phần lãnh đạo của Đảng Dân Chủ Nhân Dân. Ngoài ra còn có Ls Nguyễn Văn Đài và Ls Lê Thị Công Nhân cũng bị truy tố về tội Chống Nhà nước chiếu điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Riêng ông Trần Quốc Hiền bị truy tố dưới tội danh Phá rối an ninh. Sau đây BTV Nguyễn Khanh của Đài Á Châu Tự Do trao đổi với Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tạ Paris, về tội trạng của các bị cáo. Xin đựơc nhắc rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

Mang nhiều mầu sắc chính trị hơn là tôn giáo

Nguyễn Khanh: Trong vụ án Nguyễn Văn Lý, tòa án nhân dân Huế-Thừa Thiên đã tuyên phạt ba trong năm bị cáo tổng cộng 19 năm tù. Trong 3 vụ mới, sắp được xét xử trong những ngày sắp tới, có nhiều mầu sắc chính trị hơn là tôn giáo, Luật sư có nghĩ rằng những bản án sẽ tuyên có thể nặng hơn nữa không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Nặng hay nhẹ theo tôi không do việc truy tố định đoạt mà phải tùy thuộc vào sự kiện các bị cáo bị đưa ra tòa có tội hay không có tội. Nếu không có tội thì làm sao có thể áp dụng hình phạt được mà nói là nặng hay nhẹ? Sứ mạng của tòa án khi xét xử chính là để tìm xem người bị xử có tội hay không có tội, chứ không phải để đương nhiên bắt người bị xử chịu hình phạt dù rất nhẹ.

Nguyễn Khanh: Theo ông, 3 nhà tranh đấu dân chủ thuộc thành phần lãnh đạo Đảng Dân Chủ Nhân Dân, luật gia Trần Quốc Hiền, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân có tội không? Ông có giữ nguyên quan điểm ông đã nêu lên trong vụ án cha Lý rằng các bị cáo sắp xử trước tòa án không có tội hay không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Trước khi tòa án xử, mà nói rằng các bị cáo không có tội thì không phải là phát biểu một ý kiến riêng chủ quan của mình, mà đó là nói lên một sự thật, vì theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật nếu chưa có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội nhất định thì phải coi là vô tội.

Trước khi tòa án xử, mà nói rằng các bị cáo không có tội thì không phải là phát biểu một ý kiến riêng chủ quan của mình, mà đó là nói lên một sự thật, vì theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật nếu chưa có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội nhất định thì phải coi là vô tội.
Luật sư Trần Thanh Hiệp

Nói cách khác, xét xử chính là để tìm ra sự thật về tội trạng. Tòa án không phải là công cụ đàn áp của chính quyền. Tôi mong rằng cảnh tượng xét xử kiểu bịt miệng của tòa án nhân dân Huế-Thừa Thiên không thể được tái diễn trong những vụ xử sắp tới. Đừng tiếp tục khinh miệt những tiêu chuẩn văn minh của nguyên tắc xét cử công bằng, đừng khiêu khích lương tâm nhân loại nữa.

Các nhà lãnh đạo của Đảng Dân Chủ Nhân Dân và các luật gia bị truy tố về những hoạt động nhân quyền, dân chủ phải được tòa án, ngay từ giây phút thụ lý hồ sơ để xét xử họ, đối xử như những người vô tội. Tôn trọng quyền công dân của họ và phải coi họ bình đẳng với các cơ quan công tố là những nghĩa vụ pháp lý nhà cầm quyền Hà Nội đã cam kết phải thực hiện từ năm 1982. Nhìn vấn đề như thế thì phải nói rằng 6 bị cáo sắp xử là vô tội.

Luật quốc tế về nhân quyền

Nguyễn Khanh: Nhưng đối với phía công tố của nhà cầm quyền Hà Nội thì các bị cáo đều có tội cả. Vậy thì biết dựa vào đâu mà xác quyết rằng có tội hay vô tội?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Phải dựa vào pháp luật và nhất là cuộc tranh luận bình đẳng trước tòa án giữa công tố và quyền bào chữa. Pháp luật không nên hiểu theo nghĩa hẹp là công cụ đàn áp dưới hình thức pháp lý của độc tài, mà phải hiểu theo nghĩa rộng, là những qui phạm của cả luật quốc tế về nhân quyền lẫn luật quốc nội.

Luật quốc tế về nhân quyền là luật quốc tế mà nhà cầm quyền Hà Nội đã tự nguyện tham gia từ năm 1982. Luật quốc nội, trong hai vụ án sắp xử là luật Hình sự để định tội và luật Tố tụng Hình sự là cách điều tra, cách xét xử cho công bằng. Từ hơn 20 năm nay, chế độ cộng sản ở Việt Nam đã phải từ bỏ con đường chuyên chính và năm 2000 đã long trọng ghi vào Hiến pháp là chọn con đường dân chủ.

Vì vậy mà cuối năm ngoái chế độ ấy đã được khuyến khích để hội nhập vào cộng đồng nhân loại dân chủ. Nhưng rõ ràng là họ vẫn chưa có bước đi dân chủ, như mọi người đã thấy rõ tại phiên xử ngày 30-03 vừa qua trong vụ án cha Lý. Còn việc tranh luận trước tòa án thì những người bị truy tố phải có cơ hội và điều kiện thực tế và thuận tiện để tổ chức việc bào chữa theo đúng tiêu chuẩn quốc tế xét xử công bằng.

Xử án không phải là bố trí để gài bẫy bị cáo, đặt bị cáo vào tình thế bị bó tay, không còn khả thế tự vệ. Bị cáo phải được tự do hành sử quyền bào chữa, không phải để gỡ tội, cũng không phải để cầu xin khoan hồng. Cơ quan công tố có nghĩa vụ phải trưng bằng cớ phạm tội, thay vì bắt bị cáo phải chứng minh mình vô tội. Đó là cách xét xử phổ biến của thời đại văn minh hiện nay.

Nguyễn Khanh: Luật sư đánh giá như thế nào hai tội danh “Chống Nhà nước” và “Phá rối an ninh” đã được dùng làm cơ sở pháp lý để truy tố và đưa ra tòa 3 nhà tranh đấu dân chủ vào ngày 10-05 sắp tới đây ?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi xin tóm tắt ý kiến của tôi vào ba điểm. Thứ nhất, hai tội phạm nói trên không phải là tự nhiên có mà là do xã hội đặt ra. Như Bộ luật hình sự của Hà Nội đã định nghĩa tội phạm là những “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự”.

Để bảo vệ trật tự cộng sản, nhà cầm quyền Hà Nội đã ban hành Bộ luật hình sự trong đó có dự liệu tội “Chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa” và tội “Phá rối an ninh”. Bộ luật Hình sự này đã ra đời năm 1985 là thời cực thịnh của chuyên chính cộng sản. 14 năm sau, năm 1999 tuy nó có được sửa đổi và bổ sung nhưng phần gọi là “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” thì vẫn giữ nguyên.

Để bảo vệ trật tự cộng sản, nhà cầm quyền Hà Nội đã ban hành Bộ luật hình sự trong đó có dự liệu tội “Chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa” và tội “Phá rối an ninh”. Bộ luật Hình sự này đã ra đời năm 1985 là thời cực thịnh của chuyên chính cộng sản. 14 năm sau, năm 1999 tuy nó có được sửa đổi và bổ sung nhưng phần gọi là “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” thì vẫn giữ nguyên.
Luật sư Trần Thanh Hiệp

Tội “Chống Nhà nước” trước đây, trong Bộ luật năm 1985 để ở điều 82 thì năm 1999 đã để nơi điều 88. Cũng vậy, Bộ luật cũ ghi tội “Phá rối an ninh” nơi điều 89, còn Bộ luật mới thì để tội này nơi điều 87. Tức là phải hiểu chống Nhà nước là chống Nhà nước cộng sản và phá rối an ninh là gây bất ổn cho trật tự cộng sản.

Tội chống nhà nước và phá rối an ninh

Nguyễn Khanh: Tức là dù có thay đổi một số điều khoản, nhưng những gì liên quan đến tội chống nhà nước và phá rối an ninh thì vẫn giữ nguyên, chỉ đổi chỗ thôi? Vậy hai điểm sau trong ý kiến của luật sư là gì?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Thứ hai, tội phạm nào cũng gồm có hành vi cấu thành tội phạm, ý định phạm tội rõ rệt và cơ sở pháp lý. Sự truy tố nào mà không dựa được vào ba thành tố trên thì phải coi là không xác đáng. Thứ ba, theo Hiến pháp đương hành là HP năm 1992 được sửa đổi và bổ sung năm 2001 thì Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước “của dân, do dân, vì dân” và là một Nhà nước “dân chủ”.

Những hành vi của ba bị cáo bị chỉ trích phạm tội, theo như lời tường thuật của báo chí trích dẫn bản cáo trạng, thì chỉ là những hành vi vận động dân chủ. Mặt khác đó cũng không phải là những hành vi chống dân chủ.

Sau hết các bị cáo không hề có ý định chống Nhà nước dân chủ. Trái lại họ chủ trương tiến tới một Nhà nước dân chủ bằng cách vận động thực hiện một sinh hoạt dân chủ. Nếu căn cứ vào tin tức hiện có thì Bác sĩ Lê Nguyên Sang, Ký giả Hùynh Nguyên Đạo và Luật sư Nguyễn Bắc Truyển không phạm tội “Chống Nhà nước được”.

Nguyễn Khanh: Vậy ông kỳ vọng gì ở phiên toà sắp tới?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi chờ đợi một phiên tòa trong đó cơ quan công tố của chế độ trưng đủ bằng cớ họ quả thật họ phạm tội chống Nhà nước dân chủ và các bị cáo, với quyền tự do bào chữa đầy đủ sẽ phản bác lời buộc tội vô căn cứ của công tố. Nếu không có được một phiên tòa như thế thì chỉ là đàn áp kiểu bịt miệng chớ không có xét xử công bằng.

Nguyễn Khanh: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp, và xin chúc ông đạt đựơc điều mong ước.

Quý thính giả vừa nghe cụôc trao đổi về tội Chống Nhà nước và tội Phá rối an ninh giữa ban Việt ngữ đài Á Châu Tự do và lụât sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch trung tâm Việt Nam về nhân quyền có trụ sở tại Paris. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

Vietnam to put 3 activists on trial
The Associated Press

HANOI, Vietnam — Vietnam will put three pro-democracy activists on trial Thursday for spreading subversive propaganda, the first of two trials scheduled this week as part of an ongoing crackdown against dissidents.

The three are accused of collaborating with Cong Thanh Do, a Vietnamese emigre from San Jose, Calif., who was expelled from Vietnam in September after authorities accused him of plotting against the Communist government.

Going on trial in the Ho Chi Minh City People’s court are Le Nguyen Sang, 48; Huynh Nguyen Dao, 39; and Nguyen Bac Truyen, 39.

They are accused of violating Article 88 of Vietnam’s criminal code, which broadly prohibits disseminating information harmful to the state. Vietnamese prosecutors say the three used the Internet to spread their ideas.

On Friday, two well-known Hanoi human rights lawyers, Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan, will go on trial on similar charges.

In recent weeks, authorities have stepped up their campaign to suppress dissent, which had eased up while Vietnam was seeking entrance into the World Trade Organization and hosting a major international summit last year.

A court sentenced dissident Catholic priest Thadeus Nguyen Van Ly to eight years in prison in March after convicting him of working with overseas democracy activists to establish an independent political organization.

Another dissident is scheduled to go on trial next week.

Tran Quoc Hien, 42, is accused of spreading propaganda against the state and disrupting public security. Authorities say he was a member of Bloc 8406, an organization that wrote a pro-democracy manifesto and circulated pro-democracy petitions in Vietnam last year.

Vietnamese media have reported that Hien is also accused of organizing anti-government demonstrations.

Việt Nam trả tự do cho một tù nhân chính trị
2007.05.09 RFA

Trong ngày hôm nay, Việt Nam sẽ trả tự do cho một tù nhân chính trị. Giới thạo tin tại Washington và Hà Nội cho biết chính phủ Việt Nam đã quyết định trả tự do cho một tù nhân chính trị từng bị giam giữ gần 3 thập kỷ qua.

Người được thả là ông Phan Văn Bàn, 70 tuổi, một cựu sĩ quan của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông Bàn bị bắt hồi 1978 và bị kết án tù chung thân hồi 1985, với tội danh âm mưu phá hoại nhà nước.

Một viên chức yêu cầu được dấu tên cho Ban Việt Ngữ biết ông Ban từng bị giam giữ ở trại Thanh Hóa 5.

Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết trong nhiều năm qua, ông Ban nằm trong danh sách những người được chính phủ Mỹ quan tâm, và hồi tháng Ba năm nay, đích thân Bà Ngoại Trưởng Condoleeza Rice đã nêu trường hợp của ông khi thảo luận Phó Thủ Tướng Kiêm Ngoại Trưởng của Việt Nam là ông Phạm Gia Khiêm.

Ðến cuối tháng rồi khi hai chính phủ gặp lại nhau trong khuôn khổ cuộc thảo luận về nhân quyền, phía Việt Nam thông báo sẽ trả tự do cho ông Bàn vì lý do nhân đạo và ngay sau đó, Hoa Kỳ đồng ý nhận ông sang Mỹ định cư.

Tin cho biết có nhiều khả năng ông Bàn sẽ rời Việt Nam vào tối hôm nay để sang Bangkok. Tại đây, ông sẽ ở lại vài ngày để làm thủ tục khám sức khỏe trước khi lên máy bay sang Mỹ.

Cũng có tin nói rằng ông Bàn có người thân ở Hoa Kỳ, nên không biết ông sẽ đến Mỹ theo diện đoàn tụ với gia đình hoặc theo diện tỵ nạn chính trị.

Ðỗ Hiếu tường trình từ Washington.


This page is powered by Blogger. Isn't yours?

Tin Việt Nam

(freevietnews.com)